Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch đối với mặt hàng gạo DTQG

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú (Trang 59 - 65)

2.2.4.1. Thực trạng hoạt động mua gạo DTQG

Việc mua gạo DTQG theo kế hoạch, thực hiện theo phương thức đấu thầu rộng rãi. Căn cứ quy định hiện hành, hàng năm, Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú tổ chức mua gạo nhập kho DTQG theo chỉ tiêu kế hoạch được Tổng cục DTNN giao; nguyên tác nhập hàng: Đúng kế hoạch, đúng thẩm quyền; đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm, đảm bảo kịp thời, an toàn, đúng thủ tục.

Đối với mua gạo nhập kho DTQG được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, với phương thức lựa chọn nhà thầu: một giai đoạn hai túi hồ sơ. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch mua gạo DTQG hàng năm được Tổng cục DTNN giao, căn cứ lực lượng lao động, kho tàng các trang thiết bị và tổng hợp tình hình nhu cầu gạo trên địa bàn, Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình Tổng cục DTNN phê duyệt. Theo đó, kế hoạch này được cụ thể, chi tiết đến từng gói thầu, địa điểm nhập kho, thời gian, phương thức nhập kho, yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn, chủng loại chất lượng gạo theo đúng quy chuẩn gạo DTQG do BTC quy định, bên cạnh đó phải khảo sát giá lương thực trên địa bàn đảm bảo phù hợp với chủng loại gạo cần mua đáp ứng yêu cầu chất lượng gạo DTQG.

Sau khi được Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp gạo nhập kho DTQG, Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú (do tổ chuyên gia) tổ chức xây dựng, hoàn thiện, phát hành hồ sơ mời thầu, phát hành công khai theo thời gian được quy định của Luật đấu thầu. Đến thời điểm đóng thầu được duyệt, tổ chuyên gia tiếp nhận, quản lý hồ sơ dự thầu của các nhà thầu nộp đúng thời gian kèm với nộp tiền bảo lãnh dự thầu để được tham gia dự thầu. Khi hội nghị mở thầu được tổ chức theo thời gian được phê duyệt, tổ chuyên gia tổ chức hội nghị mở thầu công khai gồm đại diện các nhà thầu tham gia cung cấp gạo dưới sự chứng kiến của thành viên tổ

chuyên gia, tại hội nghị này hồ sơ dự thầu của các nhà thầu được mở niêm phong công khai và thông báo một số nội dung chủ yếu trong hồ sơ của từng nhà thầu tham gia với từng gói thầu, số lượng cụ thể. Toàn bộ nội dung, diễn biến hội nghị mở thầu được ghi trong biên bản mở thầu, có đầy đủ chũ ký của tổ chuyên gia và đại diện nhà thầu, sau đó được tổng hợp báo cáo Tổng cục DTNN. Hồ sơ dự thầu này được tổ chuyên gia xem xét, đánh giá, đối chiếu chi tiết, cụ thể với hồ sơ mời thầu để làm cơ sở cho tổ chuyên gia xếp hạng các nhà thầu theo thứ tự để bước vào giai đoạn tiếp theo là mở hồ sơ đề xuất tài chính: năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, nghĩa vụ thuế với nhà nước, đặc biệt là mức giá gói thầu mà nhà thầu đề xuất.

Trên cơ sở kết quả xem xét, đánh giá, xếp hạng các nhà thầu của tổ chuyên gia, đặc biệt việc so sánh mức giá gói thầu được Tổng cục DTNN phê duyệt với giá dự thầu của các nhà thầu để lựa chọn nhà thầu trúng thầu. Toàn bộ các công việc và quy trình nêu trên của tổ chuyên gia, sau khi hoàn thành mỗi công đoạn được chuyển tổ thẩm định của Cục kiểm tra, thẩm định theo quy định của Luật đấu thầu. Với các nhà thầu được xem xét trúng thầu, từng gói thầu được tổng hợp thông báo với các nhà thầu đến thực hiện bước thương thảo hợp đồng, nộp tiền bảo dự thầu theo quy định, kết thục bước này, phòng nghiệp vụ tổng hợp danh sách các nhà thầu trúng thầu với từng gói thầu trình Cục trưởng Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú xem xét quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp gạo nhập kho DTQG và được thông báo đến từng nhà thầu.

