Ngôn ngữ nghệ thuậ t yếu tố thứ nhất trong sáng tạo văn chƣơng

Một phần của tài liệu Tác phẩm thơ việt trong chương trình trung học phổ thông, từ cảm hứng chủ đạo đến ngôn ngữ nghệ thuật (Trang 25 - 31)

1. Thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ

1.2. Ngôn ngữ nghệ thuậ t yếu tố thứ nhất trong sáng tạo văn chƣơng

1.2.1.Về khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật

Con ngƣời sáng tạo ra ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Nhƣng cuộc sống vốn vận động và phát triển không ngừng, không chỉ dừng lại ở mức độ giao tiếp thông thƣờng, ngôn ngữ đƣợc sử dụng đa dạng hơn, mang tính thẩm mĩ cao hơn, đó là ngôn ngữ nghệ thuật.

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu và là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Nói đến tín hiệu là nói đến chức năng chứa đựng và truyền tải thông tin của chúng. Ngôn ngữ phi nghệ thuật chú trọng vào nội dung thông tin mà nó hàm chứa và chuyển tải thông qua tính lô gíc, tính trực tiếp, tính đơn nghĩa và tính tiếp nhận mau chóng để đối tƣợng giao tiếp dễ dàng nắm bắt và thực hiện các hành vi tƣơng ứng. Do đặc điểm trên chi phối nên ngôn ngữ phi nghệ thuật là loại ngôn ngữ mang thông tin lô gíc và chỉ có một cách hiểu duy nhất cho tất cả các đối tƣợng tiếp nhận, chúng thực hiện chức năng quan trọng nhất là chức năng thông báo.

Khác với ngôn ngữ phi nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật là một hệ thống tín hiệu hết sức phức tạp và chặt chẽ. Tính phức tạp thể hiện trên hai bình diện: tính đa trị và tính đa phong cách. Ta có thể khám phá ra rất nhiều lớp nghĩa trong những đơn vị (một từ, một câu hay một văn bản) mang thông tin. Trong một tác phẩm văn chƣơng cũng có thể tìm thấy các phong cách ngôn ngữ đan xen nhau một cách hài hòa tạo thành bản hòa tấu không có chi tiết thừa. Với đặc điểm đó đòi hỏi ngƣời thƣởng thức và tìm hiểu nó phải có một năng lực tổng hợp về các loại tri thức và các thao tác để mổ xẻ và khai thác nó một cách khoa học. Tính chặt chẽ của ngôn ngữ văn chƣơng đƣợc thể

hiện ở tính hệ thống. Mỗi một tác phẩm là một tổng thể không thể tách rời. Tất cả các yếu tố của hệ thống đều là những dấu hiệu hƣớng vào sự thể hiện một thông điệp thống nhất. Chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ văn chƣơng là chức năng thẩm mĩ, khác với ngôn ngữ phi nghệ thuật có chức năng quan trọng nhất là chức năng thông báo.

Ngôn ngữ phi nghệ thuật mang tính đơn nghĩa cũng đồng nghĩa với vai trò phản ánh các thuộc tính đơn lẻ của sự vật hiện tƣợng một cách khách quan. Trong thực tế cuộc sống, mọi sự vật đều tồn tại trong không gian và thời gian trong tƣ thế không ngừng biến đổi và nó đƣợc phản ánh dƣới ý thức chủ quan của con ngƣời. Ngôn ngữ nghệ thuật là loại ngôn ngữ đa phong cách và đa giá trị, chỉ có nó mới đủ sức phản ánh những thuộc tính vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan của các sự vật hiện tƣợng trong đời sống chúng ta. Trong khi cố gắng phản ánh những thuộc tính của các sự vật hiện tƣợng một cách chính xác nhất, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành thứ ngôn ngữ mẫu mực đạt đến trình độ phát triển cao. Điều này giải thích vì sao có nhiều ngôn ngữ của nhiều dân tộc không đƣợc xếp vào hàng ngũ ngôn ngữ văn học. Thời đại nào cũng vậy, vai trò của các nhà văn trong việc trau dồi ngôn ngữ dân tộc là không thể phủ nhận đƣợc. Ngôn ngữ nghệ thuật vì thế xứng đáng giữ vai trò trung tâm của ngôn ngữ dân tộc; sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc luôn luôn gắn với các tên tuổi các nhà văn, nhà thơ lớn.

