Chức năng, nhiệm vụ Trung tâm chính trị cấp huyện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 25)

7. Kết cấu của Luận văn

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ Trung tâm chính trị cấp huyện

1.3.2.1. Chức năng của Trung tâm chính trị cấp huyện

Theo Quy định số 208 của Ban Bí thƣ (khóa XII) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm chính trị cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Trung tâm chính trị cấp huyện) thì Trung tâm chính trị cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Huyện uỷ và UBND huyện, đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thƣờng vụ và Thƣờng trực Huyện uỷ.

Trung tâm chính trị cấp huyện có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng về LLCT - hành chính; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; kiến thức; kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, kiến thức quản lý nhà nƣớc cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện, cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, không thuộc đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng của Trƣờng chính trị tỉnh.

1.3.2.2. Nhiệm vụ Trung tâm chính trị cấp huyện

Theo Quy định số 208-QĐ/TW ngày 08 tháng 11 năm 2019 của Ban Bí thƣ (khóa XII), quy định nhiệm vụ của Trung tâm chính trị cấp huyện nhƣ sau:

- Đào tạo sơ cấp LLCT - hành chính, bồi dƣỡng các chƣơng trình LLCT

và pháp luật của Nhà nƣớc cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện.

- Bồi dƣỡng, cập nhập kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và một số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng (đảng uỷ viên, bí thƣ chi bộ và chi uỷ viên cơ sở), cán bộ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở.

- Bồi dƣỡng chính trị cho đối tƣợng phát triển Đảng; LLCT cho đảng viên mới; nghiệp vụ công tác đảng cho cấp uỷ viên cơ sở.

- Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách khoa học kỹ thuật… cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở.

- Thực hiện một số nhiệm vụ bồi dƣỡng khác theo yêu cầu công tác của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng.

1.3.3. Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện

Chƣơng trình bồi dƣỡng LLCT tại các trung tâm chính trị cấp huyện do Ban Tuyên giáo Trung ƣơng biên soạn, phát hành và hƣớng dẫn thực hiện. Các Trung tâm chính trị cấp huyện triển khai thực hiện dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, huyện ủy và sự phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy.

Có thể tóm tắt hệ thống quản lý thực hiện nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng LLCT tại Trung tâm chính trị cấp huyện theo Hình 1.3:

Hình 1: Sơ đồ hệ thống quản lý Trung tâm BDCT cấp huyện

Hiện nay, Trung tâm chính trị cấp huyện đang thực hiện các chƣơng trình bồi dƣỡng LLCT do Ban Tuyên giáo TW ban hành, bao gồm:

- Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng LLCT:

+ Chƣơng trình sơ cấp LLCT cho đảng viên của các đảng bộ, chi bộ trực thuộc cấp ủy huyện chƣa có trình độ tƣơng đƣơng sơ cấp LLCT.

+ Chƣơng trình bồi dƣỡng kết nạp Đảng cho đối tƣợng phát triển Đảng. + Chƣơng trình bồi dƣỡng LLCT dành cho đảng viên mới.

- Chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên đề:

+ Chuyên đề “Chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam”.

+ Chuyên đề “Giáo dục đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới”. + Chuyên đề “Hội nhập quốc tế”.

+ Chuyên đề “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc”. + Chuyên đề “Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo”. - Chƣơng trình bồi dƣỡng LLCT và nghiệp vụ:

+ Bồi dƣỡng nghiệp vụ cho Bí thƣ chi bộ và cấp ủy viên cơ sở. + Bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo ở cơ sở.

+ Bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác tuyên truyền miệng và báo cáo viên cơ sở. + Bồi dƣỡng LLCT và nghiệp vụ công tác Mặt trận.

+ Bồi dƣỡng LLCT và nghiệp vụ công tác công đoàn. + Bồi dƣỡng LLCT và nghiệp vụ công tác Hội Nông dân. + Bồi dƣỡng LLCT và nghiệp vụ công tác Hội Phụ nữ.

