1. Thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ
2.3. Cảm hứng thế sự
Nói đến cảm hứng là nói đến trạng thái tâm hồn đặc biệt của ngƣời nghệ sĩ nhằm khơi nguồn cho mọi sáng tạo nghệ thuật. Nói đến cảm hứng thế
sự là nói đến cảm hứng về cuộc sống đời thƣờng, là những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc sống thƣờng nhật để rồi bằng sự chiêm nghiệm thực tiễn ngƣời nghệ sĩ sẽ chế tác ra “đứa con tinh thần” chứa đựng tất cả sự kì vọng của mình, và những tác phẩm nghệ thuật ấy đó có thể là những suy nghĩ, tình cảm đối với cuộc sống, là việc đời, là những lẽ thƣờng và là cả những suy ngẫm về những con ngƣời hiện tại. Những tác phẩm mang cảm hứng thế sự thƣờng hƣớng đến những gì gần gũi, và quen thuộc trong đời sống, mà ở đó ngƣời cầm bút đã lắng nghe bằng trái tim nhiệt thành, để rồi từ những vụn vặt ấy họ đã giúp độc giả nhận ra chân giá trị cuộc sống.
Nhà văn phải đến với cuộc sống, đến với con ngƣời bằng cả tấm lòng, bằng trái tim mẫn cảm với tất cả sự nâng niu, trân trọng trong nguồn cảm hứng của khát khao sáng tạo. Khi và chỉ khi nhà văn thực sự “sống” giữa cuộc đời, tha thiết gắn bó và khao khát hòa nhập với cuộc đời thì mới có thể cho ra đời những tác phẩm văn học thực sự có giá trị. Và đến lƣợt mình, những tác phẩm đích thực chỉ có thể bắt nguồn từ những rung động chân thành của nhà văn, từ hơi thở ấm nóng của cuộc đời. Nói cách khác, đời sống trong tác phẩm luôn bắt nguồn từ đời sống của thế giới hiện thực nên tác phẩm của nhà văn phải hít phả từng hơi thở sống còn của cuộc sống. Dĩ nhiên, đó không chỉ là kết quả của tài năng thiên bẩm của ngƣời cầm bút mà còn là sự lao tâm, khổ tứ, sự sáng tạo không ngừng nghỉ của ngƣời cầm bút.
Trong mỗi giai đoạn văn học, cảm hứng thế sự lại có sự biểu hiện và ở mức độ khác nhau. Cảm hứng thế sự biểu hiện khá rõ nét từ văn học cuối thời Trần (thế kỉ XIV). Khi triều đại nhà Trần có những biểu hiện suy thoái là lúc văn học hƣớng tới phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh cuộc sống đau khổ của nhân dân. Một cành mai tƣơi nở giữa sự tàn tạ đổi thay trong bài thơ Cáo tật
thị chúng [38] của Mãn Giác - biểu tƣợng cái chân tâm của ngƣời đã đạt đạo
phới. Những triết lí đó đƣợc vận dụng cho bản thân để có một cách sống lạc quan, một nhân cách cao thƣợng, đồng thời vận dụng thành những bài học giáo dục cho mọi ngƣời. Đó là những con ngƣời luôn giữ vững mình, không xu phụ theo thói đời, không khiếp sợ cƣờng quyền, bạo lực và coi rẻ lợi danh.
Đến xã hội thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, đa số trí thức có nhân phẩm phải tìm đến cái nhàn [38] và nhiều lúc coi nó nhƣ là cứu cánh của đời mình. Tƣ tƣởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất phát từ quan niệm cuộc đời là tạm bợ, đời đổi luôn luôn, không gì bền vững. Rõ ràng quan điểm này có phần bị chi phối bởi thực tế thay đổi không ngừng ở thế kỉ XVI. Nguyễn Bỉnh khiêm đã chứng kiến bao cuộc tranh giành chém giết, phế lập, hƣng suy, nay đen mai trắng…Và ông đã bất lực trƣớc thời thế. Ông tìm về cảnh nhàn để khƣớc từ tất cả. Nhà thơ tìm về với cuộc sống điền viên để khỏi tác động với những kẻ đƣơng quyền mà ông cho là không xứng đáng, để tìm thú vui thanh cao cho tâm hồn và giữ gìn một nhân cách thẳng ngay, trong sạch. Nhàn là một thái độ phản kháng xã hội - tuy là phản kháng không trực tiếp. Xuất phát từ sự suy nghĩ, trằn trọc về thời thế để đi tìm một phƣơng hƣớng giải quyết này cộng với tấm long ƣu ái với đời: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn,
người đến chốn lao xao”[38]. Sáng suốt trong cách nói đùa vui hóm hỉnh,
ngƣợc nghĩa: “Dại” mà thực chất là “khôn”, còn “khôn” mà hóa “dại”. Ở một bài thơ khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: “Khôn mà hiểm độc là khôn dại/ Dại
vốn hiền lành ấy dại khôn” (Thơ Nôm). Nhà thơ tìm đến cái “say” là để “tỉnh”
và ông tỉnh táo hơn bao giờ hết: “Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống/ Nhìn xem phú
quý tựa chiêm bao”[38]. Trạng Trình đã cƣời cợt vào thói đời bằng cái nhếch
môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tƣ thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò “khôn - dại”.
