Tổ chức ứng dụng các đề tài nghiên cúu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng bình định (Trang 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.7. Tổ chức ứng dụng các đề tài nghiên cúu

Khi có sản phẩm cần tìm mọi cách để tổ chức ứng dụng trƣớc xã hội, trƣớc hết là để xã hội kiểm nghiệm đánh giá, sau đó là để tập thể hay cá nhân nhà khoa học biết đƣợc sức mình, biết đƣợc định hƣớng nghiên cứu cũng nhƣ điều chỉnh đƣợc nhận thức của mình qua thử thách của cuộc sống. Tổ chức ứng dụng các đề tài nghiên cứu còn có tác dụng góp phần cải tạo thực hiện thông qua việc cải tạo nhận thức và tƣ tƣởng của nhiều ngƣời trong xã hội.

1.4.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên

1.4.8.1. Môi trường quản lý

Môi trƣờng quản lý ảnh hƣởng lớn đến quá trình QL hoạt động NCKH của GV. Môi trƣờng quản lý trƣớc tiên đó chính là các nhân tố vĩ mô gắn với luật pháp, chính sách và cơ chế của Nhà nƣớc và Bộ GD-ĐT.

Những định hƣớng phát triển NCKH hiện nay đƣợc gắn với nhu cầu của xã hội với chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển về kinh tế, văn hóa và xã hội. Theo đó, KH-CN phải đóng vai trò chủ đạo để tạo đƣợc bƣớc phát triển đột phá về lực lƣợng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trƣởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nƣớc. Do vậy, dựa vào chủ trƣơng đó các Trƣờng ĐH-CĐ phải đƣa ra những định hƣớng về phát triển KH-CN sao cho phù hợp.

QL hoạt động NCKH còn bị chi phối bởi các nhân tố có liên quan hội nhập của nền kinh tế xã hội Việt Nam với thế giới. Trong xu hƣớng đó, hoạt động NCKH cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ, các chƣơng trình hợp tác phát triển và NC đƣợc tiến hành với tính chất và quy mô không ngừng mở rộng. Bên cạnh đó, CSVC kỹ thuật phục vụ việc nghiên cứu cũng có những tác động lớn đến chính sách quản lý hoạt động NCKH.

Các định hƣớng phát triển nghiên cứu một phần cũng phụ thuộc vào tình trạng CSVC kỹ thuật hiện có. Các định hƣớng phát triển vƣợt quá mức nhu cầu CSVS kỹ thuật hiện có sẽ mang tính khả thi thấp và không thể hoàn thành đƣợc. Do vậy, một định hƣớng phát triển và cơ chế quản lý phù hợp với CSVC kỹ thuật hiện có sẽ đảm bảo khả năng thực hiện đƣợc cao hơn.

1.4.8.2. Chủ thể quản lý

Trong hoạt động quản lý NCKH thì không thể không có các chủ thể QL. Chủ thể QL hoạt động NC ở đây bao gồm các đối tƣợng là các tổ chức, cá nhân và đơn vị có liên quan. Cụ thể nhƣ Chính phủ, Thủ tƣớng chính phủ, các bộ ngành có liên quan, Bộ trƣởng, Thủ trƣởng các bộ ngành, các Trƣờng ĐH-CĐ (Hiệu trƣởng các trƣờng) và Viện nghiên cứu, phòng QL khoa học, cán bộ phòng quản lý NCKH...

Chủ thể QL giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong QL hoạt động NCKH, chủ thể QL đƣa ra những định hƣớng phát triển đúng đắn và phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tế sẽ thúc đẩy hoạt động NCKH phát triển mạnh mẽ, ngƣợc lại chủ thể QL đƣa ra những định hƣớng chiến lƣợc phát triển NCKH không phù hợp với yêu cầu thực tế sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động NCKH.

Do vậy, để hoạt động quản lý NCKH của GV đƣợc đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp, chủ thể QL phải đƣa ra những định hƣớng tổng thể chung cho sự phát triển dựa trên những nền tảng hiện có, định hƣớng hoạt động NC để đạt đƣợc kết quả cao nhất.

