Thực trạng hoạt động học của học viên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 47)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2.4. Thực trạng hoạt động học của học viên

Học viên ở Trung tâm CT huyện là những ngƣời đã trƣởng thành, có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nhất định, một bộ phận là cán bộ huyện hoặc là cán bộ công tác tại các địa phƣơng trong huyện. Kết quả khảo sát cho thấy, HV học tập ở Trung tâm đa số nhằm bồi dƣỡng thêm kiến thức cho bản thân nên phần lớn (54,81%) cho rằng rất hứng thú khi tham gia học

tập. Một số khác cảm thấy bình thƣờng (28,89%) và một số ít không muốn học, nhƣng do bị các cấp ủy cơ sở, đoàn thể cử đi nên bắt buộc phải chấp hành (9,89%). Có nhiều nguyên nhân khiến HV không muốn tham gia học tập, nhƣng cơ bản là đa số HV ở nông thôn bên cạnh tham gia công tác chuyên môn, đoàn thể, thời gian còn lại rất bận rộn với lao động, sản xuất - các lớp bồi dƣỡng tổ chức đúng vào thời điểm thu hoạch lúa, hay thời điểm gieo sạ thì ảnh hƣởng rất lớn đến tƣ tƣởng, thái độ học tập của HV.

Bên cạnh đa số HV có hứng thú trong việc học tập, thì vẫn còn (7,41%) HV cảm thấy không hứng thú. Một trong những lý do dẫn đến thực trạng này là HV phải lo hoàn thành nhiệm vụ học tập lẫn nhiệm vụ đƣợc giao tại cơ quan, đơn vị, không có nhiều thời gian để nghiên cứu sâu các vấn đề mà GV cung cấp trên lớp; các chƣơng trình bồi dƣỡng, nhất là bồi dƣỡng chuyên đề chậm đƣợc đổi mới cũng làm cho HV không hứng thú khi tham gia học tập. Chỉ có một số ít HV đọc tài liệu trƣớc khi đến lớp (37,78%) và đọc thêm các tài liệu tham khảo khác liên quan đến nội dung bài học (35,56%), nên đa số HV lên lớp chỉ tiếp thu bài một cách thụ động. Mặc khác, độ tuổi trung bình của HV khá cao nên cũng gây khó khăn trong quá trình tiếp thu bài, ghi nhớ kiến thức, điều này cũng làm giảm hứng thú trong học tập.

Về mức độ chuyên cần trong học tập, đa số HV đều chuyên cần (60%) và rất chuyên cần. Thực trạng này là do thời gian học tập của các lớp bồi dƣỡng ở Trung tâm CT thƣờng không dài (tối đa chỉ 30 ngày), quy định là các HV phải có mặt đầy đủ ở lớp để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, công tác quản lý việc thực hiện nội quy, quy chế học tập của Trung tâm đƣợc tiến hành tốt, nên duy trì đƣợc nề nếp ở các lớp học.

Về nội dung chƣơng trình học tập tại Trung tâm CT huyện, đa số HV (77,78 %) đánh giá chƣơng trình học là vừa sức, phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho HV trong việc nắm bắt kiến thức và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế công tác sau khi đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng.

Tinh thần học tập, do quen với phƣơng pháp học tập truyền thống và tâm lý ngại đám đông, nên nhiều HV chỉ phát biểu khi đƣợc GV yêu cầu (60%). Khi đƣợc hỏi về phƣơng pháp học tập, có 8,89% HV thích học theo phƣơng pháp truyền thống, 64,44% HV thích học theo phƣơng pháp mới, có sự tƣơng tác giữa GV và HV.

Các HV cũng tham gia tích cực vào các buổi thảo luận trên lớp và đa số HV (53,33%) đánh giá là các buổi thảo luận này giúp họ tiếp thu bài tốt hơn và nhớ lâu hơn. Có thể nói hình thức thảo luận trên lớp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học ở Trung tâm CT huyện, đây là một diễn đàn trao đổi và tiếp thu kiến thức giữa HV và HV, giữa HV và GV. Qua trao đổi thảo luận, các thắc mắc trong việc tiếp thu các kiến thức của HV sẽ đƣợc giải đáp cặn kẽ và cụ thể hơn và thông qua việc phát biểu thảo luận của HV cũng giúp GV tiếp thu nhiều điểm mới, qua đó làm giàu thêm kiến thức thực tiễn cho bản thân, nghiên cứu đề xuất với cấp trên hƣớng giải quyết những khó khăn vƣớng mắc ở cơ sở.

