Cảm hứng yêu nƣớc và ngôn ngữ đậm chất sử thi

Một phần của tài liệu Tác phẩm thơ việt trong chương trình trung học phổ thông, từ cảm hứng chủ đạo đến ngôn ngữ nghệ thuật (Trang 73 - 82)

1. Thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ

3.1. Cảm hứng yêu nƣớc và ngôn ngữ đậm chất sử thi

Cảm hứng yêu nƣớc đƣợc biểu hiện rất phong phú, đa dạng, là âm điệu hào hùng khi đất nƣớc chống ngoại xâm, là âm hƣởng bi tráng lúc nƣớc mất nhà tan, là giọng điệu thiết tha khi đất nƣớc trong cảnh thái bình thịnh trị. Nhìn chung, cảm hứng yêu nƣớc đƣợc thể hiện tập trung ở một số phƣơng diện: ý thức độc lập tự chủ, tự cƣờng, từ hào dân tộc, căm thù giặc, xây dựng cuộc sống hòa bình . Nguồn cảm hứng yêu nƣớc đƣợc thể hiện bằng nhiều cách nói, nhiều giọng điệu riêng ở nhiều cấp độ, hình thái khác nhau. Có giọng điệu hùng tráng; có giọng điệu bi tráng, phẫn uất thành tiếng than, lời gọi; có giọng điệu nhẹ nhàng, say sƣa trƣớc cảnh sắc thiên nhiên, đất nƣớc… Tất cả tạo nên sự đa thanh, đa sắc, thể hiện sâu sắc, phong phú cảm hứng yêu nƣớc.

Trong thơ trung đại, cảm hứng yêu nƣớc đƣợc thể hiện ở tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lƣợc. Chính cảm hứng này đã tạo ra Hào khí Đông A (thời Trần) trong lịch sử chống xâm lƣợc của dân tộc. Hào khí ấy vang lên hùng tráng mà tha thiết. êu nƣớc, căm thù giặc tất yếu phải chiến đấu đến cùng cho lí tƣởng ấy. Trong thơ trung đại Việt Nam dƣờng nhƣ vẫn còn văng vẳng tiếng mài giáo dƣới ánh trăng của Đặng Dung (Cảm hoài), cái múa giáo đầy thách thức của Phạm Ngũ Lão (Thuật hoài). Sự mất còn của non sông đã đặt gánh nặng lên vai con ngƣời thời cuộc với thử thách nặng nề: giết giặc cứu nƣớc. Cảm hứng yêu nƣớc của thời đại Đông A còn vút lên giọng hào sảng của kẻ nam nhi quyết lập công để lƣu danh hậu thế trong

tỳ hổ khí thôn ngưu/ Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian

thuyết Vũ Hầu” [38]. Khí thế ba quân và hình ảnh võ tƣớng, ngƣời anh hùng

mang tầm vóc vũ trụ đƣợc đo bằng chiều kích của giang sơn núi rộng sông dài. Vậy nên trong Thuật hoài, từ suy ngẫm khái quát về tƣ thế, tầm vóc và sức mạnh của dân tộc chuyển sang suy ngẫm về bổn phận và trách nhiệm của cá nhân trƣớc cộng đồng, Phạm Ngũ Lão đã có cách sử dụng ngôn ngữ thật khéo léo: “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”[38]. Đúng là cái thẹn của một nhân cách lớn, cái xấu hổ lớn lao rất đáng trân trọng của Phạm Ngũ Lão.

