3.4.1. Tìm kiếm, gây tạo và xây dựng chiến lược sử dụng các đột biến
- Tăng cường phát hiện, chọn lọc và sử dụng những đột biến tự nhiên.
- Tạo những vật liệu khởi đầu đa dạng bằng gây tạo đột biến thực nghiệm, mà những phương pháp khác khó thực hiện.
- Những thể đột biến thu được có thể được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình cải tiến giống.
- Thành lập bộ giống dự trữ nguồn giống đột biến để thuận tiện cho các nghiên cứu tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 3.4.2. Kết hợp gây tạo đột biến với nuôi cấy in-vitro
Thuật ngữ “biến dị dòng soma” lần đầu tiên được Larkin và Scowcroft (1981) mô tả. Biến dị này liên quan đến những thay đổi về mặt di truyền xảy ra ở cây được tái tạo thông qua nuôi cấy mô tế bào thực vật (Ono-1978; Sun Zong Xiu- 1983) [20]. Tuy nhiên, tần số và phổ biến dị tự phát là rất thấp, chưa kể đến một số biến dị có lợi lại liên kết với những đặc tính gây hại cho cây (Ahloovalia-1986; Metakovsky-1987) [21]. Trong những năm gần đây, việc phát triển phương pháp mới-đó là xử lí đột biến kết hợp nuôi cấy in-vitro đã mở ra triển vọng to lớn trong cải tạo giống cây trồng. Nhờ đó, tần số và phổ biến dị dòng soma được tăng lên đáng kể (Q. H. Cai-1987; Z.Q. Liang-1992) [22]. Một trong những ưu điểm nữa của gây tạo đột biến kết hợp nuôi cấy in-vitro là khả năng tạo đột biến ở giai đoạn sớm của quá trình hình thành và phát triển cá thể (phôi non hoặc callus). Nhờ vậy, tần số đột biến cao và khả năng thu nhận những thể đột biến đồng nhất về kiểu gen trở nên dễ dàng hơn. Nuôi cấy in vitro không những là công cụ hữu hiệu để lưu giữ, duy trì và nhân những thể đột biến lạ, quý hiếm mà còn là phương pháp phân lập và làm thuần những dòng đột biến nào đó. Trong nhiều trường hợp, nuôi cấy in-vitro
là cách hiệu quả nhất để duy trì và bảo quản những biến dị di truyền, đặc biệt là những đột biến thể khảm, nhờ đó khắc phục được sự đào thải của những tế bào quý hiếm do tính cạnh tranh trong mô.
3.4.2. Kết hợp nghiên cứu đột biến với nghiên cứu sinh học phân tử
Trong những năm gần đây, sinh học phân tử đã phát triển mạnh mẽ. Việc kết hợp sinh học phân tử và chọn giống đột biến đã chứng tỏ đó là phương pháp có hiệu quả. Kĩ thuật phân tử được sử dụng để lập bản đồ và sàng lọc những marker phân tử liên kết với những gen đột biến để xác định bản chất đột biến xảy ra trong khi chúng rất khó biểu hiện ra kiểu hình. Qua đó cũng nhằm xây dựng chiến lược trong việc sử dụng những gen đột biến trong cải tiến giống. Việc kết hợp giữa kĩ thuật sinh học phân tử với nghiên cứu gây tạo đột biến có thể cung cấp những phương pháp nghiên cứu chính xác, hiệu quả, nhanh và kinh tế hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21