Cảm hứng thế sự và ngôn ngữ đậm chất hiện thực

Một phần của tài liệu Tác phẩm thơ việt trong chương trình trung học phổ thông, từ cảm hứng chủ đạo đến ngôn ngữ nghệ thuật (Trang 96 - 104)

1. Thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ

3.3. Cảm hứng thế sự và ngôn ngữ đậm chất hiện thực

Ngôn ngữ luôn bao chứa trong mình tính hàm súc, tính gợi mở. Nó khơi gợi đƣợc cảm xúc và suy nghĩ của ngƣời đọc từ đó kích thích mãnh liệt trí tò mò, lòng ham hiểu biết, muốn khám phá và bằng con đƣờng đó, nó giải phóng đƣợc những tiềm lực to lớn trong sâu thẳm của tâm hồn, trí tuệ ngƣời đọc.

Ngôn ngữ thơ của mỗi thời đại mang những đặc điểm riêng ảnh hƣởng từ tập quán, tâm lí, phong cách tƣ duy dân tộc . Một điểm có tể nhận thấy khá rõ là tinh thần thực tiễn ít chuộng triết lí trừu tƣợng, ít quan tâm truy nguyên bản thể mà hƣớng về cuộc sống hiện thực (tâm lí này có cội nguồn sâu xa từ

những đặc điểm lịch sử xã hội, địa lí của dân tộc Việt Nam). Điều này làm tăng thêm tần số xuất hiện những từ ngữ về sự vật, sự việc, sinh hoạt đời sống hằng ngày trong thơ. Đó là sự phá chấp triệt để, không vƣớng mắc vào giáo lí kinh điển. Đó chính là nét dung dị,cởi mở, khả năng hòa đồng rộng lớn của ngôn ngữ thơ mang nội dung cảm hứng thế sự Việt Nam.

Kế thừa những thành tựu từ Nguyễn Trãi và thời Hồng Đức, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phát triển đến một trình độ điêu luyện hơn ở chỗ từ dùng độc đáo, gợi tả, nhƣng câu thơ vẫn tự nhiên trong sáng, ít khúc mắc, khó hiểu. Đặc biệt thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có màu sắc giản dị, cách diễn đạt mộc mạc, gần gũi với quần chúng mà vẫn giữ đƣợc vẻ nhuần nhụy. Tiếng thơ ông cũng là lời ăn tiếng nói của quần chúng thƣờng ngày, triết lí trong đó cũng nhiều phần là những suy nghĩ của nhân dân đã đúc kết qua tục ngữ, thành ngữ bao đời. Qua bài thơ Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đƣa ra tuyên ngôn sống cho những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn: “Ta dại ta tìm nơi vắng

vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao”[38]. Ông tự nhận mình “dại” khi tìm

nơi vắng vẻ đến sống, nhƣng đây là cái “dại” khiến nhiều ngƣời ghen tị và ngƣỡng mộ. Ông rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ độc đáo, lột tả đƣợc hết phong thái của ông. Tứ thơ ở hai câu này hoàn toàn đối lập nhau từ ngôn ngữ đến dụng ý “dại – khôn, vắng vẻ – lao xao”. Với thời thế lúc bấy giờ và với cốt cách của ông thì “nơi vắng vẻ” mới thực sự là nơi để ông sống đến suốt cuộc đời. Đặt câu thơ trong hoàn cảnh sống của tác giả, chúng ta sẽ thấy rõ ý nghĩa thực sự của quan niệm về “nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” hay quan niệm “dại” và “khôn”. Tác giả đã sử dụng hai từ láy “vắng vẻ”“lao xao”

để miêu tả hai chốn ở khác nhau. “Vắng vẻ” - từ láy tạo nên nét sức bình dị, yên bình của thôn quê. Còn từ láy “lao xao” nó nhƣ có cả tiếng reo vui, tiếng náo nhiệt và tấp nập của chốn đô thành. Chọn nơi “vắng vẻ” là để tránh xa cuộc sống xô bồ của cuộc đời đầy bon chen, toan tính và không ít hiểm nguy.

