8. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học
Chỉ đạo hoạt động NCKH thật sự đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và kiểm tra các đơn vị trong trƣờng thực hiện kế hoạch, tiến độ và nội dung nghiên cứu; sơ kết, tổng kết các hoạt động khoa học theo từng học kỳ và năm học; đề xuất khen thƣởng các sáng kiến, phát minh trong lĩnh vực NCKH. Lãnh đạo Trƣờng ĐH-CĐ và đặc biệt là bộ phận chuyên môn trực
tiếp của trƣờng (Đối với Trƣờng CĐBĐ là Phòng Đảm bảo chất lƣợng - Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế) cần tạo ra một cơ chế phối hợp thật sự linh hoạt với các khoa, phòng, bộ môn, ngành tuỳ theo đặc điểm của từng ngành học đào tạo cụ thể, đặc biệt là nên gặp gỡ và tiếp xúc với những chuyên gia đầu ngành trong NCKH để GV của trƣờng có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, phƣơng pháp, cách tạo định hƣớng, lựa chọn đề tài, cách tìm kiếm, thu thập tài liệu, thông tin có liên quan để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu gặp trở ngại, lãnh đạo trƣờng và bộ phận quản lý chuyên môn cần phải nắm bắt đƣợc thông tin để đƣa ra những chỉ đạo giải quyết phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho ngƣời thực hiện hoạt động nghiên cứu, làm cầu nối trung gian giúp cho ngƣời nghiên cứu liên hệ đƣợc với cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, lãnh đạo nhà trƣờng mà trực tiếp là bộ phận quản lý khoa học chuyên môn tiến hành rà soát, theo dõi tiến trình nghiên cứu, đảm bảo thời gian, tiến độ. Bên cạnh đó cũng cần phải khuyến khích, động viên, khen thƣởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có thành tích đạt kết quả cao trong quá trình nghiên cứu.
Chỉ đạo hoạt động NCKH không chỉ giới hạn trong phạm vi của đơn vị chủ quản hoạt động nghiên cứu, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu còn bao hàm cả vấn đề về chịu trách nhiệm quản lý, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, giải pháp hữu ích và thƣơng mại hóa kết quả NCKH của CBGV (Tại Trƣờng CĐBĐ đơn vị chịu trách nhiệm là Phòng Đảm bảo chất lƣợng - Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế). Tập hợp các kiến nghị, đề xuất của ngƣời NCKH về các chính sách, hợp tác nghiên cứu, định hƣớng phát triển... lên các cơ quan chủ quản là các Bộ, Ngành có liên quan đến hoạt động nghiên cứu.
Mục tiêu cuối cùng của hoạt động NCKH đó chính là ứng dụng kết quả NC vào trong thực tiễn, áp dụng kết quả nghiên cứu để mang lại những thay
đổi tích cực nào đó mà trƣớc khi chƣa đƣợc nghiên cứu thì nó còn những hạn chế hay thiếu xót gì đó. Ứng dụng kết quả NCKH vào thực tiễn mới có thể làm cho một đề tài NCKH trở nên có giá trị thật sự và hữu ích, và khi đó giá trị của ngƣời nghiên cứu, ngƣời thực hiện đề tài NCKH đó mới đƣợc khẳng định.
Do vậy, tổ chức ứng dụng là quá trình lựa chọn, chắt lọc những kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh, có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn cao nhất để đề xuất khả năng áp dụng vào thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là, ứng dụng kết quả NCKH thực sự cũng là một hoạt động sáng tạo và lựa chọn chứ không hề máy móc, thụ động để chấp nhận tất cả những kết quả đã đƣợc nghiên cứu.
Một vấn đề đáng lƣu tâm khác đó chính là việc ứng dụng kết quả NCKH không thể thực hiện đƣợc do khả năng phát triển. Sự phát triển ở đây đó chính là trình độ khoa học kỹ thuật, sự phát triển của nền kinh tế hiện tại có thể áp dụng những kết quả nghiên cứu đó hay không trong trƣờng hợp kết quả nghiên cứu đó đã đi trƣớc sự phát triển hiện tại của xã hội. Thế nên, có một điều dễ nhận thấy và dễ hiểu rằng ở các nƣớc có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển sẽ có sức hút lớn đối với các nhà NCKH khi mà tại đó các thành quả nghiên cứu của họ sẽ có cơ hội đƣợc áp dụng nhiều hơn.