Cảm hứng lãng mạn

Một phần của tài liệu Tác phẩm thơ việt trong chương trình trung học phổ thông, từ cảm hứng chủ đạo đến ngôn ngữ nghệ thuật (Trang 62 - 73)

1. Thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ

2.4. Cảm hứng lãng mạn

Cảm hứng lãng mạn trong văn học chính là cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc, hƣớng về lí tƣởng. Nó đi tìm cái đẹp trong những cái khác lạ, phi thƣờng độc đáo, vƣợt lên những cái tầm thƣờng, quen thuộc của đời sống hàng ngày, nó đề cao nguyên tắc chủ quan để phát huy cao độ sức mạnh của trí tƣởng tƣợng liên tƣởng. Cảm hứng lãng mạn luôn tìm đến cách diễn đạt khoa trƣơng, phóng đại, đối lập cùng với ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và tạo đƣợc ấn tƣợng mạnh mẽ.

Thơ là tiếng lòng, thơ gắn với tâm hồn ngƣời nghệ sĩ. Nó nêu lên sự gắn bó mật thiết của tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề sáng tạo. Bất cứ một tác phẩm chân chính nào cũng gửi gắm tƣ tƣởng của ngƣời nghệ sĩ, thậm chí của cả một thời đại họ đang sống.Tính đặc thù của bài thơ đòi hỏi cái tôi của nhà thơ phải có chỗ đứng đặc biệt, nhất là đối với thơ trữ tình. Ở nƣớc ta, trƣớc khi có dòng văn học lãng mạn thì cảm hứng lãng mạn chính là một trong những yếu tố không thể thiếu đƣợc trong rất nhiều sáng tác của các nhà thơ.

Trong phạm vi công trình nghiên cứu này, chúng tôi đi vào tìm hiểu hai phƣơng diện chính đó là cảm hứng lãng mạn mang tính tích cực (anh hùng, cách mạng) và cảm hứng lãng mạn mang tính cá nhân.

Cảm hứng lãng mạn tích cực đã đƣợc các nhà thơ khơi nguồn từ rất lâu.Từ cuộc đời đến tác phẩm văn học cần một nhịp nối là nhà văn, nhà thơ. Từ những ngƣời anh hùng trong đời thực tới ngƣời anh hùng trong những vần thơ, những trang văn là đã đƣợc lí tƣởng hóa, thi vị hóa. Văn học Lí Trần đã xây dựng khá nhiều hình tƣợng ngƣời anh hùng. Đó là hai vị Thánh quân trong Phú sông Bạch Đằng (Trƣơng Hán Siêu), là hình tƣợng nhân vật trữ tình trong Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão)… Lí tƣởng chiến đấu của họ gắn với lẽ trung quân ái quốc. Trong khi đó Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là một anh hùng áo vải, giữa đƣờng thấy chuyện bất bình chẳng tha. Xây dựng hình tƣợng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng(Truyện Kiều), Nguyễn Du tạo nên hình tƣợng ngƣời anh hùng lí tƣởng. Cũng vì lí tƣởng nên hình tƣợng nhân vật ngƣời anh hùng Từ Hải mãi mãi chỉ là mơ ƣớc của nhà thơ Nguyễn Du.

Tới Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, ngƣời trai nam tử hán gắn liền với sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn mẫu "khắc kỷ, phục lễ"

của nhà nho để hình thành một lối sống thật hơn, dám khẳng định chính mình, khẳng định bản lĩnh cá nhân bắt nguồn từ ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân. Đặt trong chế độ phong kiến, Bài ca ngất ngưởng có ý nghĩa về nhiều phƣơng diện. Nó ít nhiều báo hiệu sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, cá thể trong hoàn cảnh cái tôi không đƣợc thừa nhận. Nó ghi nhận một bƣớc tiến đáng kể trong lịch sử dân tộc theo hƣớng sống mạnh mẽ, hãy sống có ích để cuộc đời mình ngày một có ý nghĩa, không chấp nhận một cuộc sống tẻ nhạt, vô nghĩa. Rõ ràng, Nguyễn Công Trứ đã tự giải phóng những ràng buộc về mặt tinh thần thƣờng ngự trị trong đời sống ngƣời xƣa, tạo nên một thái độ khác thƣờng, thái độ của một con ngƣời tự tin, tự khẳng định tài năng, ý thức rõ nét về bản ngã của mình. Ở đây có sự kết hợp hài hòa, đẹp đẽ giữa con ngƣời và công dân và con ngƣời cá nhân, đồng thời bộc lộ lối sống con ngƣời phong túng và tâm hồn lãng mạng phong tình.