1.4.8.3. Đối tượng quản lý

Đối tƣợng quản lý trong hoạt động NCKH bao gồm các đối tƣợng là GV, chủ thể trực tiếp thực hiện các hoạt động NCKH. Các chủ thể này giữ vai trò quyết định cho sự thành công của toàn bộ quá trình NCKH. Nếu có định hƣớng phát triển tốt, chiến lƣợc quản lý tốt cũng nhƣ cơ sở vật chất phục vụ hoạt động NCKH tốt nhƣng không có chủ thể thực hiện công trình NCKH tốt

thì chắc chắn toàn bộ quá trình NCKH đó sẽ không thể nào thực hiện đƣợc. Do vậy, chủ thể thực hiện các hoạt động NCKH giữ vai trò chi phối chủ yếu đến chính sách, định hƣớng phát triển NCKH.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Nhƣ vậy, song song với nhiệm vụ giảng dạy thì ngƣời giảng viên còn có nhiệm vụ vô cùng quan trọng khác nữa đó chính là nhiệm vụ nghiên cứu. Giảng dạy và NCKH là hai hoạt động không thể tách rời trong nhiệm vụ của ngƣời giảng viên, nếu chỉ thực hiện và hoàn thành một trong hai nhiệm vụ thì xem nhƣ ngƣời giảng viên chƣa thực hiện đƣợc hết chức năng của mình. NCKH sẽ góp phần củng cố kiến thức, tạo sự gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn, tìm tòi bổ sung kiến thức mới. Đồng thời, ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào thực tế cuộc sống, nâng cao trình độ phát triển về khoa học kỹ thuật của đất nƣớc.

Hiện nay, trƣớc xu thế hợp tác mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, giáo dục Việt Nam cũng đã không đứng ngoài xu thế đó và có những bƣớc chuyển biến mạnh mẽ, nhiều Trƣờng ĐH-CĐ đã đƣa ra những chiến lƣợc phát triển NCKH phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của mình. Điều này là yêu cầu bức thiết nhƣng cũng là một chuyển biến tất yếu của nền giáo dục nƣớc nhà nói chung và nền giáo dục ĐH-CĐ nói riêng. Và để thực hiện đƣợc chiến lƣợc này thì đòi hỏi cơ chế quản lý phù hợp từ các cấp, các ngành có liên quan. Đồng thời, các Trƣờng ĐH-CĐ phải hoàn thiện đội ngũ quản lý NCKH cũng nhƣ đầu tƣ vào đội ngũ giảng viên đảm bảo về chất lƣợng và số lƣợng để thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN

TRƢỜNG CAO ĐẲNG BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát quá trình nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm đánh giá khách quan thực trạng hoạt động NCKH và công tác quản lý hoạt động NCKH của CBGV Trƣờng CĐBĐ, khái quát những việc làm đƣợc và chƣa làm đƣợc, phân tích nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại. Cùng với cơ sở lý luận đã trình bày trong Chƣơng 1, những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu, khảo sát thực trạng Chƣơng 2 là cơ sở thực tiễn để xây dựng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng NCKH ở Trƣờng CĐBĐ trong gian đoạn phát triển hiện nay.

2.1.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến sự phát triển của Trƣờng CĐBĐ nói chung và hoạt động NCKH nói riêng. Trƣng cầu ý kiến về kết quả NCKH của CBGV ở trƣờng, tìm hiểu những thuận lợi và những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tồn tại trong NCKH. Từ những ý kiến nhận xét, đánh giá của CBGV về việc thực hiện các nội dung quản lý hoạt động NCKH, tìm hiểu những mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn của trƣờng trong thời gian qua.

- Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKH, từ kinh nghiệm thực tiễn, kết quả quan sát quá trình hoạt động NCKH của trƣờng, tiến hành trao đổi, tham khảo ý kiến chuyên gia về các vấn đề luận văn quan tâm. Đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn NCKH ở trƣờng làm căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng NCKH ở trƣờng CĐBĐ trong bối cảnh phát triển hiện nay.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Điều tra bằng phiếu hỏi và phƣơng pháp thống kế toán học để xử lý và định hƣớng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng 4 mẫu phiếu điều tra (Phụ lục

kèm theo), bao gồm:

Mẫu số 1: Đánh giá công tác QL hoạt động NCKH của GV Trường CĐBĐ (dành cho CBQL và GV).