+ Bồi dƣỡng LLCT và nghiệp vụ công tác Hội Cựu chiến binh. + Bồi dƣỡng LLCT và nghiệp vụ Đoàn Thanh niên.

- Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách... cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cở sở.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo huyện tổ chức triển khai, quán triệt Nghị quyết của Đảng các cấp.

- Ngoài ra còn thực hiện các nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng khác theo yêu cầu của cấp ủy cấp huyện nhƣ bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đối tƣợng 4 (cấp huyện) và một số công tác xây dựng Đảng,...

Với nhiệm vụ, chức năng của Trung tâm chính trị cấp huyện nêu trên, chúng tôi nhận thấy:

Nội dung cơ bản của đào tạo, bồi dƣỡng LLCT ở cơ sở là những vấn đề cơ bản, thiết thực về nền tảng tƣ tƣởng, cƣơng lĩnh, đƣờng lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc theo tài liệu và hƣớng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng.

Các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng LLCT đƣợc thực hiện góp phần nâng cao ý thức tự giác tu dƣỡng đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo luôn luôn kiên định lập trƣờng chủ nghĩa xã hội, có năng lực tổ chức, tập hợp, động viên, giáo dục, thuyết phục quần chúng; có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn từ đó tạo ra đƣợc sự đồng thuận của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.3.4. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở Trung tâm chính trị cấp huyện

cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, Trung tâm chính trị cấp huyện là một tổ chức mang tính hành chính - sư phạm. Quy chế giảng dạy và học tập của Trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện theo Quy định 208, ngày 08 tháng 11 năm 2019 của Ban Tuyên giáo TW.

Công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng LLCT ở Trung tâm chính trị cấp huyện cũng chính là công tác quản lý hoạt động dạy học, bao gồm các nội dung nhƣ sau:

1.3.4.1. Quản lý công tác chiêu sinh, tổ chức lớp học

Để chuẩn bị xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng trong 01 năm, vào tháng 11 hàng năm, Trung tâm phát hành công văn về việc đăng ký nhu cầu mở lớp trong năm mới gửi đến tất cả các cơ quan, ban, ngành và hội đoàn thể trong huyện. Khi các cơ quan, ban, ngành có công văn trả lời, Trung tâm tổ chức một cuộc họp với đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành và hội đoàn thể để thống nhất số lƣợng lớp, số lƣợng HV của mỗi lớp, thời gian mở lớp, thời lƣợng mỗi lớp học, thành phần HV của các lớp cho từng cơ quan, đơn vị cụ thể. Căn cứ vào cuộc họp này, Trung tâm xây dựng kế hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng của năm và kèm với dự toán kinh phí trình Ban Thƣờng vụ cấp ủy huyện phê duyệt. Ngoài ra, khi có yêu cầu của cấp ủy và UBND huyện, Trung tâm sẽ tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng ngoài kế hoạch để đáp ứng yêu cầu của địa phƣơng.

Căn cứ vào kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đã phê duyệt, vào thời điểm thích hợp, khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho việc tổ chức lớp, bộ phận giáo vụ của Trung tâm sẽ phát hành thông báo triệu tập đến các địa phƣơng, đơn vị theo số lƣợng và danh sách của từng đơn vị đến dự học. Thông báo triệu tập ghi rõ thời gian khai giảng, thời lƣợng chƣơng trình, địa điểm học tập. Căn cứ vào nội dung và thời lƣợng chƣơng trình, bộ phận giáo vụ xây dựng lịch học tập chi tiết của từng lớp, niêm yết công khai ở bảng thông báo và gửi đến đơn vị cử HV tham dự lớp học khi có yêu cầu.

