Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ tới năng suất sinh vật học của một số dòng thanh hao triển vọng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân nhằm nâng cao hàm lượng artemisinin ở cây thanh hao hoa vàng bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến (Trang 65 - 67)

V. Thế hệ M5 (2010)

5.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ tới năng suất sinh vật học của một số dòng thanh hao triển vọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60

Thời vụ gieo có liên quan chặt chẽ tới việc tích lũy hàm lượng Artemisinin trong lá cây. Từ đầu tháng 8 cây Thanh hao bắt đầu sinh trưởng chậm lại, tốc độ ra lá, bề mặt phiến lá cũng hẹp dần. Hàm lượng Artemisinin cao nhất cho đến trước

khi xuất hiện nụ. Sau khi ra nụ, nở hoa và kết quả thì hàm lượng Artemisinin trong cây thanh hao sẽgiảm dần. Đối với cây thanh hao gieo trồng sớm hay muộn thì vào tháng 8 cây thanh hao cũng bắt đầu ra hoa. Nếu gieo trồng sớm sẽ mất nhiều thời gian chăm sóc không hiệu quả đối với cây vì gieo sớm thời tiết vụ đông nhiệt độ thấp cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tới sức sinh trưởng của cây, còn nếu gieo trồng muộn cây không đủ thời gian sinh trưởng sinh dưỡng và tích lũy Artemisinin trong lá cây dẫn đến năng suất lá khô cũng như hàm lượng Artemisinin trong cây

thấp. Nhìn quan sát bên ngoài thấy lá quăn nhỏ lại thì chặt cây mang lá đem về phơi nắng, rũ lấy lá khô sau đó phơi lại một nắng cho thật khô, đóng vào bao tải để trên kệ rồi chuyển về kho nơi thu mua. (Dùng tay nắm vào lá, khi bỏ ra, lá không dính lại với nhau mà rời là đạt về độ khô). Vì vậy xác định thời vụ thích hợp cho cây thanh hao hoa vàng là yêu cầu bắt buộc trong một quy trình trồng trọt đối với giống mới như các dòng thanh hao triển vọng của đề tài.

Bảng 23: Ảnh hƣởng thời vụ tới năng suất lá và hàm lƣợng Artemisinin

Dòng Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 Ghi chú

1

NS (tạ/ha) 54,70 58,56 52,68 Tuổi cây con 40 ngày tuổi, mật độ 40 cm x 50 cm. Mức phân bón 13 tấn h/c + 80 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg HL (%) 0.87 1.25 0.67 3 NS (tạ/ha) 55,43 60,15 5346 HL (%) 0.85 1.04 0.76 9 NS (tạ/ha) 57,10 63,87 55,21 HL (%) 0,99 1,25 0,85

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61

28

NS (tạ/ha) 58,12 68,65 53,67 K2O/ha

HL (%) 1,11 1,34 1,09

Thời gian gieo giữa các công thức có sự khác biệt là 20 ngày, kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy thời vụ ảnh hưởng tới năng suất cũng như hàm lượng

Artemisinin. Ở tất cả các công thức chúng ta thấy năng suất dòng số 1 cho năng

suất thấp nhất so với các dòng còn lại và dòng 28 cho năng suất cao nhất. Ở CT2 cho chúng ta năng suất cao nhất với tất cả các dòng thanh hao cụ thể dòng số 1 năng suất lý thuyết đạt 58,56 tạ/ha, dòng số 3 đạt 60,15 tạ/ha, dòng số 9 đạt 63,87 tạ/ha, dòng 28 đạt 68,65 tạ/ha. Hàm lượng Artemisinin tương ứng ở CT2 với tất cả các dòng thanh hao là cao nhất dòng số 1 là 1,25%, dòng số 3 là 1,04 %, dòng số 9 là 1,25% và dòng số 28 là 1,34% từ thí nghiệm trên cho thấy thời vụ gieo hạt thích

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân nhằm nâng cao hàm lượng artemisinin ở cây thanh hao hoa vàng bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)