Công tác kiểm tra đánh giá, cấp giấy chứng nhận trong thời gian qua cũng đƣợc tiến hành nghiêm túc, đúng quy trình. Hình thức kiểm tra đánh giá chủ yếu đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp tự luận, đây là phƣơng pháp hiệu quả để đánh giá đƣợc khả năng nhận thức của HV. Tuy nhiên, phƣơng pháp này cũng bộc lộ một số nhƣợc điểm nhƣ có HV làm bài kiểm tra, bài thi theo kiểu đối phó, sao chép nguyên bản tài liệu học tập và các bài làm mẫu sƣu tầm từ internet, nên chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác trong học tập, nghiên cứu của họ.

2.2.5. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

Thực hiện Quyết định số 100-QĐ/TW ngày 03/6/1995 của Ban Bí thƣ TW Đảng về tổ chức Trung tâm BDCT cấp huyện, ngày 27/11/1996, UBND huyện Vân Canh ra Quyết đinh số 31/QĐ- UBND Về việc thành lập Trung tâm BDCT huyện Vân Canh. Khi mới đƣợc thành lập, Trung tâm chƣa có địa điểm, cơ sở vật chất nên phải mƣợn phòng làm việc của Huyện ủy. Đến năm 2000 mới xây dựng Trung tâm gồm 03 phòng làm việc, 01 phòng học có sức chứa 90 ngƣời, 03 phòng ở cho HV ở xa và 01 phòng ăn. Do đƣợc xây dựng từ năm 2000 nên các phòng làm việc, phòng học, phòng ở của HV đến nay đã bị xuống cấp nặng, bƣớc đầu công tác tổ chức các lớp gặp nhiều khó khăn. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Vân Canh đã chỉ đạo UBND huyện đầu tƣ sửa chữa, gia cố lại hệ thống phòng làm việc, phòng học, phòng ở của Trung tâm.

Trong thời gian vừa qua, mặc dù cơ sở vật chất của Trung tâm đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đủ cho hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nhƣ sức chứa phòng học không đủ, phòng ở HV thì xuống cấp, chƣa

có phòng đọc sách để HV nghiên cứu, tham khảo ngoài giờ lên lớp. Điều này đã ảnh hƣởng đến hoạt động dạy học của Trung tâm, phần nào hạn chế chất lƣợng, hiệu quả của các lớp đào tạo, bồi dƣỡng. Vì vậy, lãnh đạo các cấp cần quan tâm bổ sung hơn nữa cơ sở vật chất cho Trung tâm.

Phƣơng tiện dạy học của Trung tâm CT huyện còn rất thiếu thốn, một số GV chƣa đƣợc trang bị các phƣơng tiện hỗ trợ cho giảng dạy học tập nhƣ laptop, bút bấm,…. Vì vậy, muốn đổi mới phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng LLCT thì những thiết bị dạy học hiện đại cần đƣợc trang bị cơ bản cho Trung tâm.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị ở Trung tâm CT huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định Trung tâm CT huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Để nắm đƣợc và có những đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tại Trung tâm CT huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành khảo sát 80 cán bộ lãnh đạo - quản lý các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện, 17 GV và 135 HV của Trung tâm.

Nội dung khảo sát xung quanh thực trạng quản lý hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng LLCT tại Trung tâm CT huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Phƣơng pháp khảo sát đƣợc tiến hành bằng việc sử dụng phiếu điều tra. Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp, xử lý bằng phần mềm Excel và sử dụng các số liệu chủ yếu để đánh giá, phân tích thực trạng.

2.3.1. Thực trạng về quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học.

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.1cho thấy, việc xác định và quán triệt mục tiêu dạy học cho GV và HV được thực hiện tốt. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động dạy học; bởi lẽ, chỉ khi cả hệ thống đều nhận thức rõ mục tiêu cần đạt đƣợc thì mới có những hành động thiết thực hƣớng về mục tiêu ấy. Có 81,25% cán bộ lãnh đạo - quản lý (CBLĐ-QL) đánh giá thực hiện thƣờng xuyên và 35% kết quả đạt mức tốt, còn tỷ lệ GV là 76,47% thƣờng xuyên và 47,06% kết quả tốt. Điều này cho thấy, CBLĐ-QL có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc phải quán triệt mục tiêu dạy học cho GV, HV; trong khâu tổ chức thực hiện thì GV đánh giá cao hơn, bởi GV là ngƣời trực tiếp đƣợc phổ biến, quán triệt mục tiêu dạy học của từng chƣơng trình, nên có đánh giá khách quan hơn.

phù hợp với tình hình thực tiễn. Có 78,75% CBLĐ-QL và 64,71% GV đánh giá thƣờng xuyên; 58,75% CBLĐ-QL và 52,94% GV đánh giá kết quả thực hiện tốt. Đây là một yêu cầu quan trọng của công tác giáo dục LLCT, điều chỉnh mục tiêu dạy học để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng đƣợc nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.

