- Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Đề tài “Quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú” đã tập trung nghiên cứu và đạt được những kết quả chính như sau:
(1) Hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG tại Cục DTNN khu vực như khái niệm về dự trữ, dự trữ quốc gia, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo DTQG; nội dung quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo DTQG tại Cục DTNN khu vực, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo DTQG tại Cục DTNN khu vực. Đồng thời, đề tài còn chỉ ra được kinh nghiệm thực tiễn về QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG tại một số Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và rút ra bài học trong QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG cho Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú.
(2) Đã phân tích được thực trạng QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú như công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách QLNN đối với mặt hàng DTQG; thực trạng về thực hiện kế hoạch nhập - xuất gạo DTQG; công tác đầu tư xây dựng kho bảo quản hàng dự trữ; công tác quản lý, bảo quản gạo DTQG; tình hình thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ bảo quản; những kết quả đạt được thể hiện trong việc xuất cấp gạo DTQG cho các mục đích, nhiệm vụ; hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động dự trữ gạo tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú.
(3) Đánh giá được những thành tựu trong QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú. Đồng thời cũng chỉ ra được những hạn chế trong trong quản lý mặt hàng gạo DTQG và nguyên nhân của những hạn chế đó, cụ thể: Hành lang pháp lý QLNN chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, thông tư hướng dẫn còn chưa kịp thời, nội dung còn chung chung; hệ thống văn bản quản lý chất lượng chưa đồng bộ. Mặt khác, hoạt động mua, bán, nhập, xuất, bảo quản gạo dự trữ còn bất cập, Cơ sở vật chất về kho tàng, thiết bị máy móc phục vụ quản lý DTQG chậm được đầu tư, chưa đồng bộ. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, có khi chồng chéo hiệu quả chưa cao.
(4) Đề xuất được 06 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đối với gạo DTQG tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú trong thời gian tới, cụ thể: Xây dựng kế hoạch nhập tăng lực lượng, tăng tổng mức gạo DTQG; hoàn thiện bộ máy, nâng cao hiệu quả thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG; tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý đối với quá trình mua, bảo quản gạo DTQG; nâng cao hiệu quả công tác xuất cấp gạo cứu trợ, hỗ trợ; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý gạo DTQG; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá QLNN về mặt hàng gạo DTQG.
Hoạt động nâng cao quản lý đối với mặt hàng gạo DTQG là một vấn đề khoa học hết sức phức tạp, thuộc lĩnh vực bí mật Nhà Nước. Việc tìm hiểu, khai thác những thông tin có liên quan đến luận văn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy việc phân tích thực trạng hoạt động quản lý dự trữ mặt hàng gạo còn vấp phải một số khó khăn trong việc viện dẫn số liệu chứng minh.
2. Kiến nghị
* Kiến nghị với Nhà nước:
Theo định hướng trong chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020 tổng mức DTQG đạt khoảng 1,5% GDP và tăng dần cho thời kỳ kế tiếp nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2026. Nhà nước cần tăng cường nguồn lực để tăng tổng mức dự trữ quốc gia.
* Kiến nghị với Bộ Tài chính và Tổng cục Dự trữ Nhà nước
- Xây dựng, hoàn thiện, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về DTQG nói chung và mặt hàng lương thực nói riêng phù hợp với yêu cầu và điều kiện của tình hình mới, để làm cơ sở cho việc tăng cường quản lý, điều hành mọi hoạt động của DTQG;
- Bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Cục DTNN khu vực theo hướng tăng cường phân cấp, quản lý, thực hiện các hoạt động DTQG dưới sự chỉ đạo của Tổng cục DTNN;
- Hàng năm, căn cứ kế hoạch nhập, xuất, mua bán để giao vốn, phí để các Cục chủ động có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả, phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể;
- Căn cứ quy hoạch chung được phê duyệt để tăng cường đầu tư NSNN cho việc hiện đại hoá cơ sở vật chất, hệ thống kho tàng, công nghệ bảo quản, cần ưu tiên
vốn cho việc xây dựng các kho hiện đại, đầu tư để áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và bảo quản hàng DTQG, phù hợp với tiến trình đổi mới.
- Xây dựng các cơ chế, chế độ kiểm tra, thanh tra định kì, thường xuyên và đột xuất đối với việc mua bán, nhập, xuất, bảo quản…để nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBCC cũng như hiệu quả hoạt động dự trữ;
- Có nguồn kinh phí để bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách, nghiên cứu dự báo, nhân viên, các thủ kho bảo quản./.