- Tổ chức nghiên cứu thị trường, dự đoán xu hướng biến động của thị trường
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
Mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức kinh doanh đều đang đứng trước khó khăn và thử thách lớn trong việc làm thế nào để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay của cơ chế thị trường. Doanh nghiệp chỉ có thể giải quyết những khó khăn và thử thách này khi chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Với đề tài: "Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư
Thế giới di động" nhằm mục đích trình bày vai trò và ý nghĩa của công tác nâng
cao hiệu quả kinh doanh đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Qua những tồn tại, thành tích đạt được trên cơ sở phân tích các vấn đề thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động trong thời gian gần đây, đề tài đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên với thời gian và kiến thức, thực tiễn có hạn cho nên trong bài viết không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn đọc... để đề tài này được hoàn thiện hơn.
KIẾN NGHỊ
Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên
Để tạo điều kiện cho Công ty nói riêng và ngành thương mại điện tử nói chung vượt qua được khó khăn trong việc cạnh tranh với các hãng bán lẻ và sản phẩm đến từ nước ngoài trên thị trường, đẩy mạnh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh doanh, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích hỗ trợ sản xuất như:
- Nhà nước có thể giảm thuế hoặc miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu thiết yếu của ngành điện tử mà điều kiện kỹ thuật trong nước chưa sản xuất được.
- Nhà nước cần có những biện pháp xử lý nghiêm các hoạt động nhập khẩu trái phép. Buôn lậu sản phẩm điện tử làm hàng giả, đặc biệt là hàng nhập khẩu qua các tỉnh biên giới.
- Có chính sách ưu đãi khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử.
Kiến nghị với các cổ đông
Một là, quan tâm hơn đến việc điều chỉnh các quy định pháp luật liên quan đến quyền lợi cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ trong các công ty cổ phần. Các quy định khác biệt ở mỗi quốc gia vốn là rào cản của một xu hướng một môi trường pháp lý kinh doanh chung đang dần được điều chỉnh.
Trong thời gian tới, các văn bản pháp luật liên quan đến quyền lợi cổ đông và nhà đầu tư cần được điều chỉnh tuân theo các chuẩn mực của quốc tế để quyền lợi của cổ đông được đảm bảo hơn.
Hai là, để theo đúng thông lệ quốc tế, tỷ lệ thông qua nghị quyết được điều chỉnh xuống còn 65% cho việc mua bán tài sản giá trị lớn hơn 30% và 51% cho các nghị quyết khác vô tình khiến những quyết định bất lợi cho cổ đông nhỏ thêm nặng nề. Thiết nghĩ, nên có những chế tài thật nặng cả về xử phạt hành chính và hình sự
đối với những những quyết định gây hại cho cổ đông nhỏ nhằm răn đe các hành vi gây bất lợi cho cổ đông nhỏ. Môi trường pháp lý kinh doanh Việt Nam cần thiết hội nhập sâu rộng với quốc tế, nhưng cũng cần điều chỉnh quy định nội bộ, hoặc sớm áp dụng toàn bộ các quy định pháp lý khác liên quan để đảm bảo quyền lợi của cổ đông nhỏ.
Ba là, Nghị định số 20/2017/NĐ- CP về quản lý thuế với các giao dịch có liên kết cũng sẽ là một công cụ giúp bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ. Các cổ đông hoặc nhóm cổ đông lớn thường tận dụng sự thao túng quyền quản lý công ty để thực hiện các giao dịch mua bán, cho vay hoặc vay mượn nhằm mang lại lợi ích cá nhân hoặc nhóm của mình. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông nhỏ mà còn lại thất thu khoản thuế khổng lồ của Chính phủ.
Bốn là, quyền phân phối lợi nhuận là quyền ảnh hưởng trực tiếp nặng nề nhất đến các cổ đông nhỏ. Nếu hội đồng quản trị phục vụ cho lợi ích nhóm riêng thì cổ tức sẽ mãi không bao giờ đến được với cổ đông nhỏ. Pháp luật cần quy định chặt chẽ về một tỷ lệ cổ tức bắt buộc, thời gian và cách thức bắt buộc nếu công ty có lợi nhuận.