Tuy vẫn nằm trong trong khuôn khổ nghệ thuật truyền thống của văn học trung đại là tính hàm súc nhƣng ngôn ngữ các tác phẩm giai đoạn này mang nét riêng hào hùng và khoáng đạt. Tinh thần nhân văn cao đẹp của thời đại đã chi phối sâu sắc cả nội dung lẫn nghệ thuật nên những sáng tạo mang đƣợc cá tính sáng tạo của ngƣời sáng tác, ít rơi vào khuôn khổ sáo mòn, ƣớc lệ.Lòng tự hào dân tộc còn đƣợc khơi dậy bằng niềm yêu mến vẻ đẹp của quê hƣơng, đất nƣớc

qua Bạch Đằng giang phú của Trƣơng Hán Siêu: “Qua cửa Đại Than, ngược

bến Đông Triều/ Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều/ Bát ngát sóng kình muôn dặm/ Thướt tha đuôi trĩ một màu/ Nước trời một sắc phong cảnh ba thu”[39].Lời ca mở ra trƣớc mắt chúng ta một dải nƣớc non bất tận, mênh mông, khoáng đạt, hùng vĩ. Không có sẵn trong lòng một sự gắn bó với quê hƣơng, đất nƣớc, chắc chắn không thể viết nên những câu ca nhƣ thế. Trong thơ, thiên nhiên đất nƣớc Việt Nam hiện lên thật đẹp đẽ qua ngôn ngữ tráng lệ giàu đƣờng nét, màu sắc. Với thơ thời Trần, qua cảnh trí thiên nhiên các thi sĩ đã gửi vào đó tình yêu quê hƣơng đất nƣớc của mình. Ngôn ngữ nghệ thuật đƣợc tác giả hƣớng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ, là chất liệu ngôn ngữ cao quý, cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc.

Có vần thơ trong xanh, có vần thơ ứa máu,mỗi nhà thơ bằng tình yêu nƣớc và tài năng sáng tạo đã viết nên những dòng thơ tráng lệ về Tổ Quốc.

Nếu nhƣ Nguyễn Trung Ngạn trong Quy hứng đã viết nên những vần thơ xúc động về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc với những phong vị riêng của một vùng đồng bằng Bắc Bộ: “Dâu già lá rụng tằm vừa chín/ Lúa sớm nở hoa cua béo

ghê/ Nghe nói quê nhà nghèo vẫn tốt/ Giang Nam vui thú chẳng bằng về”[39],

thì tới Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh,bức tranh phong cảnh đƣợc vẽ bằng ngôn từ nhƣ là một sợi dây kết nối giữa con ngƣời và thiên nhiên. Vẻ đẹp thiên nhiên càng đƣợc khắc họa với những nét vẽ vừa tráng lệ lại vừa yểu điệu uyển chuyển. Qua đó, cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên và cũng nhƣ sự tinh tế, con mắt tinh tƣờng của tác giả trƣớc vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng: “Kìa non non, nước nước, mây mây/……../ Nhác trông lên, ai

khéo vẽ hình/ Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt/ Thăm thẳm một hang lồng

bóng nguyệt/ Chập chờn mấy lối uốn thang mây”[40].

Cảm hứng yêu nƣớc còn đƣợc thể hiện bằng nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau với nhiều mức độ: yêu thƣơng có, hờn giận có, buồn vui có, thao thức băn khoăn có, bàng hoàng hổ thẹn có, rạo rực hả hê có, tự hào có, xót thƣơng có…với các giọng điệu đa dạng: bi ai, hùng tráng, xót xa, tâm tình, kêu gọi…Và tình cảm ấy đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng thức khác nhau: đó là ý thức tự cƣờng, tự tôn dân tộc; là khát vọng xây dựng đất nƣớc hoà bình, hạnh phúc; là sự tự hào về giống nòi, tự hào về lịch sử, văn hoá, phong tục, tiếng nói dân tộc; hoặc cũng có thể là tình yêu đối với một vùng trời cụ thể nào đó của quê hƣơng mình, tình yêu đối với một nét riêng trong tính cách Việt Nam; có khi là nỗi đau buồn da diết của một thời đất nƣớc tối tăm: “Bỏ

nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ bầy chim dáo dác bay/ Bến Nghé của tiền tan bọt

nước/ Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây” [40]. Với sự đa dạng trong

giọng điệu nhƣ vậy, Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện đƣợc một tấm lòng yêu nƣớc mãnh liệt, sâu sắc trên nhiều phƣơng diện, nói thay bao lời ngƣời dân tâm huyết với dân tộc.