Hay đó là cái nhìn trầm ngâm từ đại thi hào Nguyễn Du về cuộc bể dâu của sự vật và cái lẻ nhân sinh của kiếp ngƣời sao mà cô đơn đến thế. Cái đẹp bị
hủy hoại cùng triệt, dòng thời gian cứ chảy vô tình. Tại sao khách má hồng lại gặp nỗi truân chuyên? Tại sao những kẻ tài hoa lại hay yểu mệnh? Từ số phận của Tiểu Thanh trong Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du đã khái quát thành cái nhìn về con ngƣời trong xã hội phong kiến: “Cổ kim hận sự thiên nan vấn/
Phong vận kỳ oan ngã tự cư” (Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi/ Cái án phong lƣu
khách tự mang)[38]. Câu thơ là nỗi lòng nhân thế, là những nghịch cảnh thƣờng gặp trong cuộc đời: khách phong lƣu lại phải oan, phải khổ. Câu hỏi nhƣ hƣớng vào vô vọng, không lời đáp. Nỗi hận, nỗi oan cũng vì thế mà càng nhức nhối. Dù là cảm xúc về một cuộc đời bất hạnh đã cách ba trăm năm, nhƣng thực chất cũng là tâm sự của nhà thơ trƣớc thời cuộc. Câu thơ đã giúp ta hình dung rõ cuộc sống của những nạn nhân chế độ phong kiến, dồn nén thái độ bất bình uất ức ủa nhà thơ với thời cuộc, đồng thời cũng thể hiện một sự bế tắc của Nguyễn Du. Đó cũng chính là nỗi niềm thấm thía của những ngƣời tài hoa phải sống trong bóng đêm hắc ám của một xã hội rẻ rúng tài năng.
Ngƣời dân lao động luôn luôn bị cái quy luật cạnh tranh sinh tồn, đặc biệt là cái quy luật bần cùng hóa của chế độ thực dân nửa phong kiến uy hiếp, nên lắm lúc vì cái ăn cái mặc hàng ngày của gia đình mà buộc phải liều lĩnh, phải bực dọc, phải cau có, phải chen lấn… thì cũng là điều thƣờng tình, dễ hiểu và đáng thƣơng hơn đáng trách. Tú Xƣơng không còn ẩn mình sau những dòng thơ để tán dƣơng vợ mà đã xuất hiện để nói thay, để trách ông chồng, để trách phận mình của bà Tú: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/ Có chồng
hờ hững cũng như không” [40]. Ý thức đƣợc hoàn cảnh gia đình, Tú Xƣơng
lại càng thêm tự trách, càng thêm đau đớn và căm ghét cái xã hội đẩy đƣa, đốn mạt lúc bấy giờ.“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”[40] là một cách nói rất phù hợp với phong cách thơ trào phúng. Đó là sự giận đời vì cái xã hội thối nát lúc bấy giờ. Thêm vào đó ít ai biết đƣợc rằng đằng sau tiếng chửi đời đầy dứt khoát ấy lại là một bi kịch của con ngƣời chất chứa bao nỗi đau xót. Tú
Xƣơng chửi cái “thói đời” nhƣng cũng là sự chửi mình, tự chửi một đấng nam nhi đang trên đƣờng công danh mà không giúp đƣợc vợ lại thành kẻ ăn bám. Tú Xƣơng coi mình là một ngƣời “hờ hững” trong trách nhiệm của một kẻ làm cha, làm chồng. Thế nhƣng nếu nhìn nhận lại sự việc thì Tú Xƣơng quả là đáng thƣơng hơn đáng trách. Bởi, suy cho cùng chính xã hội kia đã đẩy ông vào đƣờng cùng. Hai câu thơ khép lại tác phẩm là lời tự rủa mình, rủa đời của Tú Xƣơng nhƣng lại mang đậm ý nghĩa lên án xã hội sâu sắc. Xã hội phong kiến suy tàn, Nho học suy tàn, những bậc trí thức đƣơng thời cũng chán chƣờng lui về chốn thôn quê, không màng thế sự, bởi khi ấy đạo đức xã hội xuống cấp, đồi bại, nhân cách con ngƣời biến dạng, họ sẵn sàng vứt bỏ liêm sỉ, đạo đức chà đạp lên nhau mà chuộc lợi, ăn sung mặc sƣớng. Còn những ngƣời có tâm, có tài nhƣ Tú Xƣơng lại phải chịu cái kiếp để bọn ô hợp đè đầu cƣỡi cổ, phải chịu cảnh lực bất tòng tâm. Nó khiến con ngƣời ta không thể không uất ức mà buông một tiếng chửi cái "thói đời ăn ở bạc". Cái “thói đời” đó là bạc bẽo, là đểu cáng, là chen lấn, là cƣớp giật, là sống chết mặc bay… để những ngƣời lƣơng thiện nhƣ vợ ông Tú, tần tảo mà vẫn đói nghèo, thƣơng chồng con mà thành khổ cực, có duyên mà không vui nổi với duyên.
