8. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Quản lý và quản lý giáo dục
1.2.2.1.Quản lý
Quản lý là những hoạt động cần thiết phải đƣợc thực hiện khi con ngƣời kết hợp với nhau thành tập thể, thành tổ chức. Trải qua quá trình phát triển, cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ tổ chức và quản lý cũng đƣợc từng bƣớc đƣa lên. Quản lý là một yếu tố không thể thiếu đƣợc trong đời sống xã hội. Xã hội càng phức tạp, đa dạng và đông đảo bao nhiêu thì vai trò của nhà quản lý càng quan trọng bấy nhiêu. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con ngƣời muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vị rộng lớn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừa nhận, chịu một sự quản lý nào đó.
Tuy tƣ tƣởng về quản lý đã có từ rất lâu, từ khi con ngƣời đƣợc xã hội hóa nhƣng khoa học quản lý lại chỉ mới phát triển thành một khoa học thực sự từ đầu thế kỷ XX. Theo gốc độ, quan điểm và phƣơng pháp tiếp cận, có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý.
trong Những vấn đề cốt yếu của quản lý cho rằng: “QL là hoạt động thiết yếu của nhà QL đảm bảo sự phối hợp, sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong tổ chức nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định trong điều kiện thời gian, công sức
và kinh phí bỏ ra ít nhất nhưng đạt hiệu quả nhất”. Pall Hersey & Ken Blanc
Hard (1995), trong chuyên luận QL nguồn nhân lực cho rằng: QL nhƣ một quá trình làm việc cùng và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng nhƣ các nguồn lực khác để hình thành các mục đích của tổ chức.
Theo Bùi Hiền và Nguyễn Văn Giao (2001), [5] Từ điển Giáo dục học,
“QL là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể QL
(người QL) đến khách thể QL (người bị QL) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức. Các hình thức chức năng QL
bao gồm chủ yếu: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo hoặc lãnh đạo và kiểm tra”
[23, tr 326]
Ở góc độ kinh tế, QL là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn ngƣời khác là và sau đó thấy đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt đẹp và rẻ nhất. Dƣới gốc độ chính trị - xã hội và gốc độ hành động, “QL là hoạt động có ý thức để chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời nhằm đạt đến mục tiêu ý chí của ngƣời QL và phù hợp với quy luật khách quan”.
Ở Việt Nam, các nhà NC về khoa học QL đều nhấn mạnh các yếu tố: chủ thể QL, khách thể và mục tiêu QL, đồng thời khẳng định rằng: QL là một hoạt động mà trong đó con ngƣời vừa là chủ thể vừa là khách thể QL. Trong cuốn “Tâm lý học trong quản lý nhà nƣớc” - Học viện hành chính quốc gia 1993, tác giả Mai Hữu Khuê (1993), nêu rõ: “Hoạt động QL là một dạng lao động đặc biệt của ngƣời lãnh đạo, mang tính tổng hợp của các dạng lao động trí óc liên kết bộ máy thành một chỉnh thể thống nhất, điều hòa, phối hợp các khâu QL và các cấp QL hoạt động nhịp nhàng đƣa đến hiệu quả cao” [7].
Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn (2000), trong Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, thì nhấn mạnh:“QL là sự tác động có hướng đích của chủ thể QL đến đối tượng QL bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng QL, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục
vụ mục đích của con người” [14].
Nhƣ vậy, khi bàn về QL, tác giả đều có quan điểm thống nhất chung là:
QL là quá trình tác động có mục đích của chủ thể QL đối với khách thể QL về mặt chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội… bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, các nguyên tắc, các PP và các biện pháp có thể nhằm tạo ra môi trường
và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.
1.2.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục (QLGD) là một loại hoạt động xã hội, hoạt động có ý thức của con ngƣời. Nó là một loại hình quản lý, một bộ phận của quản lý xã hội. Do đó, đề cập đến QLGD là đề cập đến việc quản lý mọi hoạt động giáo dục con ngƣời trong xã hội. Nói đến QLGD, ngƣời ta thƣờng nói đến sự vận dụng khoa học quản lý sao cho phù hợp với đặc trƣng của hệ thống giáo dục và đối tƣợng quản lý. Dƣới góc độ khoa học quản lý, QLGD bao gồm: Quản lý nhà nƣớc về giáo dục và quản lý nhà trƣờng.
Theo tác giả Trần Kiểm (2004), khi đƣa ra quan niệm về quản lý vi mô và quản lý vĩ mô trong giáo dục, cũng có hai nhóm khái niệm tƣơng ứng. Ở cấp độ vĩ mô, “QLGD là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát... một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH” [27, tr 37]. Dƣới cấp độ vi mô, “QLGD đƣợc hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lƣợng xã hội trong và ngoài nhà trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả
mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng.” [27, tr 37-38] [6].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo (2004), cho rằng, “QL giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [16, tr31]. Ông tiếp tục khẳng định: “QL giáo dục là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà mục tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa quan hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [4, tr3].
Tóm lại, dù ở cấp độ nào thì QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đề ra. Vấn đề cơ bản đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và nhà trƣờng nói riêng phải nhanh chóng cải tiến phƣơng pháp quản lý, tổ chức lại quá trình dạy học có chất lƣợng và hiệu quả theo quan điểm hiện đại mới có thể đào tạo kịp thời cho xã hội những con ngƣời thông minh, sáng tạo, tự tin, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của xã hội.