Đến Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu),bằng giọng điệu tràn đầy nhiệt huyết và cảm xúc, bài thơ đã khắc họa một cách chân thực và đầy đủ khí phách ngang tàng, táo bạo quyết liệt của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đồng thời tác phẩm này cũng cho ngƣời đọc thấy nét tính cách nổi bật trong con ngƣời ông đó là cá tính mạnh mẽ, ƣa hành động, lòng yêu nƣớc nồng nàn, sâu đậm. Vốn xuất thân từ nhà Nho, Phan Bội Châu khi xuất dƣơng tìm đƣờng cứu nƣớc, vẫn viết lời từ biệt bằng một thể thơ truyền thống bằng chữ Hán: thể thất ngôn bát cú Đƣờng luật. Nhƣng ngoài yếu tố ngôn ngữ chữ Hán, rõ ràng bài thơ có nhiều nét mới mẻ làm nên đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Trƣớc hết là âm hƣởng, giọng điệu bài thơ. Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sôi sục, hào hùng. Bài thơ đƣợc viết theo bút pháp khoa trƣơng của thơ tỏ chí cổ điển và là thành công đặc sắc của loại thơ tuyên truyền vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Nỗi đau, niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng những tƣ tƣởng cách mạng của tác giả đã thực sự thổi hồn vào từng câu chữ của bài thơ khiến cho bài thơ có sức lay động lòng ngƣời. Ngôn ngữ thơ biểu đạt đƣợc những hình ảnh hết sức kì vĩ thể hiện đƣợc bối cảnh mang tính chất vũ trụ: “càn khôn, non sông, khoảng trăm năm, muôn thuở, bể Đông, cánh

gió, muôn tràng sóng bạc”[40]... kết hợp với các từ ngữ gây ấn tƣợng mạnh:

“tử hĩ” (chết rồi), “đồ nhuế” (nhơ nhuốc), “si” (ngu)[40]... đã làm nổi bật đƣợc cái chí vá trời lấp biển của nhà thơ, nhà cách mạng Phan Bội Châu. Bài thơ nổi bật ở giọng điệu thơ vừa da diết vừa mạnh mẽ, quyết liệt, sục sôi. Thơ Đƣờng khi nói về chia li, tống biệt thƣờng có giọng trang nhã và âm hƣởng u buồn. Bài thơ này khác hẳn: giọng điệu hăm hở trào dâng, âm hƣởng hào hùng. Cùng với giọng điệu đó là những ý thơ mạnh mẽ, táo bạo, dứt khoát; những hình ảnh thơ lớn lao, kì vĩ; những cảm hứng thơ bay bổng, giàu chất sử thi nhƣ một dòng chảy ào ạt suốt bài thơ để cuối cùng trào dâng thành ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên: “Nguyện trục trường phong Đông hải khứ/ Thiên

Cũng với giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn,hình ảnh thơ tƣơi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc, Từ ấy của Tố Hữu đã làm nổi bật lên ánh sáng cách mạng chính là ánh sáng chân lí, đã làm thức tỉnh lòng yêu nƣớc nồng nàn trong lòng mỗi ngƣời con dân tộc Việt. Từ cảm hứng yêu nƣớc,Tố Hữu đã biến mình thành một ngƣời con trong đại gia đình cần lao của nhân dân. Với việc sử dụng cấu trúc khẳng định "đã là"đã thể hiện ý thức tự giác và sự chắc chắn trong tác giả. Động từ "buộc" đã thể hiện sự tự nguyện gắn bó, thắt chặt với những ngƣời xung quanh. Các từ láy "trang trải, gần gũi"đã thể hiện sự mở lòng, mở rộng trái tim, vòng tay của mình để thấu hiểu, để cảm thông, để gắn bó với mọi ngƣời. Không dừng lại ở đó, nhà thơ còn cụ thể hóa mối quan hệ của mình với các thành viên trong gia đình thông qua việc sử dụng phép liệt kê "con của vạn nhà, em của vạn kiếp phôi pha, anh của vạn

