“Qua những năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM, Thành phố đã đạt những kết quả nổi bật, kinh tế - xã hội của Thành phố đã có bước phát triển mạnh,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, diện mạo nông thôn các xã có nhiều khởi sắc.”
“Công tác tuyên truyền được triển khai tích cực, sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung, mục đích, ý nghĩa xây dựng nông thôn mới, tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực trong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân; tư duy, nhân thức cán bộ và nhân dân thay đổi tích cực, thấy được lợi ích và trách nhiệm trong việc xây dựng nông thôn mới.”
“Công tác quy hoạch, xây dựng đề án, lập kế hoạch, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí nông thôn mới đúng hướng dẫn; việc triển khai lồng ghép các chương trình, đề án gắn với các cơ chế, chính sách của tỉnh, thành phố đã ban hành được kiểm tra, đôn đốc thường xuyên như: xây dựng hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, hệ thống điện, trường chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất văn hoá, trạm y tế, củng cố phát triển các hợp tác xã, chương trình giảm nghèo, xây dựng chợ, giải quyết việc làm và bảo vệ môi trường... từ đó, bộ mặt xã nông thôn mới cơ bản đã có thay đổi rõ nét, diện mạo nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt, mức sống của người dân tâng lên. Thu nhập bình quân của người dân tại 10 xã năm 2011 đạt 8,51 triệu đồng/người/năm; năm 2019 đạt 37,14 triệu đồng/người/năm (tăng 4,36 lần so với năm 2011), chất lượng cuộc sống của nhân dân tại 10 xã ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt (năm 2011 là 7,14%, năm 2019 là 0,84%)”. Cơ cấu kinh tế năm 2019 chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, đúng với định hướng phát triển của thành phố: công nghiệp và xây dựng chiếm 51,16%; các ngành dịch vụ chiếm 47,19%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 1,65%.
“Công tác đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm thực hiện tích cực, đồng bộ, hiệu quả, cơ sở hạ tầng được đầu tư đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh.
Khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng được triển khai thực hiện có hiệu quả, mạng lưới giao thông, hạ tầng kinh tế, kỹ thuật ngày càng hoàn chỉnh góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.“Giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 45.086 tỷ đồng; trong đó tổng vốn huy động cho đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn thành phố đạt trên 27.600 tỷ đồng (tăng hơn 27% so với giai đoạn 2010-2015). Nhiều công trình hạ tầng được đầu tư và
hoàn thành, đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi liên kết vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố như: Quốc lộ 32C; đường Vũ Thê Lang, đường Tôn Đức Thắng, đường Phù Đổng và nút giao với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC7), đường Trường Chinh, cầu Hạc Trì, cầu Văn Lang; hoàn thành đầu tư gần 134km giao thông nội thị, nâng tỷ lệ kiên cố hóa đường giao thông nông thôn đạt 83%. Tăng cường chỉ đạo triển khai các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư để đấu giá quyền sử dụng đất, đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu đô thị mới, các dự án nhà ở dân cư tập trung và các hạ tầng giao thông, điện, cấp thoát nước, văn hóa thông tin, giáo dục đào tạo và y tế, ...; tạo đà phát triển dịch vụ, du lịch góp phần thay đổi diện mạo đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.””
Khâu đột phá về xây dựng đô thị văn minh văn hóa được triển khai có trọng tâm, trọng điểm theo chủ đề từng năm gắn với đầu tư, nâng cấp chỉnh trang đô thị; xử lý nghiêm các vi phạm trật tự đô thị, quản lý chặt chẽ công tác trật tự xây dựng, tập trung giải tỏa các khu vực công cộng bị lấn chiếm trái quy định. Hoàn thành Trung tâm điều hành đô thị thông minh và hệ thống camera giám sát tại một số nút giao thông và khu vực công cộng; xây dựng trạm dừng nghỉ đỗ xe, vệ sinh công cộng và bố trí vị trí dừng, đỗ xe trên một số tuyến đường chính trên địa bàn thành phố. Chỉ đạo nâng cao chất lượng các dịch vụ công cộng như vệ sinh môi trường, cây xanh, điện chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông, cấp thoát nước, quản lý nghĩa trang và phục vụ tang lễ; xây dựng, phát hành rộng rãi “Quy tắc ứng xử văn hóa trên địa bàn thành phố Việt Trì”, từng bước hình thành các chuẩn mực về hành vi ứng xử văn hoá, văn minh của công dân thành phố. Diện mạo đô thị thành phố ngày càng khang trang, sạch, đẹp; ý thức chấp hành quy chế quản lý đô thị và các quy định về nếp sống văn hóa tại khu dân cư ngày càng được nâng lên và đi vào nền nếp.
“Kết quả vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong những năm qua là 650.039 triệu đồng, chiếm 86,04% tổng số vốn của chương trình. Điều đó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo tích cực của Trung ương, Tỉnh, Thành phố và các xã bằng chính sách, chủ trương cụ thể, thiết thực, huy động được nội lực của nhân dân tại các địa phương.”
“Việc phát động và thực hiện tốt phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, yêu quê hương từ gia đình đến
xóm, khu và lan toả ở các xã.“Các khu dân cư đã huy động được các nguồn vốn đóng góp tự nguyện từ nhân dân (bằng tiền, ngày công lao động, hiến đất làm đường giao thông…), kết hợp với sự tham gia đóng góp, ủng hộ của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, doanh nhân và con, em của quê hương đang làm việc, công tác ở mọi miền đất nước vào XDNTM.””
