Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của CụcDTNN khu vựcVĩnh Phú

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú (Trang 41 - 51)

Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú là tổ chức trực thuộc Tổng cục DTNN có chức năng trực tiếp quản lý hàng DTNN và thực hiện QLNN các hoạt động DTNN trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú

* Ban lãnh đạo Cục: Gồm 02 người

Trong đó: - Cục trưởng - Phó Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Tài chính kế toán Phòng Thanh tra - Kiểm tra Bộ phận Tài vụ - Quản trị Phòng Kỹ thuật bảo quản Phòng Kế hoạch và quản lý hàng dự trữ Các Chi cục Dự trữ Nhà nước thuộc Cục Bộ phận Kỹ thuật bảo quản Bộ phận kho bảo quản Tổng cục Dự trữ Nhà nước

Cục trưởng Cục DTNN khu vực chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục DTNN khu vực.

Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

* Các phòng ban chức năng

Theo Quyết định số 336/QĐ-TCDT, ngày 24/6/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục khu vực cụ thể như sau:

- Phòng Kế hoạch và quản lý hàng dự trữ

Phòng Kế hoạch và Quản lý hàng dự trữ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực tổ chức thực hiện công tác “quy hoạch, kế hoạch, mua, bán, nhập, xuất và xây dựng giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia do đơn vị trực tiếp quản lý. Nhiệm vụ cụ thể:

+ “Xây dựng và tổ chức thực hiện theo hướng dẫn, phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn 5 năm và hàng năm về dự trữ quốc gia trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; Kế hoạch mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia; Kế hoạch hiện đại hoá cơ sở vật chất - kỹ thuật; các đề án, chương trình công tá tháng, quý, năm”.

+ “Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đấu thầu, đấu giá; thực hiện hợp đồng kinh tế mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch được duyệt và theo quy định của pháp luật”.

+ “Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai tổ chức xuất hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc đáp ứng các yêu cầu đột xuất, cấp bách khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền”.

+ “Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia do đơn vị trực tiếp quản lý”.

+ “Triển khai chương trình cải cách hành chính trong công tác quản lý hàng DTQG do đơn vị trực tiếp quản lý theo phê duyệt của cấp có thậm quyền”.

+ “Tổ chức công tác thống kê; thực hiện chế độ báo cáo nhập, xuất, tồn kho, tiến độ mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định và trong các trường hợp đột xuất”.

+ “Theo dõi, quản lý tích lượng kho dự trữ quốc gia phục vụ công tác nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia do đơn vị trực tiếp quản lý”.

+ “Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt kho tàng, hàng hóa dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý; khắc phục hậu quả, bảo đảm an toàn tuyệt đối đối với hàng dự trữ quốc gia theo quy định”.

+ “Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực phân công””.

- Phòng Kỹ thuật bảo quản

Phòng Kỹ thuật bảo quản thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực tổ chức thực hiện công tác “bảo quản, quản lý chất lượng hàng dự trưc quốc gia; thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật và triển khai ứng dụng tiên tiến khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Nhiệm vụ cụ thể:

+ “Xây dựng và tổ chức thực hiện theo hướng dẫn, phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Kế hoạch hàng năm về bảo quản hàng dự trữ quốc gia; kế hoạch bảo đảm kinh phí, trang bị kỹ thuật, thiết bị đo đếm, các điều kiện cơ sở vật chất khác phục vụ cho công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia; các đề án, chương trình công tác thang, quý, năm”.

+ “Thực hiện quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở (đối với hàng dự trữ chưa xây dựng được quy chuẩn kỹ thuật quốc gia)”.

+ “Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập, xuất, bảo quản; tổ chức xử lý biến động chất lượng hàng dự trữ quốc gia”.

+ “Thực hiện các định mức kinh tế - Kỹ thuật trong quá trình nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia”.

+ “Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ bảo quản trong bảo quản hàng dự trữ theo quyết định của cấp có thẩm quyền”.