Do việc giảng dạy LLCT phải tuân thủ tuyệt đối Điều lệ Đảng nên việc

tuân thủ nội dung dạy học được thực hiện nghiêm túc. Tỷ lệ đánh giá của CBLĐ-QL, GV về đảm bảo nội dung dạy học cũng rất cao, có đến 95% CBLĐ-QL và 94,12% GV cho rằng mức độ thực hiện là thƣờng xuyên và kết quả thực hiện tốt đƣợc nhìn nhận ở 92,50 % CBLĐ-QL và 94,12% GV. Bên cạnh đó, việc cập nhật các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và tình hình thực tiễn của địa phƣơng cũng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, đáp ứng đƣợc nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục của Trung tâm CT vừa đáp ứng đƣợc mong muốn tiếp thu thông tin và kinh nghiệm mới của HV để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của bản thân tại đơn vị.

Việc xây dựng kế hoạch dạy học, lịch dạy và học ở Trung tâm CT huyện đƣợc tiến hành tƣơng đối khoa học, đƣợc CBLĐ-QL, GV và HV đánh giá cao. Tuy nhiên, với kết quả đạt đƣợc, vẫn có một số ít GV đánh giá ở mức trung bình (5,88%). Điều này là khách quan, do các GV kiêm chức của Trung tâm CT đều là CBLĐ-QL ở các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, nên việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác chuyên môn ở cơ quan đơn vị chiếm nhiều thời gian, việc sắp xếp lịch dạy và học các lớp nhiều lúc gặp khó khăn, có khi các GV kiêm chức bận công tác đột xuất, Trung tâm phải hoán đổi GV hoặc giờ dạy. Điều này cũng tác động đến yếu tố tâm lý của GV, ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy học.

Công tác kiểm tra thực hiện chương trình, nội dung dạy học cũng được đảm bảo, có 53,75% CBLĐ-QL và 52,94% GV cho rằng, mức độ thực hiện là thƣờng xuyên và đánh giá mức độ thực hiện tốt đối với CBLĐ-QL là 46,25% và GV là 52,94%. Tuy nhiên, còn có một số GV (11,76%) cho rằng hoạt động này chỉ đạt trung bình. Nhƣ vậy, việc triển khai nội dung, mục tiêu chƣơng trình đƣợc thực hiện khá tốt, tuy nhiên, có lúc còn xem nhẹ khâu kiểm tra, chƣa phát huy tối đa vai trò của kiểm tra trong công tác quản lý. Điều này là do tâm lý còn nể nang, ngại va chạm và Trung tâm CT huyện cũng chƣa hoàn thiện quy chế này.

Bảng 2.2: Thực trạng quản lý mục tiêu, chƣơng trình kế hoạch dạy học

T

T Nội dung quản lý

MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) KẾT QUẢ THỰC HIỆN (%)

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt

CBLĐ -QL Giảng viên CBLĐ -QL Giảng viên CBLĐ -QL Giảng viên CBLĐ -QL Giảng viên CBLĐ- QL Giảng viên CBLĐ -QL Giảng viên CBL Đ-QL Giảng viên

1 Xác định rõ mục tiêu dạy học cho

các chương trình 81.25 76.47 18.75 23.53 0 0 35.00 47.06 36.25 35.29 28.75 17.65 0 0

2

Quán triệt mục tiêu dạy học của từng chương trình cho cán bộ quản lý, giảng viên và học viên

77.50 70.59 22.50 29.41 0 0 36.25 35.29 37.50 29.41 26.25 35.29 0 0

3 Có sự điều chỉnh mục tiêu bồi

dưỡng cho hợp với yêu cầu thực tế 78.75 64.71 21.25 35.29 0 0 58.75 52.94 23.75 47.06 17.50 0 0 0

