8. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Các hình thức nghiên cứu khoa học đối với giảng viên
Hình thức phổ biến nhất đó chính là chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chƣơng trình, đề án, đề tài NCKH, phát triển công nghệ. Hoặc GV có thể tham gia vào việc nghiên cứu bằng cách xây dựng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng; tham gia xây dựng chƣơng trình, biên soạn tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dƣỡng; cải tiến phƣơng pháp giảng
dạy và kiểm tra, đánh giá môn học, chuyên đề thuộc nội dung, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc phân công giảng dạy.
Một hình thức phổ biến khác là viết các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, viết các chuyên đề, báo cáo khoa học tham luận tại các hội nghị - hội thảo khoa học đƣợc phân công. Hay, thực hiện quá trình đánh giá kết quả NCKH của học viên; tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng...
Tóm lại, tùy thuộc vào tính chất, nội dung của các công trình NCKH cụ thể cũng nhƣ năng lực khả năng nghiên cứu của bản thân mà ngƣời GV sẽ lựa chọn hình thức nghiên cứu sao cho phù hợp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động nghiên cứu.
1.3.5. Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Cấu trúc của phƣơng pháp luận NCKH bao gồm luận đề, luận cứ và luận chứng.
Luận đề là một “phán đoán” hay một “giả thuyết” cần đƣợc chứng minh, nhằm trả lời câu hỏi “chứng minh điều gì?” trong nghiên cứu.
Luận cứ là những số liệu, dữ liệu thu thập từ các thông tin, tài liệu tham khảo, quan sát, điều tra hay thực nghiệm, nhằm trả lời câu hỏi “chứng minh bằng cái gì?”.
Luận chứng là phƣơng pháp để xác định mối liên hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề, nhằm trả lời câu hỏi “chứng minh bằng cách nào?”.
1.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trƣờng Đại học, Cao đẳng học, Cao đẳng
1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên giảng viên
Trong Quản lý nghiên cứu trong các Trường ĐH-CĐ chuyên sâu về nghiên cứu Taylor, J (2006), quan niệm:“Nghiên cứu là một hoạt động cực kỳ cá nhân, phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng và khả năng tưởng tượng của
một cá nhân hay một nhóm nghiên cứu” [19, tr.125]. Đồng thời, cũng theo John Taylor, “Hoạt động nghiên cứu gắn kết tuyệt đối với niềm tin cơ bản về tự do học thuật và cơ hội thách thức những định kiến đã tồn tại từ lâu. Hơn thế nữa, nghiên cứu, từ trong bản chất của nó, là một hoạt động không thể nào dự đoán trước được. Nó có thể tiến tới những phương hướng mà ta không thấy trước được và mang lại những hệ quả có thể ta không ngờ tới hay không mong đợi. Chính sự không thể dự đoán trước ấy lại thường khi mang đến những kết quả quan trọng nhất và bởi vậy được hoan nghênh thay vì bị kìm
chế” [19, tr.127]. Và bởi thế, hoạt động nghiên cứu là một hoạt động phức tạp
có những ràng buộc đòi hỏi phải áp dụng ít nhiều hình thức quản lý. [25] Thực tế tại các cơ sở giáo dục, QL hoạt động NCKH thƣờng đƣợc thực hiện theo những trình tự nhất định, đảm bảo chặt chẽ và hệ thống từ việc lập kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch, kiểm tra giám sát và đánh giá hoạt động. Trong thực tế, việc QL hoạt động NCKH cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bởi thế việc QL hoạt động NCKH nhằm kiểm soát đƣợc các tác động của các yếu tố đó đến mục tiêu của hoạt động NCKH, quản lý sự thay đổi của hoạt động NCKH để từ đó có thể xử lý có hiệu quả sự biến động của môi trƣờng bên trong và bên ngoài, duy trì sự ổn định và phát triển của hoạt động NCKH.
Hoạt động NCKH của GV trong Trƣờng ĐH-CĐ cần phải đƣợc QL một cách có hiệu quả, và việc QL hoạt động NCKH của GV nhằm đạt đến những mục tiêu nhất định. Tuy việc NCKH là hoạt động của cá nhân hay của một nhóm ngƣời nào đó thì cuối cùng nó cũng phải tuân theo những chuẩn mực nhất định, những chuẩn mực cần phải có nơi tổ chức mà cá nhân hay nhóm ngƣời đó làm việc.