Cũng đƣợc khơi nguồn từ cảm hứng lãng mạn, nhƣng ngƣời trai nam tử hán trong Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dƣơng lƣu biệt)của Phan Bội Châu lại đƣợc xây dựng với một hình tƣợng mới. Bài thơ ra đời vào những năm đầu của thế kỉ XX. Lưu biệt khi xuất dương là một sáng tác mang khuynh hƣớng trữ tình chính trị đời đầu, nổi bật với hình ảnh ngƣời chí sĩ cách mạng với vẻ đẹp kiêu hùng, tầm vóc sánh ngang với trời đất, phong thái, tự tin, quyết liệt dựa trên cơ sở một lý tƣởng và tráng chí cao đẹp - phụng sự và cống hiến cho tổ quốc, cứu quốc bằng con đƣờng mới mẻ. Bài thơ đã khắc họa rõ nét một tâm hồn nhiệt huyết, sôi sục ý chí chiến đấu của ngƣời chí sĩ nhƣng không quá cứng nhắc, mà vẫn đủ những phong thái lãng mạn, bay bổng của ngƣời anh hùng khao khát tự do và sống vì lý tƣởng cao đẹp: “Muốn vượt bể đông

theo cánh sóng/ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”[41].

Đến giai đoạn 1945 – 1975, cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và vƣợt lên hiện thực, hƣớng tới lí tƣởng với niềm tin sắt đá - có tính chất tích cực. Nó khẳng định phƣơng diện lý tƣởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con ngƣời mới; ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng; tin tƣởng vào chiến thắng, vào tƣơng lai tƣơi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con ngƣời Việt Nam có thể vƣợt lên mọi thử thách, trong máu lửa của chiến tranh, đã hƣớng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm no hạnh phúc. Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo thể hiện trong nhiều thể loại văn học trong đó có thơ.

Một ví dụ tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn cách mạng đó là bài thơ Từ ấy của Tố Hữu. Từ ấy chính là mốc thời gian, là giây phút hạnh phúc khi tác giả đón nhận đƣợc ánh sáng lý tƣởng của Đảng, đƣợc đứng vào hàng ngũ của Đảng. Cảm hứng chủ đạo đƣợc khơi nguồn từ ánh sáng cách mạng về với nhân dân, xóa tan đi mọi sƣơng mờ chính trị trƣớc đó, trong lòng ngƣời thanh niên đang rạo rực những tình cảm mới, xanh tƣơi, thơm mát, rộn ràng: “Hồn

tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim...”[41]. Từ ấy đã thể hiện đƣợc bầu nhiệt huyết mãnh liệt của ngƣời chiến sĩ trẻ, của một cái tôi trữ tình buổi đầu nặng trĩu những ƣu tƣ, ƣu phiền của cuộc đời đã bắt gặp đƣợc lí tƣởng cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của con ngƣời đối với cuộc đời, của niềm tin vào một tƣơng lai sáng huy hoàng, vào chân lí của cách mạng.

Cuộc sống tinh thần của mỗi con ngƣời hay cả một cộng đồng dân tộc sẽ nghèo nàn, cằn cỗi và nhàm chán biết bao nếu thiếu đi những ƣớc mơ bay bổng, thiếu đi trí tƣởng tƣợng phong phú, diệu kì. Lãng mạn hiểu theo nghĩa đúng đắn, nó chắp cánh cho những ƣớc mơ, thúc giục con ngƣời hƣớng tới cái đẹp, cái cao cả và sự hoàn thiện mà hiện thực cuộc sống còn chƣa đạt tới. Bài

thơ Tây Tiến(Quang Dũng) tiêu biểu cho hồn thơ đƣợc khơi nguồn từ cảm

hứng lãng mạn. Những tiếng thơ bi tráng và hồn thơ lãng mạn hào hoa của Quang Dũng đã kịp ghi lại và giữ cho đời một khung cảnh chiến trƣờng đã đi vào lịch sử – một tƣợng đài bất tử bằng thơ về ngƣời lính vô danh ƣu tú của dân tộc mà ngƣời đọc muôn đời yêu quý, tự hào. Bài thơ viết về chiến tranh, nhƣng Quang Dũng không hề nói đến trận đánh, tiếng súng. Bằng ngòi bút tài hoa lãng mạn Quang Dũng đã miêu tả điều đó một cách thấm thía, xúc động, hào hùng:“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”[42]. Cảm hứng lãng mạn bao trùm bài thơ làm nên vẻ đẹp riêng của Tây Tiến. Ở đây có sự gặp gỡ giữa hồn thơ lãng mạn, hào hùng của thi nhân cùng nhân vật trữ tình là những ngƣời lính Tây Tiến cũng hào hoa, lãng mạn, với cái thời anh hùng rực lửa của buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Chiến trƣờng Tây Tiến ác liệt, dữ dội nhƣng lại rất thơ mộng, trữ tình. Cảm hứng lãng mạn đã làm nên vẻ đẹp riêng và giá trị bền vững của bài thơ Tây Tiến. Đó là vẻ đẹp của một thời hoa lửa hào hùng một đi không trở lại.