Khi tổ chức 01 lớp học cụ thể, Ban Giám đốc chỉ đạo các bộ phận chức năng (giáo vụ, hành chính,…) của Trung tâm tiếp nhận HV, sắp xếp biên chế lớp học, xác định mục đích, yêu cầu, nội dung thời lƣợng chƣơng trình, phổ biến nội quy của lớp học, quy chế của Trung tâm. Ban tổ chức lớp học thƣờng xuyên họp để giải quyết hoặc báo cáo với lãnh đạo những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức lớp. Giám đốc Trung tâm chính trị cấp huyện là ngƣời

có quyền ra quyết định cuối cùng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình dạy và học của các lớp học nằm trong chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng của Trung tâm.

1.3.4.2. Quản lý chương trình, kế hoạch dạy học

Chƣơng trình dạy học có tính pháp lý và bắt buộc. Thực hiện đầy đủ và đúng chƣơng trình dạy học về nội dung, phƣơng pháp, hình thức, thời lƣợng học tập chính là thực hiện yêu cầu, mục tiêu giáo dục. Chƣơng trình dạy học là điều kiện hiện thực hóa mục tiêu dạy học.

Quản lý chƣơng trình, kế hoạch dạy học ở Trung tâm chính trị cấp huyện bao gồm những nội dung sau:

- Tổ chức chƣơng trình dạy học một cách nghiêm túc, đúng về nội dung và thời lƣợng theo quy định của Ban Tuyên giáo TW. Trên cơ sở hƣớng dẫn của Ban Tuyên giáo TW, căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phƣơng, có thể xây dựng, bổ sung một số nội dung để phù hợp với yêu cầu về đào tạo, bồi dƣỡng của từng địa phƣơng, đơn vị.

- Quản lý việc triển khai nội dung dạy học theo đúng quy định của Ban Tuyên giáo TW và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Đồng thời, liên tục cập nhật nội dung những chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc để đảm bảo nội dung dạy học phù hợp với thực tế kinh tế - xã hội.

- Xây dựng kế hoạch dạy học, sắp xếp lịch dạy và học hợp lý, khoa học, nhƣ là công cụ theo dõi, điều khiển, điều chỉnh, kiểm soát tiến độ thực hiện chƣơng trình.

- Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình, nội dung dạy học nhằm kịp thời có những nhắc nhở, điều chỉnh phù hợp.

1.3.4.3. Quản lý hoạt động dạy của giảng viên

Tham gia giảng dạy, báo cáo các chuyên đề tại các lớp đào tạo, bồi dƣỡng do Trung tâm tổ chức bao gồm đội ngũ báo cáo viên của huyện, của tỉnh và đội ngũ GV. Trong nội dung đề tài luận văn này, chúng tôi chỉ giới hạn GV của Trung tâm chính trị, bao gồm: GV chuyên trách và GV kiêm chức. Trong đó GV chuyên trách là những ngƣời đang công tác tại Trung tâm chính trị cấp huyện, tham gia giảng dạy theo sự phân công của lãnh đạo Trung tâm; GV kiêm chức là nhũng ngƣời đang công tác tại các cơ quan khác

nhƣng đƣợc Trung tâm mời giảng dạy một số chuyên đề trong chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng. Giám đốc Trung tâm trực tiếp tham mƣu cho Ban Thƣờng vụ cấp ủy cấp huyện ra quyết định công nhận GV kiêm chức và GV chuyên trách.

Nội dung công tác quản lý hoạt động dạy của GV tại Trung tâm chính trị cấp huyện bao gồm:

- Quản lý việc chuẩnbị giờ lên lớp: Chuẩn bị giờ lên lớp là hoạt động sáng tạo của GV, nghiên cứu, tìm tòi, chọn lọc những nội dung, phƣơng pháp dạy học (PPDH), phƣơng tiện, hình thức lên lớp sao cho phù hợp với từng đối tƣợng HV nhằm đạt đƣợc kết quả dạy học cao nhất. Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp thông qua quản lý, kiểm tra việc xây dựng giáo án, thiết kế bài giảng một cách chặt chẽ, thƣờng xuyên sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học, vì công tác chuẩn bị giờ lên lớp có vai trò quyết định rất lớn đến chất lƣợng hoạt động dạy học.

