Các biện pháp quản lý chi phí và tiến tới giảm chi phí

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (Trang 65 - 66)

- Tổ chức nghiên cứu thị trường, dự đoán xu hướng biến động của thị trường

THẾ GIỚI DI ĐỘNG

3.2.2. Các biện pháp quản lý chi phí và tiến tới giảm chi phí

Tiết kiệm chi phí là một yêu cầu đặt ra với công ty trong mọi thời điểm, hiện tại công ty cũng đưa ra nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí, đặc biệt là lãng phí điện nước, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí tài chính với lý do tăng vốn để đầu tư nhập hàng và mở rộng cửa hàng. Công ty nên tìm mọi cách huy động vốn từ phát hành cổ phiếu, huy động tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân, tránh đi vay vì lãi phải trả là lớn so với việc huy động từ các nguồn trên. Đồng thời cũng tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để thu nợ khách hàng, lấy nguồn tiền lưu chuyển đó đầu tư cho mở rộng chuỗi cửa hàng.

Nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất và đáng quan tâm nhất đối với các nhà quản trị là chi phí giá vốn hàng bán. Tiết kiệm chi phí với các khoản mục giá vốn này bằng cách thương lượng với các nhà cung cấp dựa trên uy tín của chuỗi cửa hàng bán lẻ mà công ty đang sở hữu.

Các chi phí khác (bao gồm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) cũng cần cân đối lại, tỷ suất chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên lợi nhuận tại công ty cũng còn khá cao. Công ty cần quan tâm đến công tác quản lý, các cán bộ quản lý cần phải gương mẫu và kiên quyết thực hiện quy chế khen thưởng, thi đua, kỷ luật để tăng cường hiệu quả quản lý. Từ đó vừa tăng năng suất lao động vừa tăng hiệu quả lao động và giảm những chi phí phát sinh không có chứng từ. Các khoản mục chi phí giảm làm tổng chi phí giảm, từ đó thực hiện được mục tiêu tiết kiệm chi phí, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w