Và với bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, cảm hứng lãng mạn đƣợc hiện lên qua những hoài niệm về thiên nhiên và con ngƣời nơi núi rừng Việt Bắc. Tố

Hữu mƣợn màu sắc của tình yêu mà phô diễn tình cảm cách mạng. Một trong những tình cảm lớn mà Việt Bắc đã xây dựng là mối tình tha thiết giữa cán bộ và chiến sĩ miền xuôi với đồng bào miền núi. Để xua tan những hoài nghi của ngƣời ở lại, ngƣời về phải nói những lời thật nồng thắm, phải so sánh với những tình cảm cao quý nhất của con ngƣời: “Nhớ gì như nhớ người yêu/

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”[42]. Trong tác phẩm, thiên nhiên

hiện lên ở những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, có nắng, có mƣa, có sƣơng mù... Ở đó có "Trăng lên đâu núi, nắng chiều lưng

nương"[42], có bức tranh tứ bình về thiên nhiên. Có thể coi Việt Bắc là khúc

tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con ngƣời kháng chiến.

Cuộc sống tinh thần của mỗi con ngƣời hay cả một cộng đồng dân tộc sẽ nghèo nàn, cằn cỗi nếu thiếu đi những ƣớc mơ bay bổng, thiếu đi trí tƣởng tƣợng phong phú, diệu kì. Lãng mạn hiểu theo nghĩa đúng đắn, chắp cánh cho những ƣớc mơ, thúc giục con ngƣời hƣớng tới cái đẹp, cái cao cả và sự hoàn thiện mà hiện thực cuộc sống còn chƣa đạt tới. Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con ngƣời Việt Nam có thể vƣợt lên mọi thử thách, trong máu lửa của chiến tranh đã hƣớng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm no hạnh phúc. Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo thể hiện trong nhiều thể loại văn học trong đó có thơ. Đó chính là cảm về một đất nƣớc anh hùng trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi: “Nước Việt Nam từ

máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa!”[42].Hay đó là tình yêu mới, niềm say

mê mới với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét/ Tình yêu ta như cánh

kiến hoa vàng/ Như xuân đến chim rừng lông trở biếc/ Tình yêu làm đất lạ

hoá quê hương” [42].

Bên cạnh cảm hứng lãng mạn tích cực (anh hùng, cách mạng) là cảm hứng lãng mạn mang tính cá nhân cũng đƣợc biểu hiện rất phong phú và đa

dạng. Có một thời, nhắc đến khái niệm “lãng mạn” ngƣời ta thƣờng đồng nhất nó với những gì xa rời thực tế, cá nhân, tiêu cực, mềm yếu… Và ngƣời ta phản đối, phê phán, thậm chi tẩy chay nó. Nhƣng nếu xét đến tận cùng, phần lãng mạn ấy không thể thiếu trong đời sống tinh thần, trong tâm hồn con ngƣời và cái gọi là “lãng mạn” ấy cũng thật nhiều vẻ, nhiều hình. Nó có thể làm con ngƣời ta nhỏ lại, yếu hèn đi nhƣng cũng có thể đem đến cho con ngƣời có sức mạnh phi thƣờng để làm nên những điều phi thƣờng.

Khi nói đến giá trị tinh thần của Truyện Kiều, ngƣời ta thƣờng nói Nguyễn Du cũng một lần nữa vƣợt ra ngoài quy phạm khi ông xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ nhƣ Thúy Kiều có một thay đổi lớn lao trong tâm chí về mặt phát triển con ngƣời, từ con ngƣời vô ngã sang con ngƣời hữu ngã, con ngƣời cá nhân. Về tình yêu lứa đôi, theo quan niệm của Nguyễn Du, là con ngƣời phải đƣợc tự do yêu đƣơng, tự do thề nguyền đính ƣớc, tự do lựa chọn ngƣời bạn trăm năm cho mình. Vƣợt ra khỏi quy phạm nghiêm ngặt của phong kiến nho giáo, ông muốn con ngƣời phải đƣợc bình đẳng yêu thƣơng nhau theo ƣớc muốn của trái tim chứ không do sự xếp đặt của một luật lệ nào trƣớc đó. Quan niệm của Nguyễn Du vừa mạnh bạo, vừa bao dung mà cũng vừa nghiêm chỉnh.