Nguyễn Bình Khiêm cho rằng những ngƣời chọn chốn quan trƣờng là những ngƣời “khôn”, một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê ngƣời.

Trong bài Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến khóc bạn cũng là khóc cho một thế hệ nhà nho và cũng là tự khóc cho mình: "Ai chẳng biết chán đời

là phải"[40]. Những câu thơ của Nguyễn Khuyến đọc lên nghe thật buồn bã,

ngao ngán: “Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn/ Phận đấu thăng chẳng

dám than trời/ Bác già, tôi cũng già rồi/ Biết thôi thôi thế thì thôi mới

là!”[40]. Nói “buổi dương cửu” để chỉ thời kì loạn lạc khi thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, nhà thơ coi đó nhƣ là một vận hạn mà đất nƣớc và con ngƣời phải trải qua. Ông cảm thấy mình bất lực, cảm thấy mình đã già. Đặc biệt Nguyễn Khuyến sử sụng từ "thôi” trùng diệp, khác nghĩa nhau mà nhƣ cùng một nghĩa, bổ sung cho nhau, tạo ra ấn tƣợng về một tâm trạng cam chịu thật nặng nề: “Biết thôi- thôi - thế thì thôi”. Đúng là tâm trạng của nhà thơ khi cáo quan về làng và cho đến cả những năm sau này: đau buồn trƣớc cảnh nƣớc mất nhƣng không có thể làm gì cho đất nƣớc ngoài việc từ quan để khỏi làm việc cho kẻ thù.

Nguyễn Khuyến đã thể hiện nỗi lòng của mình qua tác phẩm, đó là những tâm trạng thời thế, và biết bao nhiêu cảm xúc, và dòng tâm trạng đang thấm đẫm trong dòng cảm xúc của từng lời thơ. Đó chính là nỗi ƣu thời mẫn thế thầm kín trong Câu cá mùa thu. Nguyễn Khuyến đã sử dụng linh hoạt ngôn ngữ, khai thác tối đa vỏ ngữ âm của ngôn ngữ, những từ trùng phụ âm đầu đi liền nhau nhƣ “bé tẻo teo, lơ lửng, đâu đớp động” hay cặp điệp

vận “teo – eo” vừa tạo ra nhịp điệu bằng bằng vi biến trong những mơ hồ của

đời, vừa tạo ra vòng lặp quẩn quanh u sầu trong tâm trạng của chính tác giả. Âm thanh của đời sống sinh động muôn vẻ thƣờng đƣợc vang vọng trực tiếp vào từng câu thơ của ngƣời nghệ sĩ. Đa số các nhà thơ tránh lối diễn

tả trực tiếp này mà nó thƣờng đƣợc thăng hoa, biến tấu qua bàn tay của những phù thủy ngôn ngữ. Những âm thanh này thƣờng đƣợc các nhà thơ cho khúc xạ, ẩn nấp trong tâm trạng và xúc cảm, hoặc đi kèm với những hình ảnh, thán từ, thán ngữ… Nhƣng trong thơ Tú Xƣơng lại có cách biểu đạt ngôn ngữ trực tiếp chứ không thông qua bất kỳ phin lọc ngôn ngữ, hay mƣợn lối nói ví von, uyển ngữ, nhã ngữ nào.Trong Vịnh khoa thi hương, giọng điệu chính của bài thơ là giọng điệu trào phúng: chua chát, sâu cay và đầy trăn trở. Bài thơ thể hiện tấm lòng của ông đối với dân tộc. Nhà thơ thực hiện thủ pháp cực tả, nói quá và biếm họa hình ảnh sĩ tử cũng nhƣ các quan coi thi: “Lôi thôi sĩ tử vai

