Áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý gạo dự trữ quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú (Trang 98 - 101)

- Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra

3.4.5. Áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý gạo dự trữ quốc gia

Trong xu hướng phát triển công nghệ hiện nay; trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đối với Chính phủ, BTC đang triển khai số hóa, DTNN cũng được đầu tư tăng cường hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại, các trang thiết bị thông minh nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thuận lợi trong quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động từ cơ sở.

Nâng cấp, cải tiến các phần mềm hiện đang áp dụng trong công tác quản lý hàng DTQG nói chung và đối với gạo DTQG nói riêng: phần mềm quản lý vật tư hàng hóa, phần mềm quản lý chất lượng hàng hóa, phần mềm quản lý tài sản kho tàng, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý CBCC…đối với gạo DTQG cần phải có phần mềm

quản lý, theo dõi diễn biến chất lượng từ khi nhập kho, trong suốt thời gian bảo quản đến khi xuất kho, từ đó có bảo quản xử lý đồng bộ, khoa học, kịp thời đối với chất lượng gạo DTQG làm cơ sở cho việc bảo toàn chất lượng nhằm kéo dài thời gian lưu kho.

3.4.6.Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo dự trữ quốc gia

Trong quá trình xây dựng, phát triển DTQG đã cơ bản thực hiện mục tiêu của nhà nước, công tác quản lý chặt chẽ, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm NSNN, hiệu quả xã hội của ngành được nâng cao, đặc biệt là mặt hàng lương thực trong đó chủ đạo là gạo DTQG cấp cho các mục đíc của Chính phủ được các địa phương tiếp nhận. Tuy vậy nhằm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả dối với quản lý gạo DTQG vấn đề không chỉ là các quy định của pháp luật, các nghị định của Chính phủ hay các thông tư hướng dẫn chỉ đạo của các Bộ ngành mà chủ yếu cốt lõi là ngành DTNN và CBCC những người làm công tác dự trữ.

Xây dựng cơ chế quản lý tài chính và chấp hành nghiêm túc theo chế độ quy định của nhà nước, sử dụng NSNN đúng mục đích, hiệu quả, đúng nội dung công việc. Tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo từ các cấp, ngành đồng thời chủ động công tác tự kiểm tra, hoàn thiện theo quy định. Với phương châm trong mọi tình huống luôn đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng, an toàn, chủ động, sẵn sàng phục vụ mục tiêu DTQG.

Đội ngũ CBCC, người lao động trong đơn vị cần được đào tạo, trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiểu biết, tính chuyên nghiệp để thực hiện nhiệm vụ, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước đối với các hoạt động DTQG.

Tiểu tiết chương 3:

Sau khi trình bày bối cảnh trong nước và ngoài nước, đề xuất phương hương và quan điểm đổi mới QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG. Tác giả nhấn mạnh các quan điểm đổi mới QLNN và dự báo các chỉ tiêu của kế hoạch nhập, xuất gạo DTQG. Đồng thời, đã đề xuất 6 giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG trong giai đoạn 2021-2030. Để công tác QLNN chuyển biến hiệu quả rõ nét trong những năm tới, Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và

luôn luôn đổi mới nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, chú ý chuyển đổi số và áp dụng mô hình quản lý hiện đại.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w