đầu em nhỏ”kết hợp với điệp từ “là” và các từ ngữ xƣng hô "con, em, anh"

để tạo nên sức mạnh cộng đồng. Nhạc điệu của bài thơ trƣớc hết đƣợc tạo ra từ thể thơ thất ngôn vốn mang âm điệu trang trọng. Cách ngắt nhịp trong bài thơ liên tục thay đổi qua các câu thơ, ví dụ: “Từ ấy trong tôi / bừng nắng hạ...

Hồn tôi/là một vườn hoa lá... Gần gũi nhau/thêm mạnh khối đời...”. Hệ thống

vần cuối của các câu thơ cũng rất phong phú, có sức vang ngân, bởi nó chủ yếu là các âm mở, nhƣ: “hạ - lá; người - nơi - đời ; nhà - pha,...”.

Bên cạnh đó, cảm hứng yêu nƣớc trong thơ Tố Hữu còn đƣợc thể hiện khi tác giả viết về những cuộc hành quân hào hùng của dân tộc, cùng vai trò của cách mạng và chiến khu Việt Bắc. Việt Bắc là khúc tráng ca anh hùng của một dân tộc thắng trận sau hơn ba ngàn ngày máu lửa. Bài thơ Việt Bắc mang tầm vóc một trƣờng ca, dài 150 câu thơ lục bát, vừa mang âm điệu ca dao, dân ca đậm đà, vừa mang vẻ đẹp thơ ca cổ điển và thơ ca cách mạng dân tộc.Từ giọng điệu anh hùng ca, cuộc kháng chiến anh hùng của ta và mình đƣợc tái hiện trong hoài niệm của ngƣời về: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng/ Rừng cây núi

đá ta cùng đánh Tây/ Núi giăng thành lũy sắt dày/ Rừng che bộ đội, rừng vây

quân thù”[42]. Thiên nhiên Việt Bắc nhƣ có linh hồn là nhờ tác giả sử dụng

phép nhân hóa. Núi rừng Việt Bắc tƣơi đẹp đã trở thành lũy sắt bảo vệ và che chở cho bộ đội “vây, đánh” quân thù. Mỗi một tên núi, tên sông, tên phố, tên bản là một chiến công lừng lẫy của quân dân Việt Bắc. Sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ thể hiện ở sự dùng vần, điệp từ, ngữ và điệp cú. Chúng có tác dụng nhƣ một phƣơng tiện kết dính các dòng thơ lại với nhau thành một đơn vị thống nhất, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho trí nhớ vừa tạo nên vẻ đẹp trùng điệp cho ngôn ngữ thơ.Rồi những đêm hành quân, những đoàn dân công, những đoàn xe vận tải tấp nập sôi động. Nhịp thơ ở đây là nhịp của cảm xúc, cảm nhận. Nhƣ vậy, âm thanh, nhịp điệu trong thơ không đơn thuần là hình thức mà là những yếu tố góp phần biểu hiện những khía cạnh tinh vi của đời sống tình cảm con ngƣời. Sự tổ chức ngôn ngữ trên cơ sở của hệ thống nhịp điệu, tính chất tối đa về nghĩa trên một diện tích ngôn ngữ hẹp nhất, sắc thái chủ quan của ngƣời viết trong mức độ cần thiết đã tạo cho ngôn ngữ thơ ca những phẩm chất đặc biệt:

Những đường Việt Bắc của ta/ Đêm đêm rầm rập như là đất rung/ Quân đi

điệp điệp trùng trùng/ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan/ …/ Đèn pha bật

sáng như ngày mai lên”[42].Đó chính là niềm tin về một tƣơng lai tƣơi sáng

nhất định đất nƣớc sẽ giành thắng lợi. Viết về chiến thắng ấy Tố Hữu nhƣ để thầm ca gợi về khối đại đoàn kết dân tộc ta. Giọng điệu thơ trang trọng, thiêng liêng làm nổi bật lên hình ảnh về quê hƣơng cách mạng, là căn cứ địa kháng chiến, là niềm tin và là hi vọng của cả dân tộc.