Mẫu số 2: Mức độ tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp QL đề xuất đối với QL hoạt động NCKH của GV Trường CĐBĐ (dành cho CBQL và GV).

Mẫu số 3: Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu (dành để tham khảo ý kiến chuyên gia).

Mẫu số 4: Phiếu phỏng vấn sâu (dành để tham khảo ý kiến chuyên gia).

- Ngoài ra kết hợp phỏng vấn các CBQL, GV để làm sáng tỏ thêm một số vấn đề còn có các ý kiến khác.

- Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, phân loại tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm xác lập cơ sở lý luận về vấn đề QL hoạt động NCKH của GV. Sau khi tổng hợp đƣợc số liệu, đánh giá sơ bộ kết quả, tác giả lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiện số liệu điều tra đƣợc. Sau đó tiến hành sử dụng một số công thức toán học, phần mềm MS Excel, phần mềm SPSS để xử lý số liệu điều tra thu thập đƣợc.

2.1.4. Tổ chức nghiên cứu

Khách thể khảo sát: 175 CBGV tại Trƣờng CĐBĐ (30 CBQL và 145 GV). Phạm vi khảo sát: Từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 03 năm 2021 tại các đơn vị thuộc Trƣờng CĐBĐ).

Số phiếu khảo sát phát ra là 180 phiếu; Số phiếu khảo sát thu về là 180 phiếu (Trong đó: Số phiếu đạt yêu cầu là 175 phiếu và số phiếu không đạt yêu cầu là 05 phiếu).

Thông tin các đối tƣợng khảo sát đƣợc mô tả ở bảng 2.1 (Phụ lục số 1)

2.2. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Trƣờng Cao đẳng Bình Định Bình Định

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tháng 9 năm 1965, tại đầm Ông Lết, làng O3, xã Tu-Kroon, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định một ngôi trƣờng sƣ phạm đầu tiên của tỉnh đã ra đời với mật danh H50. Cho đến nay, 48 năm đã qua đi cùng với những thăng trầm lịch sử, ngôi trƣờng sƣ phạm ngày đó bây giờ đã là một nhà trƣờng Cao đẳng về thế, với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.

Ngày 20 tháng 01 năm 1976, Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh đã ra quyết định nâng cấp trƣờng sơ cấp Bình Định thành trƣờng Trung học Sƣ phạm số 1 Nghĩa Bình. Nhiệm vụ của trƣờng lúc này là trong một thời gian ngắn, phải đào tạo đội ngữ giáo viên tiểu học có trình độ 12+1, 9+3, 9+1 với số lƣợng đông, đủ để đứng lớp trên địa bàn tỉnh, kể cả những vùng xa xôi hẻo lánh. Mặt khác, phải bồi dƣỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên từ chế độ cũ để đáp ứng đƣợc yêu cầu trong tình hình mới.

Ngày 19 tháng 7 năm 1978, trƣờng đƣợc chuyển về địa điểm mới tại 130 Trần Hƣng Đạo - Quy Nhơn.

Tháng 9 năm 1989, trƣờng đổi tên thành trƣờng Trung học Sƣ phạm Bình Định.

Trong giai đoạn 1991 - 1998, trƣờng Sƣ phạm Bình định đã mở rộng và nâng cao các loại hình đào tạo với xu hƣớng nâng cấp thành trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm.

Với sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ, giáo viên của trƣờng cùng với sự giúp đỡ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định, ngày 23/10/1998, Thủ tƣớng Chính

phủ ra Quyết định số 207/TTg cho phép trƣờng Sƣ phạm Bình Định nâng cấp thành trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm. Đây là một sự kiện lớn của ngành giáo dục tỉnh nhà và là mốc son quan trọng trên con đƣờng phát triển của nhà trƣờng. Song, cũng là một thử thách cam go, đòi hỏi thầy trò nhà trƣờng càng phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa về mọi mặt để nhà trƣờng xứng đáng với nhiệm vụ, tầm vóc mới, xứng đáng với niềm tin của các cấp lãnh đạo và nhân dân.

Để tƣơng xứng với tầm vóc, nhệm vụ quy mô của trƣờng, việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học không ngừng đƣợc bổ sung. Từ năm 2006, trƣờng đang có một cơ ngơi khang trang tọa lạc trên nền đất có diện tích trên 9ha tại Phƣờng Nhơn Phú, Thành phố Quy Nhơn.

