Quan điểm, về nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng lý luận LLCT

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 72 - 74)

7. Kết cấu của Luận văn

3.1. Quan điểm, về nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng lý luận LLCT

tại trung tâm chính trị huyện

Thứ nhất, những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho giáo dục lý luận chinh trị hiện nay.

Ngày nay, đất nƣớc chuyển sang thời kỳ mới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang đƣợc đẩy nhanh; cuộc cách mạng khoa học, công nghệ lần thứ tƣ tiếp tục phát triển mạnh đã và đang đặt ra những yêu cầu cần phải nâng cao chất lƣợng giáo dục lý luận chính trị, củng cố niềm tin, ổn định tƣ tƣởng, tăng cƣờng định hƣớng dƣ luận xã hội trong tình hình mới. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Thứ hai, giáo dục các chuẩn mực đạo đức cách mạng và các nguyên tắc rèn luyện các chuẩn mực đó.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, với ngƣời cách mạng trƣớc hết phải giác ngộ đạo đức cách mạng, phải có cái đức để đi đến cái trí; khi đã có cái trí, thì cái đức chính là cái để ngƣời cách mạng giữ vững đƣợc chủ nghĩa mình theo, lý tƣởng mình chọn, con đƣờng mình đi. Công tác giáo dục lý luận chính trị tƣ tƣởng phải định hƣớng và bồi dƣỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng làm cho mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự là những tấm gƣơng sáng từ trong gia đình, ra xã hội; phải thực sự gần gũi, sâu sát, hiểu và chia sẽ với tâm tƣ, nguyện vọng của dân; phải học và hiểu đúng quan điểm, đƣờng lối lấy “dân làm gốc” của Đảng để vận dụng và thực hiện trong cuộc sống, công tác. Chính vì vậy, tổ chức đảng có xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ đạo đức và tài năng thì mới làm tròn vai trò tiên phong của mình. Do đó, phải chú trọng giáo dục cho mọi cán bộ, đảng viên phải nâng cao chất

lƣợng giáo dục lý luận chính trị ; không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng, trung thành với Đảng, hiếu với dân, gƣơng mẫu trong lao động, học tập; có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh, giữ gìn đoàn kết trong Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, đƣợc nhân dân tín nhiệm.

Thứ ba, giáo dục đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.

Đây là những nội dung không chỉ mang tính chất định tính trong nhận thức lý luận cho cán bộ, đảng viên mà còn định hƣớng, hƣớng dẫn cho cán bộ, đảng viên hành động; cũng chính là một biểu hiện của nội dung gắn liền lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Bởi đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc là sự quán triệt, vận dụng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Nâng cao chất lƣợng giáo dục ly luận chính trị là tuyên truyền, giáo dục cho mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ âm mƣu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Do đó, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nắm chắc diễn biến tƣ tƣởng ở từng địa bàn, đối tƣợng, có phƣơng án kịp thời xử lý những tình huống phức tạp có thể xảy ra; đề phòng nguy cơ “tự diễn biến” từ trong nội bộ. Kết hợp “xây” với “chống”; trong đó lấy “xây” làm chính; cổ vũ mạnh mẽ các nhân tố tích cực, tạo môi trƣờng, nề nếp, lối sống lành mạnh, có văn hóa; lấy cái tích cực, cái tốt đẩy lùi cái tiêu cực, cái xấu; nâng cao cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mƣu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, gây chia rẽ, nghi ngờ, mất đoàn kết trong nội bộ.

Thứ tƣ, bảo đảm nguyên tắc khi tiến hành đổi mới chất lƣợng giáo dục lý luận chính trị cho học viên.

Đổi mới giáo dục lý luận chính trị phải quán triệt, vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị; đảm bảo đúng định hƣớng của đảng, phải thực hiện đồng bộ, bảo đảm vừa nâng cao phẩm chất năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn và trách nhiệm của cả ngƣời dạy và ngƣời học. Đổi mới giáo dục lý luận chính trị phải trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lƣợng liên quan, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các lực lƣợng tiến hành giáo dục lý luận chính trị.

Đổi mới giáo dục lý luận phải đáp ứng đƣợc nội dung, chƣơng trình theo chuẩn đầu ra cho từng đối tƣợng; phải thƣờng xuyên quán triệt đƣờng lối, nghị quyết của đảng, quy định của học viên; phải có trọng tâm, trọng điểm, sát với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Đổi mới giáo dục lý luận phải đảm bảo giữ vững tƣ tƣởng của đảng; phải bám sát đặc điểm, đặc thù, trình đội nhận thức của học viên, phải nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, học viên đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.

Những quan điểm, chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng nêu trên, yêu cầu nhiệm vụ đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng giáo dục LLCT trong thời kỳ mới, những diễn biến phức tạp trên mặt trận tƣ tƣởng, thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng LLCT cho HV là cơ sở để chúng tôi xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy và học ở Trung tâm chính trị huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)