4

Tổ chức chương trình bồi dưỡng (nội dung, thời gian) một cách nghiêm túc

93.75 94.12 6.25 5.88 0 0 90.00 94.12 8.75 5.88 1.25 0 0 0

5 Đảm bảo nội dung đúng quy định

của Ban Tuyên giáo Trung ương 95.00 94.12 5.00 5.88 0 0 92.50 94.12 7.50 5.88 0 0 0 0

6 Cập nhật những chủ trương, đường

lối, chỉ thị, nghị quyết mới 85.00 88.24 15.00 11.76 0 0 73.75 82.35 15.00 11.76 11.25 5.88 0 0

7

Xây dựng kế hoạch dạy học, sắp xếp lịch học tập rõ ràng, hợp lý, khoa học

76.25 76.47 23.75 23.53 0 0 76.25 88.24 18.75 5.88 5.00 5.88 0 0

8 Kiểm tra viêc thực hiện chương

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác quản lý việc thực hiện mục tiêu, chƣơng trình, kế hoạch dạy học ở Trung tâm CT huyện đƣợc tiến hành khá tốt. Kết quả khảo sát ở HV cũng tƣơng đồng với ý kiến của đội ngũ CBLĐ- QL và đội ngũ GV. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt phải khắc phục để đạt đƣợc hiệu quả quản lý cao hơn trong thời gian tới.

2.3.2. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy của giảng viên

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.2 , công tác quản lý giờ giấc ra vào lớp của GV, đảm bảo giảng dạy đúng thời lƣợng yêu cầu, không vào trễ, ra sớm đƣợc Trung tâm CT huyện thực hiện khá tốt. Có 86,25% CBLĐ-QL và 64,71% GV nhận xét việc này đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, 73,75% CBLĐ-QL và 52,94 % và GV đánh giá tốt.

Việc dự giờ định kỳ và đột xuất để có cơ sở đánh giá giờ dạy của GV

đƣợc Trung tâm CT huyện quan tâm thực hiện, nhƣng chƣa đƣợc thƣờng xuyên, có 72,50% CBLĐ-QL và 76,47% GV. Kết quả thực hiện cũng đƣợc đánh giá ởcác mức độ khác nhau. Nguyên nhân của thực trạng này là do kế hoạch công tác chuyên môn của GV kiêm chức thƣờng xuyên bận rộn, khó sắp xếp thời gian tham dự cũng nhƣ đầu tƣ cho các buổi dự giờ. Vấn đề này vừa mang yếu tố khách quan vừa mang yếu tố chủ quan vì cũng nhƣ các Trung tâm CT khác trên địa bàn tỉnh Bình Định, Trung tâm CT huyện chƣa có quy chế quản lý đội ngũ GV kiêm chức, việc tham dự các hoạt động sinh hoạt chuyên môn chƣa trở thành nhiệm vụ bắt buộc với họ.

Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV, phần lớn GV (64,71%) đánh giá là không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và một số ít GV (5,88%) đánh giá là không thực hiện. Thực tế đó dẫn đến kết quả đạt đƣợc theo mức độ khá theo đánh giá của các GV là 64,71% và trung bình là 11,76%. Kế hoạch bồi dƣỡng GV của Trung tâm CT huyện không đƣợc xây dựng vào đầu năm mà chỉ khi cấp trên có thông báo chiêu sinh các lớp có liên quan thì Trung tâm mới lập danh sách gửi đi theo yêu cầu. Thực tế cho thấy, thời gian qua các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ dành cho đội ngũ GV của Trung tâm CT huyện rất ít đƣợc tổ chức; đặc biệt là bồi dƣỡng về chuyên ngành sƣ phạm thì ít đƣợc quan tâm mặc dù Trung tâm cũng đã nhiều lần kiến nghị. Chính vì thế, các GV, GV kiêm chức của Trung tâm CT huyện chƣa có nhiều cơ hội để nâng cao trình

độ về chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy.

Trung tâm CT huyện thời gian qua cũng có tổ chức thăm dò ý kiến của HV về giờ dạy của GV; tuy nhiên qua kết quả phiếu thăm dò ý kiến, chúng tôi thu đƣợc mức độ chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên là 75% của CBLĐ-QL và 70,59% của GV; còn kết quả đánh giá ở mức khá là 63,75% của CBLĐ- QL và 82,35% của GV. Nếu việc này đƣợc tiến hành thƣờng xuyên hơn và

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị tại trung tâm chính trị huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)