+ “Hướng dẫn, kiểm tra, quản lý chất lượng các thiết bị, máy móc chuyên dùng, công cụ, dụng cụ phục vụ nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia”.

+ “Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về quản lý chất lượng hàng DTQG do đơn vị trực tiếp quản lý”.

+ “Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực phân công””.

- Phòng Tài chính kế toán

Phòng Tài chính kế toán thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực tổ chức thực hiện công tác “quản lý tài chính kế toán, tài sản, đầu tư xây dựng. Nhiệm vụ cụ thể:

+ “Xây dựng và tổ chức thực hiện theo hướng dẫn, phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Kế hoạch tài chính - ngân sách trung hạn, dự toán ngân sách hàng năm; phương án phân bổ, giao dự toán ngân sách và các nguồn lực tài chính cho các đơn vị thuộc Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực; kế hoạch mua sắm tài sản, các trang thiết bị để đảm bảo điều kiện làm việc của cơ quan, đơn vị; quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý của đơn vị; kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên kho tàng, trụ sở làm việc của đơn vị; các đề án, chương trình công tác tháng, quý, năm”.

+ “Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách; bảo đảm nguồn lực tài chính cho hoạt động của đơn vị; quản lý chặt chẽ vốn, phí mua, bán, nhập, xuất, bảo quản, cứu trợ, cứu nạn, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật; quản lý, giám đốc việc sử dụng các nguồn lực tài chính đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật”.

+ “Hướng dẫn nghiệp vụ tài chính kế toán; kiểm tra, xét quyệt quyết toán và ban hành thông báo phê duyệt quyết toán năm cho các đơn vị thuộc Cục theo quy định của pháp luật”.

+ “Tổ chức công tác quản lý tài sản; thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ, đột xuất theo quy định; thực hiện thanh xử lý tài sản, hàng hóa dự trữ quốc gia do đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật”.

+ “Chủ trì hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý của đơn vị đảm bảo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và hiệu quả; theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và hiện trạng kho dự trữ quốc gia; tổng hợp, đề xuất nhu cầu mua sắm trang thiết bị trong kho dự trữ quốc gia”.

+ “Theo dõi và xử lý công nợ dự trữ quốc gia và các loại công nợ khác thuộc thẩm quyền trách nhiệm của đơn vị”.

+ “Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư đối với các dự án xây dựng của đơn vị theo phân công, phân cấp quản lý của Tổng cục Dự trữ Nhà nước”.

+ “Quản lý hồ sơ sử dụng đất; tổ chức thực hiện công tác cải tạo, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên kho tàng, trụ sở làm việc của đơn vị”.

+ “Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng phân công””.

- Phòng Tổ chức - Hành chính

Phòng Tổ chức - Hành chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực tổ chức thực hiện công tác “tổ chức cán bộ; thi đua khen thưởng; hành chính, văn phòng, quản trị công sở; ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiệm vụ cụ thể:

+ “Xây dựng và tổ chức thực hiện theo hướng dẫn, phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Các đề án về sắp xếp tổ chức bộ máy; tinh giảm biên chế; phát triển nguồn nhân lực; kế hoạch biên chế, tuyển dụng, nâng ngạch công chức; kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hằng năm; nội quy, quy chế làm việc trong nội bộ cơ quan, đơn vị; các kế hoạch, chương trình công tác tháng, quý, năm”.

+ “Tổ chức triển khai công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, luân chuyển, luân phiên, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, đánh giá, phân loại theo quy định của pháp luật và theo phân cấp”.

+ “Quản lý ngạch, bậc, tiền lương và thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua - khen thưởng, kỷ luật và quản lý hồ sơ đối với công chức, người lao động theo quy định”.

+ “Tổng hợp, xây dựng kế hoạch, chương trình công tác tháng, quý, năm của đơn vị; theo dõi, đôn đốc các phòng triển khai kế hoạch, chương trình công tác và chấp hành nội quy, quy chế làm việc; xây dựng báo cáo và tổ chức công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị”.

