III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I THẾ HỆ M1 (2006):
1.1.3. Khả năng sinh trƣởng của giống Thanh hao hoa vàng thế hệ M
Để đánh giá tần số xuất hiện đột biến biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ M1 thì việc theo dõi đặc điểm chính của cây có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình cải tiến giống.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29
Cây con được trồng ở ruộng thí nghiệm với 3 lần lặp lại. Ở giai đoạn gieo cây con có sự khác biệt lớn giữa các liều về chiều cao, tốc độ sinh trưởng… Khi trồng ở ruộng thí nghiệm thì sự khác biệt giữa các công thức không nhiều ngoại trừ số cây ở công thức liều chiếu cao ít hơn so với công thức liều chiếu thấp (hình 4) và công thức có liều chiếu cao thì tần số xuất hiện thể khảm cũng nhiều hơn.
Để đánh giá được mức độ xuất hiện đột biến biểu hiện ra kiểu hình, việc theo dõi số cây có lá màu khảm là rất cần thiết. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4: Tỷ lệ cây thanh hao hoa vàng xuất hiện khảm lá
Số TT Công thức Cây khảm Số cây (cây) Tỷ lệ (%) 1 Đối chứng 0 0 2 1 Krad 0 0 3 4 Krad 1 0,2 4 7 Krad 3 0,7 5 10 Krad 5 1,0 6 15 Krad 6 1,3 Trung bình 2,3 0,53 CV (%) 2,5 0,25 LSD (05) 1,5 0,20
Qua số liệu bảng 4: Sau khi chiếu xạ, ở thể hệ M1 đã bắt đầu xuất hiện đột biến khảm biểu hiện ra kiểu hình nhưng với tỷ lệ rất nhỏ và tăng dần theo liều lượng chiếu xạ. Ở công thức 7 krad trở lên số cây và tỷ lệ cây xuất hiện khảm có sự sai khác so với đối chứng ở mức xác suất 95%.
Khả năng sinh trưởng của cây thanh hao hoa vàng thế hệ M1 biểu hiện ở động thái tăng trưởng thân, cành. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây thanh hao hoa vàng sau chiếu xạ hạt ở thể hệ M1 phát triển bình thường. Số cành cấp I, cấp II và
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30
cấp III không sai khác nhau nhiều ở các công thức thí nghiệm. Hoa của cây thanh hao thế hệ M1 cũng không thấy có sự sai khác so với giống ban đầu.
Hình 5: Các dạng thể khảm của thanh hao sau chiếu xạ ở các liều 7 và 10kr
Ở thế hệ M1, ảnh hưởng của chiếu xạ tới cây trồng chỉ là giảm sinh trưỏng, phát triển của cây, gây chết và xuất hiện thể khảm. Ảnh hưởng của các liều chiếu xạ khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của cây thanh hao rõ nhất là biểu hiện ở tốc độ sinh trưởng ngay giai đoạn cây con hình 1 góc trên bên trái ở các liều thấp 1kr gần như không ảnh hưởng tới sinh trưởng của hạt và cây con. Các liều cao dần đến 15kr nhìn tốc độ tăng trưởng của cây con giảm rõ rệt và số lượng cây sống sót cũng giảm. Số lượng cây con ở liều 15kr chỉ khoảng 30% so với đối chứng. Ở thế hệ M1, các liều 10 và 15 kr xuất hiện một số dạng khảm điển hình. Sự xuất hiện thể khảm là biểu hiện của chiếu xạ. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện thể khảm là do tia bức xạ phá huỷ một phần mô phân sinh làm mất diệp lục của lá dẫn đến cây có một phần bị vàng hoặc vàng cả cây, hoặc bị bạch tạng. Có cây bị vàng chỉ ở giai đoạn cây con đến khi trưởng thành lại phục hồi khả năng quang hợp, có cây bị bạch tạng sau một thời gian thì chết. Có các dạng khảm điển hình như sau:
- Bạch tạng toàn bộ cây: dạng này do lá không có diệp lục nên cây không có khả năng quang hợp dẫn đến cây bị chết ngay ở giai đoạn cây con.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31
- Bạch tạng một góc từ một phần tư đến một nửa cây (Hình 5): Đây là một loại đột biến mô sinh dưỡng từ theo mức độ bị phá huỷ mô sinh dưỡng mà cây biểu hiện khảm nhiều hay ít. Nếu bị khảm ít, nghĩa là phần còn lại của cây vẫn đầy đủ diệp lục và vẫn cho sinh trưởng phát triển bình thường, và vẫn cho ra hoa kết hạt bình thưòng. Nếu bị khảm nhiều thì cây sẽ giảm sinh trưởng, phát triển.
- Bạch tạng ở thể santha có màu vàng nhạt gọi là dạng thiếu sắc tố, dạng này vẫn sinh trưởng bình thường nhưng khả năng kết hạt rất thấp gần như không có khả năng kết hạt.
Tuy nhiên, tất cả các dạng thể khảm không di truyền sang thế hệ sau vì đây là dạng bị đột biến ở mô sinh dưỡng chứ không phải ở cơ quan sinh sản. Những thay đổi về di truyền sau chiếu xạ chỉ xảy ra từ thế hệ M2 trở đi.
Hình 6: Cây thanh hao ở giai đoạn sinh trƣởng dinh dƣỡng và sinh ực
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32
1.2. Chiếu xạ callus