Vẫn là nguồn cảm hứng yêu nƣớc dạt dào, nhƣng trong Đất nước(trích Trƣờng ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ trong một câu, số câu trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho tác phẩm, vừa là cơ hội để dòng chảy của cảm xúc đƣợc phát triển một cách tự nhiên. Trong phần trích này,

Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm xúc những suy tƣởng về đất nƣớc dƣới dạng kể lể trò chuyện, tâm tình có vẻ phóng túng theo nguồn cảm xúc tuôn trào dƣới ngòi bút nhƣng thật ra đất nƣớc đã đƣợc nhà thơ cảm nhận một cách thống nhất, tập trung trên nhiều bình diện.Tƣ tƣởng “Đất Nước của

Nhân dân” đƣợc biểu hiện bằng những hình ảnh, những chi tiết cụ thế. Mỗi

hình tƣợng đều gợi nhớ những truyền thống của dân tộc, những sinh hoạt của nhân dân đậm đà tình nghĩa, đầy chất thơ. Đi vào chiều sâu, bề dày của văn học dân gian, tác giả khám phá những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của nhân dân, chính là những yếu tố làm nên cái hồn của đất nƣớc. Ví nhƣ, chỉ với hình

ảnh “miếng trầu bây giờ bà ăn” đã gợi dậy trong tâm trí ngƣời Việt biết bao

điều. Đó là tục bà ăn trầu từ ngàn xƣa gắn với sự tích trầu cau, là những thành ngữ, tục ngữ, cao dao, dân ca thấp thoáng hình ảnh quả cau, lá trầu. Nhờ cách vận dụng sáng tạo ấy mà vẻ đẹp lung linh của văn học dân gian thấm sâu vào từng câu, từng chữ tạo nên hình tƣợng thơ vừa bình dị, mộc mạc, gần gũi, vừa thiêng liêng. Câu thơ với tiếng dài, ngắn linh hoạt tạo một nhịp điệu phóng khoáng cùng với giọng kể tâm tình góp phần biểu hiện mạch cảm xúc tuôn chảy dạt dào khá tự do. Giọng thơ có nhiều chỗ trầm bổng, sâu lắng, thiết tha, âm vang càng lúc càng thấm sâu vào tâm hồn ngƣời đọc: “Ôi những dòng

sông bắt nước từ đâu/ Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát/ Người

đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác/ Gợi trăm màu trên trăm dáng sông

xuôi”[42].Sự thay đổi kiểu câu, biến đổi giọng điệu linh hoạt làm tăng sức mạnh biểu hiện vừa trữ tình vừa giàu chất chính luận, khái quát, trí tuệ. Đoạn thơ rất giàu hình ảnh, sử dụng thể thơ tự do, nhịp thơ biến hóa kết hợp với biện pháp tu từ nhƣ liệt kê, điệp từ, điệp ngữ khiến giọng thơ biến hóa. Khi là lời thủ thỉ tâm tình của lứa đôi, khi nhƣ lời tự nhủ với chính mình trầm lắng chất suy tƣ. Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã chứa đựng một nội dung sâu sắc: tƣ tƣởng "Đất Nước của nhân dân". Nội dung tƣ tƣởng này

đƣợc thể hiện trong một hình thức nghệ thuật sinh động, thấm sâu vào từng hình ảnh, từng chi tiết, từng lời thơ.

Một phần của tài liệu Tác phẩm thơ việt trong chương trình trung học phổ thông, từ cảm hứng chủ đạo đến ngôn ngữ nghệ thuật (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)