Hướng dẫn, phổ biến và thực hiện các quy định chung của nhà nước đối với mặt hàng gạo DTQG

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú (Trang 53 - 59)

đối với mặt hàng gạo DTQG

Trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Quốc hội khóa XIII thông qua Luật DTQG, đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của ngành DTNN. Theo đó có nhiều sự thay đổi, chuyển biến tích cực đối với DTQG, các thông tư, hướng dẫn, quy chuẩn hàng hóa, quy hoạch kho tàng…được xây dựng theo hướng phát triển hiện đại, chủ thể quản lý, cơ chế quản lý DTQG được thay đổi hoàn thiện.

Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú đã triển khai việc hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về QLNN đối với mặt hàng gạo DTQG cụ thể như sau:

- Lệnh số 24/2012/L-CTN, ngày 03/12/2012 của Chủ tịch nước, ký công bố Luật DTQG số 22/2012/QH13, ngày 20/11/2012 tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013, đã mở ra một trang mới cho mọi hoạt động của ngành DTNN;

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BTC tại Nghị định số 87/2017/NĐ-CP, ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định. Trong đó Tổng cục DTNN là đơn vị trực thuộc giúp BTC thực hiện chức năng QLNN về DTQG; BTC phối hợp với các Bộ liên quan trình Chính phủ về danh mục hàng dự trữ, tổng mức dự trữ, tổng mức tăng DTNN, kế hoạch DTNN, ...đồng thời ban hành những quy định về chế độ quản lý tài chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hàng DTNN; bố trí nguồn tài chính và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý hàng DTQG theo quy định của nhà nước.

- Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ “quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DTNN trực thuộc BTC, ngày 25/12/2019 đã được thay thế bởi quyết định số 36/2019/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ”. Theo Quyết định này, Tổng cục DTNN là tổ chức

thuộc BTC thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng BTC QLNN về DTQG và trực tiếp quản lý các loại mặt hàng DTQG theo quy định của pháp luật.

- Bộ trưởng BTC ban hành Quyết định số 315/2020/QĐ-BTC ngày 10/3/2020 về việc “quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục DTNN khu vực trực thuộc Tổng cục DTNN, Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2446/QĐ ngày 05/10/2009 của Bộ trưởng BTC. Cục DTNN khu vực là tổ chức trực thuộc Tổng cục DTNN thực hiện chức năng trực tiếp quản lý hàng DTQG và QLNN về DTQG trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tại Quyết định số 315/2020/QĐ-BTC quy định Cục DTNN khu vực thực hiện, chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị thuộc Cục tổ chức thực hiện theo đúng quy định”.

Thực hiện chức năng QLNN về DTQG, BTC ban hành các thông tư quy định, hướng dẫn chi tiết đối với mọi hoạt động DTQG, đồng thời xây dựng đồng bộ các quy chuẩn quy định về từng loại mặt hàng DTQG, để thực hiện thống nhất: Thông tư về mua, bán, nhập, xuất; về tài chính kế toán, hạch toán; về chất lượng và bảo quản hàng DTQG; về công tác Thanh tra, kiểm tra.

Một số văn bản quy định được nhà nước ban hành để thực hiện chức năng QLNN về gạo DTQG những năm gần đây:

- Căn cứ Nghị định số 94/2013/NĐ-CP, ngày 21/8/2013 của Chính phủ về “quy định chi tiết thi hành Luật DTQG”, trong đó có nội dung cụ thể quy định đối với mặt hàng gạo DTQG, theo đó những nội dung cụ thể về đối tượng quản lý, quy trình mua, bán, xuất, nhập, bảo quản, nguồn NSNN nữa và quy định xử lý đối với số lượng gạo hao, dôi do quá trình bảo quản, cơ chế khuyến khích CBCC làm công tác dự trữ, tăng cường quản lý, giám sát, bảo quản để đảm bảo chất lượng gạo, giảm lượng hao vật chất đối với gạo DTQG

Đối với gạo DTQG, Nghị định này có nội dung quy định về việc thanh lý, xử lý hao dôi gạo DTQG và trích thưởng cho thủ kho; trong suốt thời gian bảo quản đã làm giảm hao hụt so với định mức; và hướng dẫn nguồn hạch toán trong thanh, xử lý hao dôi; từ năm 2013-2020, Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú đã thực hiện, áp dụng các quy định, trình tự đối với việc xử lý hao hụt gạo DTQG theo phân cấp; về cơ bản là không có vướng mắc, phù hợp với thực tế của đơn vị.

Tuy nhiên, trên thực tế trích thưởng dôi kho chưa được áp dụng. Mặc dù BTC đã hướng dẫn chi tiết thực hiện nội dung này tại Thông tư số 145/2013/TT-BTC ngày 21/10/2013, nhưng vì do Tổng cục DTNN chưa bố trí nguồn chi; vậy đơn vị chưa thực hiện chế độ này cho thủ kho.