Ngôn ngữ là một ký hiệu, khác với những ký hiệu đơn giản trong cuộc sống nhƣ: cứu thƣơng, bảng cấm, đèn đƣờng…, những ký hiệu mà mọi ngƣời chỉ có việc tuân theo, không đƣợc làm trái. Còn với ngôn ngữ, vì là ngôn ngữ nghệ thuật, nó vốn đa nghĩa và có một độ chênh giữa cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt, giữa ký hiệu ngôn từ và hình tƣợng nghệ thuật, vì vậy ngƣời tiếp nhận có quyền tự do thẩm định, có nghĩa là có thể đƣa cái chủ quan của mình tham gia vào cuộc chơi. Ngôn ngữ văn chƣơng bao giờ cũng đƣợc cá nhân

hoá, chủ thể hoá và là một hệ thống mở, luôn có những con đƣờng thông thoáng từ ngôn ngữ đến siêu ngôn ngữ, một cấu trúc tâm thức, cấu trúc bề sâu của nhà thơ nhà văn. Vì thế ngƣời đọc có thể lĩnh hội hình tƣợng nghệ thuật theo vốn kiến thức, trình độ hiểu biết, tình cảm cảm xúc của mình.

Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo trong những trạng thái rung động của tâm hồn, tất cả chỉ có thể đến đƣợc với ngƣời đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ. Hơn một phạm vi nào hết, quy luật về mối quan hệ gắn bó giữa nội dung và hình thức đƣợc thể hiện ở đây một cách tinh tế nhất thông qua những hình thái thâm nhập và chuyển hóa. Ở đó ngôn ngữ thơ ca biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc, mĩ lệ, phong phú của ngôn ngữ.

Thơ ca là cuộc đời nhƣng thơ ca không phải là những trang giấy nguyên vẹn hình bóng của cuộc đời rộng lớn. Ngƣời nghệ sĩ phải đi tìm đến cuộc đời hút lấy chất mật tinh túy nhất, ngọt ngào nhất để tạo nên những vần thơ hay, làm rung động lòng ngƣời. Thơ ca gắn liền với cảm xúc. Nhà thơ không thể hiện cuộc đời qua những cảnh ngộ, tình huống qua các sự kiện nhƣ các nhà văn. Nhà thơ giãi bày bằng cảm xúc, bằng ngôn từ thi ca cất cánh từ cảm hứng trong biển lớn cuộc đời và bay cao từ nguồn gió của ngôn từ nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật làm thơ trở nên đẹp đẽ, gieo vào lòng ngƣời đọc những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt vời. Nhà thơ phải trả một cái giá đắt cho ngôn ngữ thơ ca nếu muốn những vần thơ ấy trở nên bất tử. Lao động nghệ thuật là hình thức lao động của trí óc và trái tim. Phải có những rung động mãnh liệt trƣớc cuộc đời và những khám phá, sáng tạo độc đáo của ngôn ngữ biểu đạt ta mới có thơ ca chân chính. Những bài thơ với giọng điệu hài hƣớc của Tú Xƣơng, phía sau nụ cƣời là những giọt nƣớc mắt. Nhiều bài thơ của Hồ Xuân Hƣơng, bên cạnh giọng điệu tƣởng chừng nhƣ bỡn cợt là nỗi xót xa sâu sắc về thân phận của ngƣời phụ nữ, là sự khẳng định giá trị của ngƣời phụ nữ.

Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm, nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của ngƣời đọc với tác phẩm. Nghệ thuật của văn chƣơng chính là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ kết cấu thẩm mĩ của tác phẩm văn chƣơng. Nó là sự gạn lọc một cách nghiêm ngặt từ mỏ quạng của ngôn ngữ đời sống để chắt lọc những ngôn ngữ tinh tế nhất, giàu sắc thẩm mĩ nhất để rồi qua bàn tay xây dựng, sắp xếp của nhà văn, ngôn ngữ nghệ thuật mang đậm hơi thở của cuộc sống và cả nhịp đập trái tim của nhà văn. Thành công của tác phẩm nằm ở nghệ thuật nắm bắt và xử lí các ngôn từ, vừa nằm ở lí tƣởng thẩm mĩ của nhà văn.