Thực hiện tốt công tác dân chủ ở cơ sở “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”.“Phong trào XDNTM đã đem lại lợi ích trực tiếp cho chính nhân dân, từ đó nhân dân hăng hái tham gia hưởng ứng cùng chung sức thực hiện tốt các nội dung tiêu chí.
“Chương trình tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đã được quan tâm tập trung chỉ đạo một cách đồng bộ, các dự án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, tổ chức lại sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm đã tạo cơ hội cho người nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình, liên kết tổ chức sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống nhân dân tại các xã ổn định và phát triển. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị,
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ khoa học kỹ thuật; chú trọng xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi tập trung, quy mô phù hợp và có giá trị kinh tế cao (chuối tiêu, bưởi, măng tây, nho, dưa lưới, bồ câu, ngan Pháp, cá lồng … ); khuyến khích tăng diện tích lúa, hoa chất lượng cao và các loại rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; phát triển các làng nghề truyền thống, các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, đồng thời thực hiện đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa nhằm bảo hộ, quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chỉ đạo tổ chức tốt công tác thủy lợi, phòng trừ dịch bệnh phục vụ sản xuất nông nghiệp; tăng cường dạy nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ cho nông dân chuyển đổi việc làm, nâng cao tay nghề và áp dụng các kỹ thuật, tiến bộ khoa học trong chăn nuôi, trồng trọt, nâng giá trị sản phẩm bình quân/ha đất canh tác đạt 120 triệu đồng/năm (tăng 41,4 triệu đồng so với năm 2015).”
Khâu đột phá về phát triển dịch vụ được chỉ đạo tích cực, phát triển nhanh cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và chất lượng dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. “Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giai đoạn 2016-
2020 đạt 66.142 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 7,28%/năm. Chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban Chấp hành đảng bộ và Đề án của UBND thành phố về phát triển các ngành dịch vụ thành phố Việt Trì giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2018- 2025.”
“Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, chất lượng từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông, sản xuất và đời sống xã hội. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách, hạ tầng thông tin, viễn thông tiếp tục được mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ; tài chính, tín dụng cơ bản đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Mạng lưới phân phối hàng hóa ngày càng phát triển, một số trung tâm thương mại, siêu thị lớn (Vincom, hệ thống siêu thị Vinmart, Coopmart), cửa hàng tiện ích, chợ thành phố Việt Trì hoàn thành và đi vào hoạt động đã góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân. Các dự án hạ tầng dịch vụ du lịch trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ triển khai, đưa vào sử dụng (Quảng trường Hùng Vương, Công viên Văn Lang, Khách sạn Mường Thanh, Khách sạn Sài Gòn-Phú Thọ, ...) tạo chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hóa, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, du lịch.” Chú trọng công tác quản lý, phát triển thị trường theo hướng ổn định và bền vững gắn với nhu cầu người tiêu dùng, thường xuyên tuyên truyền cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển du lịch, thành phố đã tập trung đầu tư tôn tạo, phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn; chỉ đạo nghiên cứu và phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch, tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao, các lễ hội truyền thống gắn với hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”; phát hành Bản đồ di sản, Bản đồ du lịch thành phố và Trang thông tin du lịch Việt Trì; quy hoạch và xây dựng tuyến phố chuyên doanh, ẩm thực; quan tâm đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch. Lượng khách tham quan, lưu trú và khách quốc tế hàng năm đều tăng.
Thu, chi ngân sách đạt kết quả tốt và vượt mức chỉ tiêu đề ra,“tập trung giải quyết các vướng mắc nhằm tăng thu từ đấu giá đất, cấp quyền sử dụng đất; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh phát triển; thường xuyên chỉ đạo rà soát các nguồn thu và tăng cường kiểm tra, giám sát khắc phục tình trạng nợ và tồn đọng thuế… Giai đoạn 2015-2020, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn do thành phố thực hiện tăng bình quân 37,9%/năm so với dự toán tỉnh giao (tăng 7,5% so với giai đoạn trước). Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, điều hành theo hướng đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên và ưu tiên nhu cầu đầu tư phát triển, đồng thời thực hiện phân cấp chi cho các đơn vị dự toán nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.”
Công tác an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, các chế độ thụ hưởng được giải quyết nhanh chóng. Vệ sinh môi trường nông thôn có nhiều chuyển biến. Chuyển biến tích cực, từng bước hình thành phong trào dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm trong nhân dân, thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định, môi trường nông thôn ngày càng sạch đẹp.
Các chương trình y tế, dân số, KHHGD, phòng chống tệ nạn xã hội, chăm sóc sức khỏe, trường học và cộng đồng tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Các trạm y tế xã về cơ bản đảm bảo sức khỏe của cộng đồng. Việc chăm sóc sức khỏe cơ bản, khám chữa bệnh và điều trị của người dân ngày càng được đáp ứng. Xây dựng thêm trường đạt chuẩn quốc gia; Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em được nâng cao.
“Hệ thống chính trị từ thành phố đến các xã, khu dân cư trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức của các xã có thể hoàn thành tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đảm bảo dự nguồn và kế thừa. Tình hình ANTT xã hội trên địa bàn các xã được giữ vững; diện mạo nông thôn mới được hình thành ngày một rõ nét. Những kết quả đó đã khẳng định thành phố Việt Trì đã thành công trong Chương trình XDNTM, từng bước xoá dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.”