- Hướng dẫn về kế hoạch DTQG và ngân sách DTQG được ban hành tại Thông tư 145/2013/TT-BTC ngày 21 tháng 10 năm 2013 của BTC. “Quy định về xây dựng kế hoạch DTQG, nguồn NSNN chi hoạt động DTQG và các nội dung khoản chi quy định trong nhập, xuất, bảo quản, cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ”. Mặt khác, quy định cả về các quy trình, trình tự, thủ tục cấp phát, thanh toán trong dự toán chi NSNN.

Tại Thông tư này về vốn DTQG được quản lý đảm bảo chăt chẽ, các khoản chi cho hoạt động DTQG phù hợp với thực tế.

- Về việc hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng DTQG tại Thông tư 89/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/6/2015; “hướng dẫn, quy định cụ thể chi tiết quy trình, thủ tục, hồ sơ nhập, xuất, phương thức mua, bán hàng DTQG”. Mặt khác quy định trách nhiệm trong quản lý hàng DTQG, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động DTQG.

Thông tư 89/2015/TT-BTC “được áp dụng trong việc thực hiện mua, bán, nhập, xuất hàng DTQG trong đó có mặt hàng gạo DTQG”; trên thực tế, hướng dẫn này cơ bản đáp ứng yêu cầu về quản lý và thực hiện các thủ tục mua bán, nhập, xuất.

Tuy nhiên, trình tự, thủ tục mua, gạo DTQG theo phương thức đấu thầu; bán gạo DTQG theo phương thức đấu giá, được quy định tại Thông tư số 89/2015/TT- BTC. Việc mua, bán gạo DTQG theo quy định này còn chưa được phù hợp thực tế đối với mặt hàng gạo DTQG, vì nó mang tính chất thời vụ.

- Văn bản quy định mức phí nhập, xuất, bảo quản gồm:

Thông tư số 161/2015/TT-BTC của BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2015, “quy định định mức phí bảo quản và định mức hao hụt hàng DTQG do Tổng cục DTNN trực tiếp quản lý”;

Thông tư số 160/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của BTC “quy định định mức phí nhập, phí xuất hàng DTQG do Tổng cục DTNN trực tiếp quản lý”.

Căn cứ hai thông tư trên; theo quy định cụ thể từng thời điểm, Tổng cục DTNN ban hành một số Quyết định về định mức phí nhập, phí xuất và phí bảo quản như sau:

+ Quyết định số 1021/QĐ-TCDT ngày 29/12/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước về việc “quy định mức chi cho nhóm các nội dung chi đối với chi phí nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia”;

+ Quyết định số 1022/QĐ-TCDT ngày 29/12/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước “quy định mức chi cho nhóm các nội dung chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia”;

+ Quyết định số 1059/QĐ-TCDT ngày 30/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước về việc “quy định mức chi cho nhóm các nội dung chi đối với chi phí nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia”;

+ Quyết định số 1060/QĐ-TCDT ngày 30/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước “quy định mức chi cho nhóm các nội dung chi đối với chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia”;

+ Quyết định số 825/QĐ-TCDT ngày 26/12/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước “quy định mức chi cho nhóm các nội dung chi đối với chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia”;

+ Quyết định số 826/QĐ-TCDT ngày 26/12/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước “quy định mức chi cho nhóm các nội dung chi đối với chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia”.

Các Quyết định nêu trên, quy định mức chi cụ thể cho các nội dung chi đối với chi phí nhập, phí xuất, phí bảo quản hàng DTQG, đồng thời thực hiện đúng quy định mức phí, việc thanh, quyết toán mức phí được hưởng không được vượt quá định mức phí đã quy định; mức phí luôn luôn đảm bảo đủ trong thực hiện nhiệm vụ nhập, xuất, bảo quản gạo DTQG.

- Các văn bản về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

+ “Thông tư số 205/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của BTC ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về DTNN đối với gạo DTQG”; hiện nay đã có “Thông tư số 78/2019/TT-BTC ngày 12/11/2019 của BTC Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với gạo DTQG”, thay thế, áp dụng từ ngày 01/01/2020. Thông tư này quy định cụ thể chi tiết về quy trình bảo quản gạo DTQG; đồng thời quy định về chất lượng gạo nhập kho, xuất kho, thời gian lưu kho, chế độ báo cáo, ghi chép sổ sách và trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan.

Việc thực hiện, tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với gạo DTQG, giai đoạn 2012 đến 2020 luôn được Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú coi trọng, quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn. Nhìn chung quy chuẩn kỹ thuật về gạo DTQG phù hợp với hệ thống kho tàng DTQG, khí hậu, nguồn cung cấp cũng như chất lượng gạo tại Việt Nam.