đeo lọ/ Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”[40]. Tú Xƣơng đã lựa chọn từ

ngữ, âm thanh và nghệ thuật đảo trật tự cú pháp tinh tế, nhiều ý nghĩa. Với hình thức đảo ngữ, đặt tính từ"lôi thôi" lên đầu câu, nhân vật sĩ tử "vai đeo lọ"

bỗng trở thành kẻ nhếch nhác, luộm thuộm. Hay việc đảo tính từ đồng thời là từ láy "ậm ọe" lên trƣớc cũng biếm họa ông quan coi thi "miệng thét

loa"thành ngƣời ngu ngơ, ấm ớ, dớ dẩn. Hai kiểu nhân vật vốn là chủ nhân

nơi trƣờng thi nhƣng đã bị biếm họa thành những trò cƣời thiếu tƣ cách, không phù hợp với khung cảnh thi cử. Ở đây, kiểu nhân vật sĩ tử và quan trƣờng từ muôn năm xƣa vốn đƣợc coi trọng mà nay hóa thành loại ngƣời nhếch nhác, láo nháo, đáng bị chê cƣời. Tú Xƣơng còn giới thiệu thêm hai loại nhân vật mới mà tử cổ xƣa đến nay mới lần đầu xuất hiện giữa nơi trƣờng thi: “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra”. Cách gọi

"quan sứ" đăng đối với "mụ đầm" đã hàm chứa sự giễu cợt, châm biếm mát

mẻ và thái độ xa lánh, coi thƣờng. Thêm nữa, hình ảnh bà đầm trang phục đúng kiểu Tây cũng bị giễu nhại “váy lê quét đất”. Lợi dụng nghệ thuật đối, Tú Xƣơng, đã đặt cái "váy" của bà đầm ngang với cái "lọng" của ông Tây. Nói cách khác, ghép hai hình ảnh đó với nhau, cho nó đối nhau, Tú Xƣơng đã chơi một vố rất đau và rất thẳng tay đối với lũ quan Tây. Và cũng trong nghệ

thuật đối, "quan sứ" đối với "mụ đầm" là một dụng ý của Tú Xƣơng. “Quan sứ” là từ ngữ trang trọng để gọi ông Tây, nhƣng "mụ đầm" là chữ "chơi xỏ"

của dân gian, là chữ để chửi. Gọi ông quan Tây thì trang trọng, nhƣng gọi vợ ông quan là con “mụ” chẳng ra gì, đó là một cách chửi của Tú Xƣơng. Cho nên, không lạ gì, đứng trƣớc cảnh oái oăm và nhục nhã ấy, nhà thơ đã buột miệng thốt lên: “Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”[40].Cách sử dụng từ ngữ “nhân tài đất Bắc” là cách gọi mỉa mai của Tú Xƣơng đối với đám “ Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” đang chen chúc chốn trƣờng thi nhốn nháo đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tú Xƣơng sử dụng từ ngữ mới nghe qua thì nhƣ là khẩu ngữ "Ngoảnh cổ mà trông". Điều này tạo nên tiếng cƣời lƣỡng phân trong thơ ông. Văn học là suy tƣ chứ không phải đơn thuần là miêu tả. Cho nên dù mang đậm chất hiện thực nhƣng thơ Tú Xƣơng không phải chỉ là hiện thực đơn điệu, lạnh lùng. Ở trong hiện thực mà ông phơi bày có cơn giận và niềm đau của tâm hồn, của tấm lòng con ngƣời. Từ ngữ tƣởng nhƣ đƣợc lƣợm lặt một cách ngẫu nhiên trong cuộc sống qua bàn tay của Tú Xƣơng lại không hề ngẫu nhiên. Âm điệu câu thơ có cái gì xót xa. Đằng sau tiếng cƣời châm biếm mang ý nghĩa xã hội sâu xa là tiếng khóc ngậm ngùi, nuối tiếc cho nền Hán học suy tàn và tất cả những gì từng đƣợc coi là tinh hoa của nó đã bị đẩy lùi trƣớc làn sóng văn hoá phƣơng Tây đang tràn vào nƣớc ta theo bƣớc chân của đạo quân viễn chinh xâm lƣợc Pháp. Trong tầm quan sát của Tú Xƣơng, tất cả mọi vấn đề liên quan đến thi cử đều bị biến dạng trong mối quan hệ giữa danh và thực, tài và lực, giữa cái cũ lạc hậu nhƣng chƣa tiêu tan và cái mới vẫn chƣa thắng thế. Nói cách khác, thơ Tú Xƣơng đã hoán cải ngay cả những bi kịch thi cử và thất vọng cá nhân thành một chuỗi cƣời dài.