+ “Kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản do các đơn vị soạn thảo trước khi trình lãnh đạo; chỉ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các cuộc họp, hội nghị của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực”.

+ “Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; tổ chức triển khai hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính”.

+ “Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực”.

+ “Tổ chức quản lý, vận hành hệ thống mạng, trang thiết bị công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng truyên thông thuộc phạm vi quản lý của đơn vị; tiếp nhận, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của Cục theo hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục Dự trữ Nhà nước”.

+ “Thực hiện công tác quản trị và bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, phương tiện đi lại phục vụ cho hoạt động của Văn phòng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực; tổ chức bảo vệ cơ quan, tài sản, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo vệ sinh cơ quan”. + “Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực phân công””.

- Phòng Thanh tra - Kiểm tra

Phòng Thanh tra – Kiểm tra thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực tổ chức thực hiện công tác “thanh tra chuyên ngành, kiểm tra việc chấp hành pháp luật dự trữ quốc gia; kiểm tra nội bộ; thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện công tác pháp chế. Nhiệm vụ cụ thể:

+ “Xây dựng và tổ chức thực hiện theo hướng dẫn, phê duyệt của cấp có thẩm quyền: kế hoạch thanh tra, kiểm tra; kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật về DTQG, thực hiện nhiệm vụ được giao; kế hoạch tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia và các pháp luật khác có liên quan; các đề án, chương trình công tác tháng, quý, năm”.

+ “Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tra nội bộ, giám sát các hoạt động dự trữ quốc gia trên địa bàn theo phân công, phân cấp của Tổng cục Dự trữ Nhà nước”.

+ “Thực hiện thanh tra, kiểm tra; kiểm tra nội bộ đột xuất các đơn vị thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực theo yêu cầu của Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực”.

+ “Tổ chức việc tiếp dân; tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và theo quy định của pháp luật”.

+ “Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dự trữ quốc gia. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật. Kiến nghị sửa đổi bổ sung các chế độ, chính sách không phù hợp được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm tra”.

+ “Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hoạt động dự trữ quốc gia; kiểm tra nội bộ và phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tổng hợp báo cáo việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về dự trữ quốc gia của các cơ quan có thẩm quyền theo phân công của cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực”.

+ “Là đầu mối tổ chức chiển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và các Chi cục Dự trữ Nhà nước”.

+ “Tham mưu, giải quyết các tranh trấp, tố tụng thuộc trách nhiệm của Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực”.

+” Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về dự trữ quốc gia và các cơ chế chính sách nội ngành thuộc phạm vi quản lý của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực”.

+ “Tổng hợp báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định”.

+ “Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục DTNN khu vực phân công””.

* Các Chi cục Dự trữ Nhà nước thuộc Cục:

Chi cục DTNN là một tổ chức thuộc Cục DTNN khu vực; thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý trực tiếp hàng hóa DTQG trên địa bàn được phân cấp quản lý, theo quy định của pháp luật; và quản lý tài sản, quản lý CBCC tại Chi cục DTNN được Cục trưởng Cục DTNN khu vực giao.

2.2.“Thực trạng quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo dự trữ quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú”

Trong chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020 được xác định gồm 13 nhóm hàng hóa, mặt hàng gạo được xếp vào nhóm hàng đảm bảo an ninh kinh tế, an sinh xã hội; trong đời sống xã hội hiện nay, gạo là mặt hàng được tiêu dùng chủ yếu và cũng là mặt hàng thiết yếu của toàn dân, gạo vừa là sản phẩm của nông nghiệp vừa là nguyên liệu đầu vào của một số ngành như bánh, keo, bia, rượu. Đối với DTQG gạo có tính linh hoạt cao khi xuất cho tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi.

Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú là đơn vị quản lý trên địa bàn chuyển tiếp giữa đồng bằng với các tỉnh trung du miền núi phía bắc, mặt khác, đơn vị là địa bàn vệ tinh của thủ đô Hà Nội nên hàng năm được giao nhập, bảo quản hàng chục nghìn tấn tấn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w