- Văn bản quy định về quy trình xuất cấp:

+ “Thông tư số 211/2013/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính Quy định về quy trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng DTQG xuất để cứu trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, viện trợ”; nay đã được thay thế và áp dụng từ ngày 20/7/2020 bởi “Thông tư số 51/2020/TT-BTC ngày 02/6/2020 của Bộ Tài chính Quy định về quy trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng DTQG xuất để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ”; Thông tư này quy định quy trình xuất cấp, giao nhận phân phối và sử dụng hàng DTQG; cũng như quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, các quy định về quy trình, hồ sơ, phương thức lựa chọn đơn vị vận chuyển, mua bao bì và quy định trách nhiệm của tổ chức, cơ quan có liên quan trong xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ. Trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2020, việc thực hiện 2 thông tư trên, trong đó có việc tuân thủ, áp dụng quy trình cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trên cơ sở thực hiện chức năng QLNN được Tổng cục DTNN phân cấp, giao nhiệm vụ, thời gian qua, các Cục DTNN khu vực đã tổ chức thực hiện tốt chức năng QLNN trên địa bàn đối với các lĩnh vực hoạt động DTQG, từ đó tổng hợp, tham mưu, đề xuất với Tổng cục DTNN trình BTC xem xét sửa đổi, bổ sung theo hướng ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thực tế hoạt động QLNN tại cơ sở; mặt khác để nhà nước xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, quản lý, điều hành mọi hoạt động DTQG tinh gọn, hiệu quả, chủ động, kịp thời đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách của nhà nước. Đặc biệt Luật DTQG được Quốc hội khóa XIII ban hành đã tạo hành lang pháp lý cụ thể, phù hợp với các quy định chung của nhà nước, các quy định mang tính thống nhất, đồng bộ với các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước. DTQG là một ngành kinh tế có hoạt động khá đặc thù, do nhà nước hình thành, quản lý, điều hành thống nhất, nguồn chủ yếu từ NSNN như mọi hoạt động mua, bán, nhập, xuất; chỉ tiêu NSNN luôn chấp hành theo quy định chung của pháp luật Việt nam,

đồng thời có sự phối hợp, hỗ trợ nhau giữa các Bộ, ngành trong xây dựng phát triển ngành DTQG.

QLNN về DTQG ngày càng được thực hiện có hiệu quả. Căn cứ Luật DTQG, Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thực hiện, các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, cơ chế phối hợp trong nội ngành. BTC là cơ quan được Chính phủ giao thực hiện chức năng QLNN về DTQG và trực tiếp quản lý một số mặt hàng mà trực tiếp là Tổng cục DTNN được giao nhiệm vụ quan trọng này để tham mưu giúp BTC thực hiện chức năng QLNN được giao.

Là Bộ chủ quản công tác DTQG, BTC ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh toàn bộ hoạt động DTQG và tổ chức bộ máy của ngành từ trung ương đến các cơ sở địa phương, cụ thể như: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục DTNN, các Cục DTNN khu vực tại địa phương để trên cơ sở đó Tổng cục DTNN ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng nghiệp vụ, các Chi cục DTNN thuộc các Cục.

Đồng thời BTC ban hành các thông tư quy định chung về quá trình nhập, xuất, mua bán, hướng dẫn về đấu thầu đấu giá; thông tư quy định các mức phí nhập, xuất, bảo quản, quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán, quản lý tài sản; thông tư quy định về quy chuẩn chất lượng hàng hóa DTQG, điều kiện kho tàng, bảo quản, thời gian lưu kho DTQG; quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại và quản lý đội ngũ CBCC, người lao động trong toàn ngành theo biên chế chung được phê duyệt của Nhà nước.

Căn cứ các quy định chung của Chính phủ, BTC và hướng dẫn của Tổng cục DTNN, các Cục DTNN khu vực căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của mình, từng khu vực và địa bàn quản lý để xây dựng mô hình cơ cấu, quy mô dự trữ hàng của Cục mình, xây dựng kế hoạch nhập, xuất, bảo quản; kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như nhà điều hành, hệ thống kho tàng bảo quản hàng DTQG, nhu cầu, tiêu chuẩn chất lượng CBCC…để trình Tổng cục DTNN xem xét phê duyệt. Mặt khác Cục DTNN khu vực chủ động phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan của các địa phương trên địa bàn để báo cáo UBND tỉnh về đề nghị xây dựng hệ thống kho DTQG; các mặt hàng cần thiết phù hợp theo địa bàn, tổng hợp các nhu cầu để có kế hoạch mua, nhập hoặc xuất kho trên địa bàn khi có yêu cầu luôn đảm bảo tính chủ động, hiệu quả, kịp thời trong mọi điều kiện, tình huống có thể xảy ra. Từ đó, thực

hiện tốt chức năng quản lý cụ thể của các Cục trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hàng DTQG, nâng cao vai trò, vị thế, tầm quan trọng của DTQG trên từng địa bàn phù hợp từng thời gian phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhất là đối với các tỉnh trung du, miền núi biên giới phía Bắc như địa bàn được giao quản lý của Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú.

Nhờ đó hoạt động QLNN về mặt hàng gạo DTQG từng bước đi vào nề nếp và có kết quả.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo dự trữ quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w