So với ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ có những đặc trƣng riêng. Điểm nổi bật của thơ ca là ở chỗ chỉ dùng một lƣợng hữu hạn các đơn vị ngôn

ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống bao gồm các sự kiện tự nhiên và xã hội cũng nhƣ tâm tƣ, tình cảm cá nhân của con ngƣời.Thơ Tú Xƣơng mỗi bài nhƣ một bức tranh, một câu chuyện, một nhát cắt của cuộc sống, vì nó rất sống, rất sinh động chứ không u buồn hay chết cứng. Ông vừa đóng vai chứng nhân, vừa là tác giả và đồng thời cũng là sĩ tử và nhân tài đất nƣớc. Cũng chính xã hội nửa tây nửa ta ấy đã khiến Tú Xƣơng mãi lận đận với con đƣờng thi cử mà trở thành kẻ vô dụng mang gánh nặng đến cho vợ con. Thương vợ

nằm trong những sáng tác của Tú Xƣơng về bà Tú cũng là một trong những nỗi niềm của Tú Xƣơng về thời cuộc. Bằng ngôn ngữ đời thƣờng, Tú Xƣơng đã lên án xã hội phong kiến đầy bạc bẽo đã mang đến bao thử thách khắc nghiệt của con ngƣời. Vì tình thƣơng và lòng biết ơn vợ, ông cất tiếng chửi đời, chửi mình. Vì xã hội trọng nam khinh nữ kia đã biến ông thành ông chồng vô tích sự. Ông không còn ẩn mình dƣới những lời ca ngợi bà Tú nữa mà mạnh dạn cất tiếng chửi gay gắt có phần thô cứng: “cha mẹ thói đời”. Câu chửi mang tính dân dã, suồng sã mà theo lối nói của ngƣời vùng Bắc bộ thì đây là kiểu “chửi đổng” nhƣng ngƣợc lại hợp với giọng thơ trào phúng của Tú Xƣơng. Ông coi thƣờng cái xã hội Tây -Tàu lố lăng, nạn thi cử khiến ông trở thành gánh nặng, thành ngƣời chồng vô tích sự không gánh nổi gia đình vợ con. Sự cay đắng, phẫn uất trong lòng mình đã phát ra với tiếng cƣời trào phúng. Với cách tự chửi mình:"có chồng hờ hững cũng như không". Hai chữ

"hờ hững" là thái độ dửng dƣng, coi nhẹ trách nhiệm. Vấn đề bài thơ đặt ra

không chỉ còn là vấn đề thái độ của Tú Xƣơng đối với ngƣời vợ của mình mà đã mở rộng sang vấn đề thái độ của Tú Xƣơng đối với xã hội. Vai trò của các câu kết trong thơ Tú Xƣơng thƣờng làm nhiệm vụ nâng cao, mở rộng ý nghĩa xã hội của nội dung thơ. Nói kết nhƣng lại là mở, chính là nhƣ vậy.

Cũng bàn về vấn đề liên quan thi cử, Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát còn thể hiện sự thất vọng, bi phẫn của nhà thơ trƣớc đƣờng đời trắc trở

và bế tắc vô vọng, phản ánh cảm quan của Cao Bá Quát về một thời đại đen tối lúc bấy giờ. Bằng cách xây dựng hình tƣợng đặc sắc, ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, bài ca ngắn đi trên bãi cát thực sự đã để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng ngƣời đọc.Sự đối lập “ thức / ngủ” và “tỉnh / say” thực ra chỉ là những biện pháp loại trừ nhằm giới hạn dần và soi tỏ từng bƣớc đặc trƣng loại biệt của đối tƣợng: “Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu/Tỉnh giả thường thiểu túy giả