Đồng thời, việc QL hoạt động NCKH của GV sẽ đảm bảo phát huy đƣợc thế mạnh của trƣờng. Điều này là tất yếu vì không phải bất kỳ Trƣờng ĐH- CĐ nào cũng mạnh đều ở tất cả các lĩnh vực, có trƣờng sẽ có ƣu thế ở lĩnh
vực khoa học này nhƣng sẽ hạn chế ở lĩnh vực khoa học khác. Vì thế, QL hoạt động NCKH còn có ý nghĩa xác định ƣu tiên cho phát triển và tác động đến việc triển khai nguồn lực, cũng nhƣ hiệu quả của công trình nghiên cứu.
Về phƣơng diện cá nhân, QL hoạt động NCKH của GV sẽ nhằm đảm bảo chất lƣợng cho chính công trình nghiên cứu đó. Đồng thời, QL hoạt động NCKH góp phần thúc đẩy mạnh mẽ để nâng cao chất lƣợng giảng dạy, là thƣớc đo trình độ, năng lực của GV. Kết quả của những công hình nghiên cứu mới sẽ là nguồn bổ sung kiến thức mạnh mẽ, thay đổi nội dung nhận thức của GV trong quá trình truyền đạt cho HSSV.
Hoạt động giảng dạy của GV ở mỗi Trƣờng ĐH-CĐ sẽ trở nên nghèo nàn nếu họ không tham gia hoạt động NCKH. Có thể nói rằng, hoạt động NCKH và giảng dạy ở môi Trƣờng ĐH-CĐ có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là sự gắn bó giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa môi trƣờng học thuật và môi trƣờng thực tế của xã hội.
Cuối cùng, QL hoạt động NCKH nhằm mục tiêu đƣa ra những định hƣớng phù hợp cho sự phát triển của Trƣờng ĐH-CĐ. Cũng nhƣ việc tổ chức định hƣớng đào tạo, bồi dƣỡng và sắp xếp hợp lý nguồn nhân lực GV của chính Trƣờng ĐH-CĐ đó. Phát huy đƣợc tối đa năng lực cá nhân để phục vụ cho sự phát triển của chính cá nhân GV của Trƣờng ĐH-CĐ và xa hơn nữa đó là sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, thúc đẩy KT-XH phát triển.
1.4.2. Kế hoạch hóa nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên
Xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch hóa nhiệm vụ NCKH của GV là một yêu cầu cần thiết và nhất thiết phải làm. Có định hƣớng chiến lƣợc và kế hoạch cụ thể thì chúng ta mới có thể tập trung sắp xếp nhân lực và cơ sở vật chất phù hợp để phục vụ cho mục tiêu và kế hoạch đƣợc đặt ra đó. Tuy nhiên, không thể đặt ra kế hoạch, mục tiêu định hƣớng NCKH dựa trên những cảm tính chủ quan mà việc đó cần phải dựa trên những cơ sở thực tiễn nhất định.
Trƣớc tiên, để xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch NCKH cho GV trong các Trƣờng ĐH-CĐ, chúng ta cần phải dựa vào kế hoạch tổng thể của Chính phủ trong việc định hƣớng phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trên phạm vi cả nƣớc.
Dựa trên kế hoạch tổng thể chung đƣợc hoạch định trong các Nghị quyết, Chiến lƣợc của Trung ƣơng và địa phƣơng, các Trƣờng ĐH-CĐ và các Viện nghiên cứu sẽ xây dựng kế hoạch mục tiêu, định hƣớng chiến lƣợc phát triển cho chính đơn vị mình sao cho phù hợp với định hƣớng phát triển của Chính phủ, của các Bộ, Ngành có liên quan đến hoạt động NCKH. Việc xây dựng này phải dựa trên đặc điểm của trƣờng, thế mạnh vốn có về lĩnh vực nghiên cứu, nguồn lực cơ sở vật chất (CSVC) kỹ thuật phục vụ việc nghiên cứu, và đặc biệt quan trọng nhất đó chính là nguồn lực con ngƣời có khả năng, trình độ thực hiện NCKH.