Chúng ta cần coi trọng vai trò chất liệu của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học. Nó không chỉ là yếu tố kỹ thuật nhƣ gỗ đá trong điêu khắc, mà nó phải phục tùng sự sáng tạo nghệ thuật, phải tôn vinh nội dung. Vì vậy, do yêu cầu cao ở nghệ thuật, nghệ sĩ phải khai thác triệt để những phẩm chất của chất liệu, phải vắt kiệt chất nhựa của nó để phục vụ sự sáng tạo của mình. Chất thơ ở ngôn từ không chỉ là cái hay ở hình thức ngôn từ mà bao giờ cũng gắn với cái hay ở nội dung. Nó chỉ là cái vỏ của nội dung vì ngôn ngữ là cái vỏ của tƣ duy. Cái đặc sắc của ngôn ngữ cá nhân gắn chặt với tƣ duy của ngƣời đó. Ngôn từ khi diễn đạt trong giao tiếp cũng đồng nhất với ngôn từ khi tƣ duy ở mỗi ngƣời. Chính vì vậy, việc nhận thức về chất thơ, chất văn trong ngôn ngữ nên hƣớng vào các biểu hiện toàn diện của nó, không thể chỉ hƣớng vào một mặt nào đó. Và nhƣ thế cái hƣớng rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ có nghệ thuật cũng phải toàn diện nhƣ thế.

Văn chƣơng luôn là một suối nguồn của tình cảm. Khi những giọt nƣớc mát lành đƣợc tuôn ra, những bậc cảm xúc đƣợc ào ạt lan tỏa bên trong trái tim con ngƣời. Đâu chỉ là trái tim của các văn nghệ sĩ thuở trƣớc lẫn đƣơng thời, văn chƣơng còn chảy sâu vào trái tim của những con ngƣời trên

vạn nẻo đƣờng đời. Thế giới không ngừng thay đổi, vạn vật không ngừng tiến hóa và văn chƣơng cũng đồng hành cùng con ngƣời mãi mãi không rời. Ngôn ngữ nghệ thuật phản ánh thế giới khách quan bằng hình tƣợng điển hình. Vì vậy nó là thứ ngôn ngữ đƣợc trau chuốt, chọn lựa, sắp xếp… đạt đến một trình độ cao nhất trong nhiệm vụ biểu đạt một nội dung nhất định.

Nếu ngôn ngữ văn xuôi tự sự là ngôn ngữ của cuộc sống đời thƣờng, nó chấp nhận mọi lớp từ, mọi biến thái, mọi chiều kích, thậm chí cả sự xô bồ, phồn tạp đến cực độ để tái hiện bộ mặt cuộc sống, tâm lý con ngƣời trong sự sâu rộng, đa chiều vốn có của nó thì ngôn ngữ thơ lại mang nặng tính "đặc tuyển". Là thể loại có một dung lƣợng ngôn ngữ hạn chế nhất trong các loại tác phẩm văn học, nhƣng thơ lại có tham vọng chiếm lĩnh thế giới.

Theo Đỗ Lai Thúy: “Ngôn ngữ thơ nói riêng và ngôn ngữ văn học nói chung là một ngôn ngữ nghệ thuật. Nhƣng khác với ngôn ngữ của loại hình nghệ thuật khác, nhƣ màu sắc của hội họa, đất đá của điêu khắc, âm thanh của âm nhạc, nhịp điệu của múa, vốn là những vật liệu trơ,tức tự thân không nghĩa, mà chỉ có nghĩa khi nằm trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là tiếng nói tự nhiên của con ngƣời, tự thân nó đã có nghĩa. Nhƣ vậy tác phẩm văn học có hai lớp nghĩa lồng vào nhau: nghĩa vật liệu, tức nghĩa từ điển, nghĩa giao tiếp của ngôn từ và nghĩa văn bản do quan hệ giữa các từ đứng cạnh nhau nảy sinh. Hai lớp nghĩa này có khi chồng khít lên nhau, có khi tách rời nhau. Văn xuôi thiên về cực trùng khít, còn thơ lại thiên về cực khoảng cách. Tiếp nhận văn xuôi, vì thế không cần phải nhớ nguyên hình thức ngôn ngữ của nó, còn thơ thì nhất thiết phải nhớ, bởi lẽ ở thơ, ngôn ngữ đúng hơn là sự tổ chức ngôn ngữ, chính là nghệ thuật của bài thơ” [79, tr. 27].

Trong kho tàng ngôn ngữ vô cùng phong phú của nhân loại, nhà thơ chỉ lựa chọn những từ ngữ cần thiết nhất để đƣa vào tác phẩm. Đó là quá trình khổ luyện, tìm tòi, tích lũy vốn sống mới có đƣợc những chữ thần để có thể

lóe sáng ở câu thơ, làm cho bài thơ nổi gió, cất cánh. Do vậy ngôn ngữ thơ rất gợi hình, gợi cảm, nó biến hóa qua nhiều sắc thái ảo thực bất ngờ, thú vị. Ngƣời nghệ sĩ yêu say đắm cành cây và kẽ lá, dành hàng giờ để ngắm nhìn bức tranh của những họa sĩ nổi tiếng, đắm chìm trong tình yêu điên dại của vở nhạc kịch da diết,… tất cả đều đẹp trong mắt mỗi ngƣời khi nó đƣợc cảm thức nhƣ một nghệ thuật. Và với ngƣời thi sĩ cũng vậy, nghệ thuật cũng chính là cái rung cảm trong tâm hồn, là cái nhìn mới mẻ và khác biệt qua từng sự vật trên trần thế rồi đúc kết thành con chữ. Bằng cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm của mình, ngƣời nghệ sĩ đã có cái nhìn tinh vi chất chứa trong đôi mắt tinh tƣờm, bằng cảm quan khác biệt, bằng lăng kính tế vi của cuộc đời mình để dốc lòng tận hiến, tận hƣởng những xúc cảm nhiệt thành, đậm vị ở đời. Và họ đã đem một thế giới nghệ thuật đến với cuộc đời bằng một dấu “vân chữ” (Lê Đạt) rất riêng cùng tấm lòng ngƣời thi sĩ.

Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quí, tinh vi của sáng tạo văn học nghệ thuật. Vì vậy, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật; ngôn ngữ thơ trƣớc hết mang đầy đủ những thuộc tính của ngôn ngữ văn học, đó là: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm,... Tuy nhiên, ở mỗi loại tác phẩm khác nhau, những đặc điểm ấy lại biểu hiện dƣới những sắc thái và mức độ khác nhau. Đồng thời, mỗi loại tác phẩm lại có những đặc trƣng ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ nghệ thuật đó là những dòng chữ mƣợt mà êm tay hay những lớp sóng ngôn từ xô đẩy. Những dòng chữ gợi lên trong lòng ngƣời đọc nỗi xót xa hay bật lên tiếng khóc nức nở, là nụ cƣời mỉa mai hay nỗi đau quặn thắt. Mỗi câu thơ một mảnh tâm trạng, một nếp suy nghĩ, một điệu tâm hồn con ngƣời trong cuộc sống. Cảm hứng trong thơ đƣợc biểu đạt bằng những giọng điệu trữ tình, bằng ngôn ngữ giàu cảm xúc, bằng những hình ảnh đầy sức gợi và sức tả.Ngôn ngữ dùng trong thơ thuộc nhóm ngôn ngữ đặc trƣng, nó là những câu chữ bình thƣờng trong cuộc sống,

nhƣng đã đƣợc tác giả mã hóa, để nó chở một hay nhiều ý nghĩa khác đằng sau nghĩa đen của câu chữ. Chính những nghĩa bóng này sẽ tạo ra trƣờng liên tƣởng cho ngƣời đọc sau khi câu chữ của bài thơ khép lại.

Đôi mắt của ngƣời nghệ sĩ phải là đôi mắt tinh tƣờng, đôi mắt xuyên thấu, đôi mắt thấu hiểu, phải nhìn thấy đƣợc từ những biểu hiện bên ngoài nhỏ nhất của con ngƣời những biến động tinh vi của tâm hồn bên trong, và phải biết cách tạo cho những phát hiện của mình một hình hài sắc vóc tƣơng xứng – lớp ngôn từ nghệ thuật sinh động, hấp dẫn.Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Không có ngôn ngữ không có văn học. Không có âm thanh, đƣờng nét, màu sắc thì không có âm nhạc và hội hoạ. Nhạc sĩ là nghệ sĩ của âm thanh. Hoạ sĩ là nghệ sĩ của màu sắc, đƣờng nét. Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Lao động nghệ thuật của nhà văn là lao động ngôn từ và lao động trong sự chọn lọc, sáng tạo nghệ thuật của từ ngữ.

Tóm lại, ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ trong các tác phẩm văn chƣơng. Nó là một loại ngôn ngữ phức tạp, mang chức năng chủ yếu là chức năng thông báo thẩm mĩ thông qua sự cảm nhận về hình tƣợng nghệ thuật đƣợc xây dựng bằng chất liệu ngôn từ.

Một phần của tài liệu Tác phẩm thơ việt trong chương trình trung học phổ thông, từ cảm hứng chủ đạo đến ngôn ngữ nghệ thuật (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)