Tháng 5/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 3349/QĐ- BGDĐT đổi tên trƣờng thành Trƣờng CĐBĐ. Với tên mới, nhà trƣờng lại một lần nữa chuyển mình để thực hiện nhiệm vụ mới với nhiều thử thách hơn. Ngày 01 tháng 4 năm 2019, theo quyết định của UBND tỉnh Bình Định, 4 trƣờng Trung cấp trong tỉnh là Trung cấp Kỹ thuật Công nghệ Hoài Nhơn, Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật An Nhơn, Trung cấp Thủ công Mỹ Nghệ Bình Định và Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Bình Định đƣợc sáp nhập về Trƣờng CĐBĐ, một cuộc hội nhập mạnh mẽ giúp cho quy mô của nhà trƣờng tăng trƣởng gấp bội. Các cơ sở đào tạo của nhà trƣờng trải dài từ Hoài Nhơn, huyện đầu của tỉnh về đến Quy Nhơn, trung tâm kinh tế-văn hóa-hành chính. Đội ngũ giáo viên đƣợc bổ sung, cơ sở vật chất để đào tạo nghề đƣợc điều chuyển và trang bị mới, giúp cho năng lực đào tạo của nhà trƣờng trở nên đa dạng và lớn mạnh chƣa từng thấy.

Với truyền thống tốt đẹp của hơn 55 năm hình thành và phát triển, thầy và trò Trƣờng CĐBĐ sẽ tiếp tục nỗ lực để hoàn thành các mục tiêu đề ra, đƣa Trƣờng CĐBĐ trở thành một trƣờng đào tạo nghề trọng điểm của tỉnh, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng của tỉnh nhà.

2.2.2. Sứ mệnh và mục tiêu của nhà trường

2.2.2.1. Sứ mệnh

Trƣờng CĐBĐ là một đơn vị đào tạo đa ngành chất lƣợng cao của khu vực, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cao đẳng phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH và vẫn tiếp tục đào tạo lực lƣợng giáo viên Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khoa học vững chắc, có sức khỏe để làm tốt nhiệm vụ đào tạo và giáo dục học sinh. Tổ chức cho CBGV và HSSV tham gia NCKH và phổ biến khoa học, trọng tâm là khoa học giáo dục.

2.2.2.2. Mục tiêu

Đổi mới nội dung, chƣơng trình đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo; đổi mới PP dạy học, đổi mới QL nhà trƣờng; phát huy nội lực, tăng cƣờng CSVC và phƣơng tiện dạy - học, phát triển đào tạo các ngành nghề ngoài sƣ phạm.

Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng và NCKH, phấn đấu giữ vững vị trí của trƣờng trong hệ thống giáo dục, là nơi đào tạo đội ngũ CBGV nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, có uy tín, đáp ứng đƣợc nhu cầu của cộng đồng xã hội, là nơi NCKH cơ bản; ứng dụng KH-CN đạt tiêu chuẩn quốc gia, tỉnh trong tất cả các lĩnh vực kinh tế-văn hoá-xã hội.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác, bình đẳng trong khu vực nhằm mục đích tiếp cận với trình độ GD-ĐT tiên tiến của khu vực, phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội của địa phƣơng và đất nƣớc. Tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển ĐH-CĐ đa ngành, đào tạo đa lĩnh vực.

2.2.3. Hoạt động của nhà trường

2.2.3.1. Bộ máy tổ chức

Trƣờng CĐBĐ là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Bình Định, Đảng ủy Trƣờng CĐBĐ là cơ quan lãnh đạo cao nhất, đề ra các chủ

trƣơng, chính sách lãnh đạo toàn diện các hoạt động của trƣờng; Hội đồng trƣờng gồm đại diện Đảng ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn và Đoàn Thanh niên, các phòng, các khoa. Hiện nay trƣờng gồm có 6 phòng ban và 1 trung tâm; 7 khoa chuyên môn và 2 tổ bộ môn; 5 đoàn thể.

ơ

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức Trƣờng Cao đẳng Bình Định

Trƣờng thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong chế tạo, sản xuất và dịch vụ ba cấp trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT- XH của địa phƣơng và khu vực.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng bình định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)