Từ cơ sở định hƣớng, chiến lƣợc phát triển NCKH của nhà trƣờng, nhà trƣờng sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể, đồng thời chỉ đạo các đơn vị có liên quan, các cá nhân có khả năng NCKH xây dựng kế hoạch nghiên cứu cho riêng mình phù hợp với chiến lƣợc NC của trƣờng, của bộ ngành chủ quản đã đề ra. Bên cạnh đó, nhà trƣờng cần tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động NCKH, nhƣ:
- Có chính sách động viên, khích lệ GV tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ NCKH.
Lãnh đạo các Trƣờng ĐH-CĐ và các cơ sở nghiên cứu cũng nhƣ các cơ quan chủ quản có liên quan xây dựng cơ chế khen thƣởng, kỷ luật hợp lý trong NCKH. Điều này là việc làm cần thiết để tăng thêm động lực, kích thích hứng thú hoạt động NCKH cho mọi ngƣời, góp phần nâng cao chất lƣợng của hoạt động NCKH và đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi bộ phận và cá nhân trong đơn vị.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, đặc biệt là có những hình thức khuyến khích về tài chính để giảng viên yên tâm nghiên cứu mà không phải bận tâm đến những vấn đề không liên quan khác.
- Lãnh đạo Trƣờng ĐH-CĐ cần phân bổ kinh phí (KP) hợp lí cho công tác NCKH, tùy theo từng đề tài ứng dụng cụ thể để cấp kinh phí cho GV thực hiện, không nên đánh đồng kinh phí chung cho tất cả các đề tài nghiên cứu, cần tập trung những lĩnh vực ƣu tiên, lĩnh vực thế mạnh của mình.
- Tổ chức các lớp bồi dƣỡng và nâng cao kỹ năng NCKH
- Với tƣ cách là cơ quan chủ quản và là đơn vị sử dụng các GV thì Trƣờng ĐH-CĐ có nhiệm vụ phải đào tạo, bồi dƣỡng các kỹ năng NCKH cho GV. Theo đó, Trƣờng ĐH-CĐ cần phải quy hoạch và đào tạo giảng viên NCKH. Việc ĐT- BD không chỉ đƣợc thực hiện ở các trƣờng uy tín trong nƣớc mà còn phải đƣa GV đi đào tạo ở nƣớc ngoài, ở các trƣờng uy tín về học thuật và nghiên cứu trên thế giới. Đồng thời, mời các chuyên gia uy tín, có phẩm chất và năng lực chuyên môn ở trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài tham gia giảng dạy, đào tạo giảng viên NCKH.
1.4.3. Tổ chức, triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học
Dựa trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch định hƣớng NCKH đã đề ra các Trƣờng ĐH-CĐ phải tiến hành tổ chức triển khai kế hoạch đó sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện tốt chiến lƣợc QL và phát triển hoạt động NCKH, các Trƣờng ĐH-CĐ cần thực hiện tốt các nội dung sau:
-Tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác NCKH của GV, tổ chức hội thảo, tập huấn cho CBQL, GV về các quy định, hƣớng dẫn về công tác tổ chức hoạt động, phƣơng pháp NCKH, tạo điều kiện thuận lợi về CSVC kỹ thuật.
-Chuẩn bị nguồn tài liệu là các tài liệu, số liệu, là nguồn dữ liệu đã có và có thể đƣợc khai thác để phục vụ cho dự án NC, cấp nguồn tài chính cần thiết
phục vụ cho hoạt động NCKH đƣợc tiến hành, tập trung KP và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn KP phục vụ cho mục đích phát triển và NCKH.
-Phân bổ nguồn lực trong kế hoạch nghiên cứu: để có thể phân bổ nguồn lực một cách phù hợp, hoạt động nghiên cứu cần đƣợc phân chia thành những hoạt động nhỏ hơn, từ đó hình thành các giai đoạn kế tiếp nhau trong hoạt động nghiên cứu. Tuỳ vào tính chất của các hoạt động mà mỗi giai đoạn đƣợc phân bổ khoảng thời gian phù hợp, có cân đối với hoạt động của các giai đoạn khác.
-Trong mỗi giai đoạn cũng cần xác định rõ ngƣời thực hiện, các chi phí và phƣơng tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động cần thực hiện và đầu ra dự kiến cho mỗi giai đoạn. Tiến hành tuyển chọn các nhà khoa học, nghiên cứu sinh và hậu tiến sĩ, hội đồng tuyển chọn phải chọn đúng ngƣời trong số nhiều ứng viên phù hợp với công trình nghiên cứu sắp đƣợc tiến hành. Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ GV, đặc biệt là GV có năng lực và kinh nghiệm NCKH, GV đã hƣớng dẫn sinh viên NCKH, GV đã thực hiện đề tài NCKH ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống...