- Quản lý giờ lên lớp: Bao gồm quản lý nề nếp, giờ giấc ra vào lớp, đảm bảo GV thực hiện đúng thời lƣợng giảng dạy theo yêu cầu, thực hiện kế hoạch dự giờ định kỳ và đột xuất để đánh giá chất lƣợng giờ dạy của GV. Vì vậy, quản lý chặt chẽ giờ lên lớp của GV sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy học.

- Quản lý việc kiểm tra, đảnh giả kết quả học tập của HV: Kiểm tra, đánh giá là một phần tất yếu trong hoạt động dạy học. Bởi vì kết quả học tập phản ánh năng lực, trình độ tiếp nhận tri thức của HV, đồng thời thể hiện năng lực sƣ phạm, hiệu quả dạy học của GV. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá bao gồm việc phân công GV ra đề thi, đề kiểm tra và chấm bài; quản lý, chỉ đạo việc tổ chức thi và kiểm tra nghiêm túc, kết quả kiểm tra, thi tốt nghiệp phản ánh chính xác kết quả học tập của HV.

- Quản lý đổi mới PPDH của GV: PPDH là sự phối hợp hoạt động của GV và HV, trong đó GV đóng vai trò chủ đạo, nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học. PPDH thể hiện trình độ nghiệp vụ sƣ phạm của GV, mang tính khoa học, phản ánh sự vận động hợp quy luật của quá trình nhận thức của bản thân môn học và các khoa học liên quan, tạo nên tính tích cực, sáng tạo của ngƣời học.

Vấn đề đổi mới PPDH hiện nay đƣợc sự quan quan tâm của các nhà QLGD, GV... xem đây là biện pháp chính để nâng cao chất lƣợng dạy học. Trong đó, chú trọng đến các PPDH phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của

ngƣời học, phát triển năng lực ngƣời học.

Quản lý việc đổi mới PPDH của GV là quản lý GV trong việc áp dụng các PPDH vào giảng dạy, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học, nâng cao chất lƣợng dạy học.

1.3.4.4. Quản lý hoạt động học của học viên

Trong quá trình dạy học, ngƣời học có vai trò tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức. Hoạt động học có hai chức năng cơ bản: lĩnh hội và tự điều khiển. Trong lý luận dạy học hiện đại, luôn đề cao tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học trong hoạt động học.

Quản lý hoạt động học của HV ở Trung tâm chính trị cấp huyện bao gồm các nội dung sau:

- Xây dựng cho HV động cơ học tập và có nhận thức đúng đắn về vai trò học tập LLCT, có nhu cầu nâng cao kiến thức về chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ; nhu cầu về nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề mới đặt ra trong quá trình công tác, lao động, sản xuất ở địa phƣơng, đơn vị.

- Xây dựng, quản lý nề nếp, kỷ cƣơng trong hoạt động học tập của HV qua sổ điểm danh, sổ đầu bài, qua bộ phận giáo vụ và ban cán sự lớp.

- Quản lý việc thực hiện nội dung, phƣơng pháp, hình thức học tập của HV. - Tổ chức kiểm tra cuối khóa, thi tốt nghiệp một cách nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo đánh giá đúng năng lực nhận thức của HV.

- Thực hiện việc thông báo tình hình học tập và rèn luyện, kết quả học tập và sự chấp hành nội quy, quy chế của HV, thông qua đó có sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị cử HV đi học để quản lý HV toàn diện, hiệu quả.

- Thƣờng xuyên thăm dò, nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng, ý kiến đề xuất của HV về chất lƣợng truyền đạt của GV, về công tác quản lý lớp, về thuận lợi, khó khăn trong học tập để có sự điều chỉnh, giải quyết kịp thời.

1.3.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị

Các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dƣỡng LLCT ở Trung tâm chính trị cấp huyện gồm các quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ, GV và HV,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)