đồng”[40]. Hình ảnh "bãi cát" đƣợc nhắc tới nhiều trong bài thơ. Vẫn là tiếng

thở dài đầy ngao ngán trƣớc cuộc đời, trƣớc con đƣờng mình chọn đang mờ mịt không có lối ra. Nhƣng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi“Quân hồ vi

hồ sa thượng lập?”[40] cho nên cần hiểu rằng trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con

ngƣời này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình.Bài thơ đã giúp cho chúng ta hiểu đƣợc sự chán ghét của một ngƣời trí thức đầy tài năng – Cao Bá Quát (Thánh Quát) với con đƣờng mƣu cầu danh lợi tầm thƣờng trong một xã hội với những bế tắc, trì trệ, không lối thoát. Đây có lẽ chính là lý do lớn nhất giải thích vì sao mà ông lại đứng lên khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn. Bởi ông luôn khao khát đƣợc đổi mới cuộc đời của mình, đổi mới xã hội, đƣợc cống hiến cho nƣớc nhà, đƣợc trở thành một con ngƣời có ích cho Tổ quốc.

Bằng giọng kể dí dỏm, hài hƣớc, phá vỡ sự trang nghiêm của thơ cổ điển; ngôn ngữ sống động,Hầu trời của Tản Đà đã đem vào thơ một hơi thở của đời sống thông tục rất thú vị. Giọng thơ ở đây biểu lộ sự vui vẻ thƣ thái ung dung của thi nhân. Vừa là ngƣời kể vừa là nhân vật chính trong câu chuyện, nhà thơ nhập vai rất thoải mái, nói năng trào lộng nhƣ ở nhà tạo cảm giác chốn thiên đình là nơi quen thuộc, ngƣời tiên hầu nhƣ cũng là chỗ bè bạn của nhà thơ. Ngôn ngữ gần gũi đời thƣờng ít ƣớc lệ quy phạm mà giàu sức gợi hình gợi cảm. Lối kể chuyện hấp dẫn, giọng kể bình dân, khôi hài, hóm hỉnh mà có duyên đƣa ngƣời đọc vào câu chuyện rất tự nhiên, lôi cuốn. Giọng

thơ ở đây biểu lộ sự vui vẻ thƣ thái ung dung của thi nhân. Đó cũng là một trong những biểu hiện của cái “ngông” Tản Đà. Đồng thời ông cũng đem những tâm sự rất thực chia sẻ với Trời cùng các chƣ tiên: “Bẩm Trời, cảnh

con thực nghèo khó/ Trần gian thước đất cũng không có”[40]. Cái ông có chỉ

“một bụng văn” nhƣng lại bị o ép nhiều chiều: thuê giấy mực, in, lại thuê

cửa hàng, hao công tốn của nhƣng văn chƣơng hạ giới lại rẻ mạt, “Kiếm được

đồng lãi thực rất khó/Làm ăn quanh năm chẳng đủ tiêu”. Đừng nói việc thiên

lƣơng mà ngay cả cuộc sống rất bình thƣờng với ông vô cùng chật vật. Hơn thế, đó là tình cảnh chung của giới văn nghệ sĩ những thập kỉ đầu thế kỉ XX.

Trong sự biểu đạt cho cảm hứng thế sự, các nhà thơ thƣờng sử dụng câu chữ trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Nhƣng với Lai tân của Hồ chí Minh, giản dị không là đơn giản, dễ hiểu không đồng nghĩa với kém hàm súc. Phê phán tố cáo chế độ nhà ngục bằng việc chỉ ra nghịch lí trong tiếng cƣời mỉa, nhẹ nhàng dƣới hình thức vô nhân xƣng, hoàn toàn khác với hình thức đánh vỗ mặt truyền

Một phần của tài liệu Tác phẩm thơ việt trong chương trình trung học phổ thông, từ cảm hứng chủ đạo đến ngôn ngữ nghệ thuật (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)