- Thành lập hội đồng quản lý khoa học bao gồm những cá nhân có trình độ năng lực và phẩm chất để có thể đánh giá một cách khách quan hiệu quả các công trình NCKH. Đồng thời hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ NCKH định kỳ báo cáo, cũng nhƣ giải quyết kịp thời những vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động NCKH.
1.4.4. Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học
Chỉ đạo hoạt động NCKH thật sự đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và kiểm tra các đơn vị trong trƣờng thực hiện kế hoạch, tiến độ và nội dung nghiên cứu; sơ kết, tổng kết các hoạt động khoa học theo từng học kỳ và năm học; đề xuất khen thƣởng các sáng kiến, phát minh trong lĩnh vực NCKH. Lãnh đạo Trƣờng ĐH-CĐ và đặc biệt là bộ phận chuyên môn trực
tiếp của trƣờng (Đối với Trƣờng CĐBĐ là Phòng Đảm bảo chất lƣợng - Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế) cần tạo ra một cơ chế phối hợp thật sự linh hoạt với các khoa, phòng, bộ môn, ngành tuỳ theo đặc điểm của từng ngành học đào tạo cụ thể, đặc biệt là nên gặp gỡ và tiếp xúc với những chuyên gia đầu ngành trong NCKH để GV của trƣờng có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, phƣơng pháp, cách tạo định hƣớng, lựa chọn đề tài, cách tìm kiếm, thu thập tài liệu, thông tin có liên quan để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu gặp trở ngại, lãnh đạo trƣờng và bộ phận quản lý chuyên môn cần phải nắm bắt đƣợc thông tin để đƣa ra những chỉ đạo giải quyết phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho ngƣời thực hiện hoạt động nghiên cứu, làm cầu nối trung gian giúp cho ngƣời nghiên cứu liên hệ đƣợc với cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, lãnh đạo nhà trƣờng mà trực tiếp là bộ phận quản lý khoa học chuyên môn tiến hành rà soát, theo dõi tiến trình nghiên cứu, đảm bảo thời gian, tiến độ. Bên cạnh đó cũng cần phải khuyến khích, động viên, khen thƣởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có thành tích đạt kết quả cao trong quá trình nghiên cứu.
Chỉ đạo hoạt động NCKH không chỉ giới hạn trong phạm vi của đơn vị chủ quản hoạt động nghiên cứu, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu còn bao hàm cả vấn đề về chịu trách nhiệm quản lý, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, giải pháp hữu ích và thƣơng mại hóa kết quả NCKH của CBGV (Tại Trƣờng CĐBĐ đơn vị chịu trách nhiệm là Phòng Đảm bảo chất lƣợng - Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế). Tập hợp các kiến nghị, đề xuất của ngƣời NCKH về các chính sách, hợp tác nghiên cứu, định hƣớng phát triển... lên các cơ quan chủ quản là các Bộ, Ngành có liên quan đến hoạt động nghiên cứu.
Mục tiêu cuối cùng của hoạt động NCKH đó chính là ứng dụng kết quả NC vào trong thực tiễn, áp dụng kết quả nghiên cứu để mang lại những thay
đổi tích cực nào đó mà trƣớc khi chƣa đƣợc nghiên cứu thì nó còn những hạn chế hay thiếu xót gì đó. Ứng dụng kết quả NCKH vào thực tiễn mới có thể làm cho một đề tài NCKH trở nên có giá trị thật sự và hữu ích, và khi đó giá trị của ngƣời nghiên cứu, ngƣời thực hiện đề tài NCKH đó mới đƣợc khẳng định.
Do vậy, tổ chức ứng dụng là quá trình lựa chọn, chắt lọc những kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh, có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn cao nhất để đề xuất khả năng áp dụng vào thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là, ứng dụng kết quả NCKH thực sự cũng là một hoạt động sáng tạo và lựa chọn chứ không hề máy móc, thụ động để chấp nhận tất cả những kết quả đã đƣợc nghiên cứu.
Một vấn đề đáng lƣu tâm khác đó chính là việc ứng dụng kết quả NCKH