"Thói đời" ở đây phải chăng là sản phẩm của buổi giao thời đã tạo ra những
ngƣời chồng hờ hững? để rồi ngƣời phụ nữ phải mang gánh nặng trụ cột gia đình. Câu thơ thể hiện nỗi dằn vặt, thái độ chân thành tự trách mình của nhà thơ đồng thời bộc lộ tâm trạng bất lực trong bi kịch tinh thần của ngƣời trí thức: trở thành ngƣời thừa ngay trong chính gia đình của mình.Vấn đề bài thơ đặt ra không chỉ còn là vấn đề thái độ của Tú Xƣơng đối với ngƣời vợ của mình mà đã mở rộng sang vận đề thái độ của Tú Xƣơng đối với xã hội. .
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là xã hội thực dân nửa phong kiến với biết bao những thối nát, nhố nhăng. Đây chính là môi trƣờng để văn thơ hiện thực trào phúng thời kì này phát triển thành dòng, thành
hƣớng riêng.Vịnh khoa thi Hương của Tú Xƣơng vừa ghi lại cảnh nhập trƣờng vừa ghi lại cảnh lễ xƣớng danh, qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trƣớc hiện thực mất nƣớc. Cảnh trƣờng thi nhốn nháo, nhố nhăng làm bật lên tiếng cƣời chua chát về tình cảnh đất nƣớc mất chủ quyền. Đây cũng là mâu thuẫn nội tại lúc bấy giờ không thể điều hoà đƣợc giữa kẻ sĩ muốn thi thố tài năng với đời,với thực tế phi nghĩa của khoa cử. Trong tầm quan sát của Tú Xƣơng, tất cả mọi vấn đề liên quan đến thi cử đều bị biến dạng trong mối quan hệ giữa danh và thực, tài và lực, giữa cái cũ lạc hậu nhƣng chƣa tiêu tan và cái mới vẫn chƣa thắng thế. Nói cách khác, thơ Tú Xƣơng đã hoán cải ngay cả những bi kịch thi cử và thất vọng cá nhân thành một chuỗi cƣời dài, để lại một câu hỏi đau đáu: “Nhân tài đất Bắc nào ai đó/
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”[40]. Câu thơ thật bình dị mà đa nghĩa,
khơi gợi ý thức trách nhiệm của mọi ngƣời: vừa bất lực trƣớc quá khứ vừa ngơ ngác trƣớc một thực tại mới, vừa xa xôi kỳ vọng vào lớp ngƣời mới vừa bàng hoàng trƣớc phong vận đổi thay của thời cuộc.
Cũng là một nhà nho với biết bao hoài bão, lí tƣởng, Cao Bá Quát là một trong những nhân tài hiếm hoi trong xã hội phong kiến triều Nguyễn. Ông là một ngƣời có bản lĩnh, có cá tính mạnh mẽ, là một nhà thơ có tài năng. Thế nhƣng, ông gần nhƣ không thể cống hiến đƣợc tài năng của mình bởi nhiều lần đi thi mà không đỗ. Thơ của ông hƣớng về xã hội phong kiến trì trệ với thái độ phê phán mạnh mẽ, phản ánh nhu cầu đổi mới xã hội Việt Nam. Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát(Sa hành đoản ca) của ông là một trong những sáng tác của ông viết về con đƣờng danh lợi gập ghềnh mà ông chán ghét nhƣng buộc phải theo đuổi và sự bế tắc của xã hội phong kiến đƣơng thời. "Bãi cát" hay chính là môi trƣờng xã hội, con đƣờng mƣu cầu danh lợi mà ông đang đi, khó khăn, vất vả, cứ đi miết mà không tìm thấy đích đến: “Đi
đường nước mắt rơi”[40].Có thể nói bãi cát đó hay chính con đƣờng công danh dù mờ mịt nhƣng dƣờng nhƣ có rất nhiều ngƣời vẫn bị cuốn vào đó
“người say vô số,tỉnh bao người?"[40]. Chiêm nghiệm lại cuộc đời từ xƣa tới
nay, ông nhận ra rằng, con ngƣời chƣa bao giờ bỏ đƣợc danh lợi xa hoa ấy. Bãi cát ấy nhƣ là một hình ảnh ẩn dụ nói về chính con đƣờng mà bao ngƣời dấn thân vào. Con ngƣời cả một đời phải theo đuổi con đƣờng công danh mà mình chán ghét, ghê sợ. Và dƣờng nhƣ đồng thời đó cũng là sự báo hiệu cho sự thức tỉnh của một con ngƣời, một thế hệ. Bài ca ngắn đi trên bãi cát đã thể hiện tâm sự sâu kín của tác giả. Bãi cát kia là con đƣờng công danh ông theo đuổi hay cũng chính là cái vòng luẩn quẩn của xã hội phong kiến triều Nguyễn đang bế tắc, quẩn quanh. Ông đứng giữa "bãi cát" mênh mông ấy, cất lên khúc ca về sự tuyệt vọng, chán chƣờng của bản thân mình. Câu hỏi ấy nhƣ là sự phân vân, bi phẫn đến tuyệt vọng của chính tác giả. Ông hiểu đƣợc sự bế tắc của xã hội, của con đƣờng danh lợi ông theo đuổi, ông chán ghét nó tới cùng cực nhƣng lại chẳng thể nào rời bỏ nó. Vậy rốt cuộc, ông đứng đây để làm chi, để chờ đợi điều gì? Một sự mâu thuẫn quá đỗi trong lòng của nhà thơ. Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát nhƣ là lợi tự bạch đầy chán chƣờng của Cao Bá Quát trƣớc con đƣờng danh lợi tầm thƣờng mà ông buộc phải theo đuổi xen lẫn là sự bất lực khi ông khao khát đƣợc đổi mới cuộc sống trong xã hội phong kiến triều Nguyễn bảo thủ, trì trệ.
Vậy, vì sao Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng, sống giữa chốn danh lợi bon chen nhƣ thế mà vẫn bình thản, thoát khỏi lẽ thƣờng ở đời? Có lẽ vì một lẽ đơn giản ngay trong tiềm thức, trong ý thức sâu xa của mình, ông đã không quan tâm đến cái đƣợc, cái mất ở đời. Ta còn nhớ trong ngót ba mƣơi năm chốn quan trƣờng, có lúc Nguyễn Công Trứ làm đại tƣớng, có khi chỉ là một anh lính thú ở chốn biên ải. Tuy thế, lúc nào ông cũng bình thản nhƣ ngọn gió xuân, mặc cho thiên hạ khen hay chê: “Được mất dương dương
Nguyễn Khuyến cũng đã đã từng làm quan nhƣng khi nhận ra những suy đồi của chế độ, ông lập tức dứt áo giã từ. Ra đi theo tiếng gọi của lƣơng tâm, ông quyết sống cuộc đời dù nghèo khổ nhƣng bảo toàn đƣợc khí tiết nhƣng ông vẫn không thể không quan tâm đến thế sự. Trong Câu cá mùa thu,
Nguyễn Khuyến nói câu cá nhƣng thực ra không phải chú ý vào việc câu cá. Có lẽ vì nỗi buồn lớn quá, nhà thơ không thể gửi gắm mãi vào thiên nhiên. Hai câu cuối bài thơ hạ xuống cùng là lúc bài thơ vén lên bức màn để lộ một con ngƣời với niềm ƣu tƣ day dứt: “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được/ Cá đâu
đớp động dưới chân bèo”[40]. Câu cá mà không tập trung câu cá, tâm hồn
vẫn chơi vơi nơi đâu không ở lại nơi cái ao làng nhỏ bé này. Thi nhân ƣu tƣ điều gì? Ƣu tƣ về vận nƣớc, ƣu tƣ về lẽ đời. Niềm ƣu tƣ dai dẳng, khắc khoải dứt áo ở ẩn vẫn không nguôi trăn trở. Trong cái vận nƣớc điên đảo đƣơng thời, ông quan thanh liêm về hƣu liệu có giúp gì cho nƣớc, ông đau xót, tủi hổ và muốn gửi gắm tâm sự vào khung cảnh thu nhƣ bầu trời xanh ngắt hay ngõ trúc kia để làm vơi đi phần nào nỗi buồn vì bất lực. Đọc thơ của Nguyễn Khuyến, chúng ta nhƣ thấy cảnh sắc thiên nhiên đang hiện ra và nó còn là cảnh sắc của tâm hồn đang mang nặng những dòng cảm xúc riêng - cảm xúc của những con ngƣời với thời cuộc.