Căn cứ quyết định phê duyệt nêu trên, các nhà thầu trúng thầu thực hiện nộp tiền bảo lãnh dự thầu và thực hiện nghĩa vụ ký kết hợp đồng cung cấp gạo cho DTQG. Nội dung hợp đồng nêu rõ các căn cứ pháp lý, nêu các điều khoản cụ thể, trách nhiệm của mỗi bên; thứ tự gói thầu trúng thầu, địa điểm nhập kho, chất lượng gạo, quy cách đóng gói, phương thức, thời gian, tiến độ nhập kho, thời gian hoàn thành, điều khoản thanh toán. Bên cạnh đó ghi rõ nội dung khi có tranh chấp, biện pháp xử lý giải quyết hậu quả khi không hoàn thành hợp đồng, vi phạm chất lượng gạo, thời gian nhập kéo dài, nghĩa vụ các bên liên quan và địa điểm xử lý theo pháp luật khi các bên không tự giải quyết được.

Đối với các Chi cục DTNN thuộc Cục, căn cứ chỉ tiêu nhập gạo được giao, căn cứ kho tàng, lao động, các trang thiết bị, dụng cụ của mình để chủ động bố trí ngăn kho, thực hiện kê lót, sát trùng kho, phương tiện, bốc xếp sẵn sàng nhập kho. Yêu cầu

nghiêm ngặt với các Chi cục DTNN cần kiểm tra kỹ số lượng bao gạo, chất lượng gạo trước khi nhập vào kho DTQG, các chỉ tiêu như tỷ lệ tấm, thủy phần, tạp chất, chủng loại gạo, bao bì đựng gạo, dư lượng các loại hóa chất... theo quy chuẩn hiện hành đối với gạo DTQG.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, căn cứ chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ được Tổng cục DTNN giao cho Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú đã khẩn trương tổ chức triển khai, thực hiện đấu thầu rộng rãi mua gạo DTQG theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể kết quả đấu thầu mua gạo DTQG như sau:

Hình 2.2: Kết quả thực hiện kế hoạch mua gạo DTQG từ năm 2016 đến 2020

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 tấn Kế hoạch Thực tế Tỷ lệ (Nguồn: Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú)

Trong giai đoạn này, Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú đã tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tuy nhiên Cục đã hoàn thành kế hoạch nhưng do quy trình thủ tục, trình nhiều cấp dẫn đến tiến độ đấu thầu mua gạo DTQG qua các năm còn chậm, bị động, trong quá trình mua gạo DTQG.

2.2.4.2. Tình hình thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia đối với mặt hàng gạo DTQG

Nhằm đảm bảo chất lượng gạo DTQG trong thời gian bảo quản từ khi nhập vào đến lúc xuất kho phục vụ sử dụng, tiêu dùng, yêu cầu đặt ra đối với gạo DTQG, không chỉ lựa chọn chất lượng trước khi nhập mà còn phải đầu tư áp dụng khoa học công nghệ trong bảo quản lương thực để duy trì chất lượng gạo, giảm thiểu đến mức thấp nhất sự suy giảm phẩm cấp gạo DTQG.

Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là sau thời gian Quốc hội ban hành Luật DTQG, BTC đã ban hành thông tư về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với gạo DTQG.

Đây là quy chuẩn vừa mang tính chất khoa học theo xu hướng vừa mang tính chất thực tế trong điều kiện khả năng đối với chế biến, cung cấp, bảo quản gạo hiện nay của nước ta. Theo đó, BTC đã ban hành Thông tư số 78/2019/TT-BTC ngày 12/11/2019, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với gạo DTQG được áp dụng từ 01/01/2020 và thay thế Thông tư số 205/2011/TT-BTC ngày 30/11/2011 của BTC.

Đây là Thông tư ban hành quy chuẩn Việt Nam (QCVN 06: 2019/BTC) đã được Bộ khoa học và công nghệ thẩm định và được BTC ban hành tại Thông tư số 78/2019/TT-BTC ngày 12/11/2019. Trong đó quy định rõ, cụ thể về:

- Chất lượng gạo nhập kho: + Yêu cầu cảm quan; + Các chỉ tiêu chất lượng; + Yêu cầu an toàn thực phẩm.

- Chất lượng gạo xuất kho: Đảm bảo đúng các chỉ tiêu theo quy định về chất lượng gạo DTQG xuất kho.