Vẫn là cái tôi khát khao hạnh phúc, khát khao đƣợc yêu thƣơng đầy bản lĩnh, Tự tình(II) của Hồ Xuân Hƣơng còn truyền cả sức sống mãnh liệt và lòng thiết tha yêu cuộc sống cho cả thiên nhiên tạo vật. Nhƣng cũng cần phải nói thêm, dƣờng nhƣ Hồ Xuân Hƣơng chính là một nàng thơ không chịu yên phận. Xuân Hƣơng đa cảm đa sầu nhƣng cũng rất đa tình, thiết tha yêu cuộc sống và sống mãnh liệt. Thơ Xuân Hƣơng vẫy vùng, ngƣời Xuân Hƣơng lăn lộn.

Một trong những biểu hiện của cảm hứng lãng mạn là việc thể hiện và khẳng định cái “tôi”.Tản Đà - nhắc đến thi nhân là nhắc đến "xê dịch”, “ngông” và “đa tình”. Ba yếu tố đủ để làm nên một cái tôi riêng trong làng thơ Việt Nam. Nhƣng có lẽ, cái tôi độc đáo của nhà thơ đã thể hiện trong Hầu

Trời là một cái “tôi ngông” rất lạ. Cái “ngông” ở đây đƣợc nói đến là “ngông” dựa trên khả năng mình có, nghĩa là chỉ những ngƣời tài năng, tự tin bởi cái tài của mình, tự tin để khẳng định nó với đời mới là cái ngông đƣợc ngƣời đời chấp nhận. Con ngƣời cá nhân trong văn học nƣớc nhà tuy từ trƣớc đã manh nha trong Truyện Kiều, trong thơ Hồ Xuân Hƣơng, thơ Nguyễn Công Trứ... Nhƣng nó vẫn nằm trong một khuôn khổ, một thứ kỉ cƣơng. Đến Hầu Trời, những ràng buộc nói trên dƣờng nhƣ không còn nữa. Một cái “Tôi” phóng túng đại diện cho một nền văn học mới hiện ra báo hiệu một chân trời mới, một bình minh đang đến. Cái đẹp của sáng tạo ngôn từ đã trở thành chủ thể:

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!/ Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!/

Êm như gió thoảng, tinh như sương!/ Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!”[40]

Tuy nhiên, cùng với những dấu hiệu của một cái tôi mới mẻ, trong quan niệm của Tản Đà không phải không còn những dấu vết của một quan niệm đã tồn tại có đến hàng ngàn năm. Thế nào là văn “vị đời, thế nào là “văn

chơi” chẳng hạn. Những cách nghĩ chƣa kịp đổi mới này còn chƣa bắt nhịp

đƣợc với những câu thơ của Xuân Diệu nhƣ: “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió -

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây" (Tặng Thế Lữ). Bởi vậy, trong giai đoạn

xã hội giao thời, văn học giao thời, Hầu Trời nói riêng và thơ Tản Đà nói chung đƣợc coi là một gạch nối của “hai thế kỉ”.

Đầu thập niên 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo.Cảm hứng lãng mạn là vƣợt lên trên thực tế, thoát li hiện thực, đề cao tuyệt đối cái “Tôi”. Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, nhƣng đằng sau đó là cả một quan niệm nhân sinh mới chƣa thấy trong thơ ca truyền thống. Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu là lời giục giã thế hệ trẻ sống vội vàng, sống cuống quýt để hƣởng thụ hết những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Đó là một sự ráo riết về ý thức cá nhân, về đời sống cá thể, những khao khát này là của một ngƣời, của một cái tôi, mạnh dạn bƣớc ra để

bày tỏ chứ không còn cần phải núp dƣới bóng của cái ta nữa: “Ta muốn ôm/

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn/ Ta muốn riết mây đưa và gió lượn/ Ta

muốn say cánh bướm với tình yêu/ Ta muốn thâu trong mỗi cái hôn nhiều/ …/

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”[41]. Đó là khao khát sống mãnh liệt

và một tâm thế chủ động, sẵn sàng hƣởng thụ, sẵn sàn đến với hạnh phúc của mình. Mùa xuân chính là tuổi trẻ, là hạnh phúc cá nhân của con ngƣời. Đây là cách bộc lộ cảm xúc vô cùng mãnh liệt, cuồng nhiệt, đắm say, độc đáo và mới mẻ chỉ có ở Xuân Diệu. Ngƣời đọc không thể nào quên cái “Tôi” khát khao sự giao hòa, giao cảm với cuộc đời của Xuân Diệu.

Một phần của tài liệu Tác phẩm thơ việt trong chương trình trung học phổ thông, từ cảm hứng chủ đạo đến ngôn ngữ nghệ thuật (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)