1. Thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ
1.2.2. Mối quan hệ giữa cảm hứng chủ đạo với ngôn ngữ nghệ thuật
Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản, nó thể hiện những trạng thái cảm xúc, tâm hồn của văn bản.Qua cảm hứng nghệ thuật, ngƣời đọc có thể cảm nhận đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả gửi gắm vào bên trong tác phẩm. Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, là tấm lòng đột khởi của chính nhà thơ trƣớc cuộc đời. Vì vậy thơ trƣớc hết phải là thơ, phải mang đƣợc tính đặc trƣng của nó không nhầm lẫn với bất kỳ thể loại nào khác. Thế nhƣng thơ cũng không chỉ có tình cảm, cảm xúc hiện diện, bởi nếu không đƣợc xây dựng bằng những yếu tố khác thì tự khắc đặc trƣng thể loại của thơ sẽ biến mất. Hay nói cách khác, ngoài là tiếng nói của trái tim, thơ cần
có hình cho ngƣời ta thấy, tức phải cần yếu tố ngôn ngữ để phác thảo đƣợc bức tranh của cảm hứng chủ đạo.
Thơ là cả một thế giới mà ở đó tác giả luôn đem đến cho ta những giây phút ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, một thế giới khác nhƣng không hề xa lạ với cõi đời thực của chúng ta. Có những nhà thơ, khi bƣớc vào con đƣờng thơ ca, đã trải lên trên đó không biết bao nhiêu mĩ từ lóng lánh, những ngôn ngữ óng chuốt hoa mĩ mà quên mất rằng cái cốt lõi đích thực của thơ ca không nằm ở cái bề ngoài chải chuốt ấy. Đó phải là cái đọng lại ở bề sâu cảm xúc,ở sự chân thật của trái tim, tâm hồn của nhà thơ. Khi nhà thơ xúc động chân thành đến tận đáy tâm hồn, anh sẽ sáng tạo nên đƣợc những vần thơ hay, những vần thơ ấy đôi khi không cần đến vẻ cầu kì bên ngoài mà vẫn rung động lòng ngƣời. Nhà thơ không thể đánh lừa độc giả bằng những ngôn từ hoa mĩ hào nhoáng bên ngoài để che đậy sự trống rỗng vô hồn trong cảm xúc và trong suy tƣởng. Nhà thơ, khi đứng trƣớc trang giấy trắng chỉ có thể làm nên thơ với những cảm hứng chân thật, tự nó sẽ gợi nên thơ. Cảm hứng đƣợc biểu hiện trên bề mặt ngôn ngữ súc tích và cô đọng.
Cảm hứng chủ đạo trong thơ khiến cho ngƣời cầm bút phải xúc động, phải trăn trở, nghĩ suy.Thơ hay là thơ phải khiến cho ngƣời ta xúc động tận đáy lòng. Và muốn nhƣ thế, nhà thơ phải lấy đƣợc nguồn cảm hứng từ cuộc đời. Nhà thơ muốn cho độc giả khóc, trƣớc hết mình phải khóc, muốn cho ngƣời ta cƣời mình phải cƣời trƣớc đã. Với cảm xúc mãnh liệt đó, thơ trào ra qua từng dòng chữ, từng lời thơ để trở thành những vần thơ bất tử. Cảm hứng chủ đạo trong thơ không phải là sự xúc động trong giây lát, thoáng qua hời hợt. Đó phải là những xúc động sâu xa, có thể là niềm vui rạo rực, có thể là nỗi buồn mênh mang, nhƣng tất cả đều đƣợc biểu đạt qua ngôn ngữ thơ.Tác phẩm văn học nói chung, trong đó có thơ giống nhƣ một “tảng băng trôi”, chỉ có một phần nhỏ nổi lên, còn lại chìm sâu dƣới nƣớc. Nó buộc ngƣời đọc phải
vén bức màn ngôn từ dày đặc để tìm đến phần chìm của văn bản ấy - đó chính là cảm hứng chủ đạo. Mặt khác, bản chất của ngôn từ nghệ thuật vốn có tính đa nghĩa mơ hồ, nên đối với mỗi ngƣời, cảm hứng chủ đạo lại đƣợc gợi theo một cách khác. Từ đó cũng hình thành nên nhiều cách cảm khác nhau đối với ngƣời cảm thụ.
Cảm hứng dù có đƣợc khơi nguồn dạt dào bao nhiêu mà nghèo nàn về ngôn ngữ biểu đạt cũng trở nên vô ích. Cảm hứng trong thơ kết hợp với ngôn ngữ biểu đạt sẽ tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Cảm hứng chủ đạo nếu đƣợc biểu đạt với một vốn ngôn ngữ đa dạng, hình thức thích hợp thì đó là lúc cảm hứng đƣợc thăng hoa nhất. Cùng một giọt nƣớc mắt của nàng Kiều nhƣng mỗi lần Kiều khóc, Tố Nhƣ lại có một cách diễn đạt khác nhau. Và cứ thế, từ đầu cho đến cuối tác phẩm, ngƣời đọc bị cuốn hút say mê, bị dằn vặt bởi nỗi đau nàng Kiều. Thơ không chỉ là ngôn từ mà nó còn là cảm hứng. Đó là nỗi buồn vui, đau khổ của con ngƣời...Bằng nghệ thuật ngôn từ, thơ thƣờng đi sâu vào lòng ngƣời hơn bất cứ hình thái nghệ thuật nào khác. Cảm hứng đƣợc chắp cánh bởi những ngôn ngữ chọn lọc, sắp xếp, đƣợc cách điệu hóa với âm thanh nhạc điệu của mình để tạo nên những dòng sông đỏ nặng phù sa bồi đắp cho tâm hồn. Một tác phẩm hay là sự kết hợp hoàn hảo giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, là sự tổng hòa của thế giới hiện thực khách quan và thế giới tâm hồn của nhà văn - kết tinh trong khả năng sử dụng ngôn ngữ, câu từ của ngƣời nghệ sĩ. Chính vì thế, tiếp nhận một bài thơ hay không dễ gì ta cảm nhận đƣợc ngay, đọc rồi, đọc nữa, suy ngẫm, liên tƣởng ta mới nhận ra thứ ánh sáng, màu sắc, hƣơng thơm man mác bên trong hình tƣợng ngôn ngữ thơ.