- Quy định về phương pháp thử: + Lấy mẫu;

+ Phương pháp thử các chỉ tiêu chất lượng

+ Phương pháp phân tích: Xác định bằng cảm quan, đo độ ẩm, hạt bạc phấn, tỷ lệ % tấm, xác định mức sát, thóc lẫn, tạp chất…

- Quy định về công nghệ bảo quản:

+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị: Màng PVC, khí N2 bảo quản gạo, palet, các thiết bị, phụ kiện hút, nạp khí…;

+ Quy trình hút, nạp khí N2 và xác định độ kín khí. - Quy trình nhập kho:

+ Khâu chuẩn bị kho;

+ Kỹ thuật định hình lô gạo; + Quy trình kiểm tra khi nhập; + Quy trình kỹ thuật kê xếp lô gạo. - Quy trình bảo quản:

+ Kỹ thuật phủ màng PVC; + Làm kín lô gạo;

+ Kỹ thuật nạp, bổ sung khí N2. - Quy trình xuất kho:

+ Mở van khóa khí N2;

+ Kỹ thuật cắt, gấp màng PVC.

- Quy định về quản lý: Theo dõi, giám sát, ghi chép quản lý; phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn lao động.

- Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân: Cung cấp gạo có chất lượng, phù hợp với quy chuẩn; CBCC nghiêm túc thực hiện; trách nhiệm liên quan, biện pháp xử lý; xác định nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể.

Từ những quy định, quy chuẩn của BTC, Tổng cục DTNN để các Cục DTNN khu vực chịu trách nhiệm và nghiêm túc thực hiện trong suốt quá trình: Nhập kho, quản lý, bảo quản, bảo vệ, phòng chống thiên tai, hỏa hoạn…đảm bảo an toàn tuyệt đối cả số lượng, chất lượng gạo DTQG, đảm bảo bí mật, bảo quản đúng địa điểm, chủ động xuất cấp và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao.

Để đảm bảo chất lượng gạo nhập kho, cũng như chất lượng gạo xuất kho các đơn vị thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng gạo DTQG theo Thông tư số 78/2019/TT-BTC ngày 12/11/2019 của BTC Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với gạo DTQG.

Trong giai đoạn 2016 - 2020 Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú, đã chỉ đạo hướng dẫn các Chi cục DTNN trực tiếp nhập, xuất kho, bảo quản, thực hiện đúng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với gạo DTQG và đã đạt được các chỉ tiêu chất lượng gạo nhập, xuất kho theo bảng các chỉ tiêu chất lượng gạo DTQG quy định, như sau:

Loại gạo % Khối lượng tấm

“Tỷ lệ hạt theo chiều dài,

% khối lượng” “Thành phần của hạt” “Các loại hạt, % khối lượng, không lớn hơn”

“Tạp chất, % khối lượng , không lớn hơn” “Thóc lẫn (số hạt/ kg), không lớn hơn” “Độ ẩm, % khối lượng , không lớn hơn” “Mức Xát” “Hạt rất dài, L > 7,0 mm” “Hạt dài, L: 6,0 - 7,0 mm” “Hạt ngắn, L < 6,0 mm” “Hạt Nguyên (%)” “Tấm” “Hạt đỏ + Hạt sọc đỏ + Hạt xay xát dối” “Hạt vàng “Hạt bạc phấn” “Hạt bị hư hỏng” “Hạt gạo nếp” “Hạt xanh non” “Kích thước (mm)” “Tấm (%)” “Tấm nhỏ (%)” Gạo hạt dài 10 % ≥ 5 - ≤ 15 ≥ 55 (0,35 - 0,7) L ≤ 10 ≤ 0,3 2 0,5 7 1,25 1,5 0,2 0,2 5 14,0 Kỹ 15 % - < 30 ≥ 50 (0,35 - 0,65) L ≤ 15 ≤ 0,5 5 0,5 7 1,50 2,0 0,3 0,2 7 14,0 Kỹ 20 % - < 50 ≥ 45 (0,25 - 0,60) L ≤ 20 ≤ 1,0 5 0,5 7 2,00 2,0 0,5 0,3 7 14,0 Kỹ Gạo hạt ngắn 10 % - > 75 ≥ 55 (0,35 - 0,7) L ≤ 10 ≤ 0,3 2 0,5 7 1,25 1,5 0,2 0,2 5 14,0 Kỹ 15 % - > 70 ≥ 50 (0,35 - 0,65) L ≤ 15 ≤ 0,5 5 0,5 7 1,50 2,0 0,3 0,2 7 14,0 Kỹ 20 % - > 70 ≥ 45 (0,25 - 0,60) L ≤ 20 ≤ 1,0 5 0,5 7 2,00 2,0 0,5 0,3 7 14,0 Kỹ

“L là chiều dài trung bình của hạt gạo”

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w