Văn chƣơng dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tƣợng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Một thực tế tồn tại trong văn chƣơng là mỗi một tác giả, sẽ tái hiện trong độc giả một bức tranh sinh động về các tác phẩm của mình với những ngôn ngữ riêng. Để đƣa những ngôn ngữ đó vào tác phẩm
một cách thành công và lƣu lại những cảm xúc không thể phai nhạt trong lòng đọc giả thì phải thông qua văn phong phù hợp. Nhà thơ phải biết cách sử dụng một số lƣợng chất liệu tối thiểu mà đạt đƣợc hiệu quả nghệ thuật tối đa. Văn bản cấu thành từ ngôn ngữ, mà ngôn ngữ nghệ thuật sẽ gây nên hiệu ứng ở ngƣời đọc. Tƣ tƣởng của nhà văn, cảm hứng nghệ thuật của tác giả cứ thế đƣợc truyền tải bằng ngôn ngữ. Những chức năng to lớn của văn học đƣợc xây dựng và thể hiện từ cấu trúc ngôn ngữ. Dùng chất liệu ngôn ngữ để xây dựng tác phẩm, nhà thơ phải luôn tự giác biết rằng mình đang tận dụng tối đa cái chất thơ trong ngôn ngữ. Vì thế học tập trau dồi và sử dụng thành công ngôn ngữ trong tác phẩm có lẽ là điều kiện trƣớc hết, điều kiện kiên quyết để chuyển tải đƣợc cảm hứng mà mỗi tác giả muốn biểu đạt.
Tóm lại, quan hệ giữa cảm hứng chủ đạo và ngôn ngữ nghệ thuật là mối quan hệ thống nhất, không những gắn bó mật thiết với nhau mà còn có sự chuyển hóa vào nhau. Đó luôn là vấn đề đƣợc đặt lên hàng đầu trong quá trình sáng tác của các nghệ sĩ nói chung.
Tiểu kết chƣơng 1
Văn học nghệ thuật là lĩnh vực sáng tác đặc biệt, tất yếu nó cũng nằm trong quy luật chung của các ngành nghệ thuật. Thơ phải đƣợc nói ra bằng nỗi niềm đƣợc cảm nhận rõ rệt nhƣng không dễ dàng làm sống dậy đƣợc, nếu không truyền đạt bằng ngôn từ. Không có thể có một tác phẩm văn học nào chỉ tồn tại với cảm hứng chủ đạo của nó mà không có sự tham gia của ngôn ngữ nghệ thuật.Theo đó, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm có vai trò quyết định còn ngôn ngữ là yếu tố định hình, biểu hiện ngữ nghĩa. Ngôn ngữ phù hợp với cảm hứng chủ đạo trở thành tiêu chuẩn để sáng tạo, đánh giá và làm nên giá trị tác phẩm. Thơ luôn bắt nguồn từ một men say, một tia chớp lóe sáng, một mạch nƣớc ngầm âm ỉ tự bao giờ. Với ai kia, thơ tôn sùng nghệ
thuật trong sự thăng hoa của cảm xúc. Với ai kia, thơ là sự say đắm trong một thế giới vô thức. Tất cả đều phải đƣợc biểu đạt qua lớp ngôn từ nghệ thuật.
Văn chƣơng dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tƣợng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Một thực tế tồn tại trong quá trình nghiên cứu là ở mỗi một tác giả, sẽ tái hiện trong độc giả một bức tranh sinh động về các tác phẩm của mình với những ngôn ngữ riêng. Để đƣa những ngôn ngữ đó vào tác phẩm một cách thành công và lƣu lại những cảm xúc không thể phai nhạt trong lòng độc giả thì phải thông qua văn phong phù hợp. Ở đây là muốn nói đến ngƣời đọc. Ngƣời đọc đến với tác phẩm đâu phải bằng con đƣờng lí trí mà bằng chiếc cầu nối từ trái tim đến với trái tim. Những tƣ tƣởng tâm đắc nhất , tha thiết nhất nhà văn gửi gắm trong tác phẩm sẽ thâm nhập vào tâm hồn ngƣời đọc trong hình hài của cảm xúc. Văn học phản ánh cái xấu xa, cái tàn nhẫn, cái vô nhân, cái giả dối, bao giờ cũng đặt nó trong đối sánh với cái tốt đẹp, cái lƣơng thiện, cái nhân hậu, cái chân thật. Văn học đồng cảm, xót xa cho số phận của con ngƣời, văn học trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp của con ngƣời, thì văn học cũng tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con ngƣời.
Chƣơng 2
CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ VIỆT
THUỘC CHƢƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG