III Phù phổi: nghe rales vượt quá nữa dưới phế trường, 38 %
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
4.2.1 Tình trạng suy tim theo NYHA
- Tất cả các bệnh nhân ở cả 2 nhóm nghiên cứu có NYHA trước phẫu thuật độ II, III và IV. Không có bệnh nhân NYHA độ I. Chúng tôi nhận thấy những bệnh nhân có NYHA III chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 2 nhóm (66,7% ở nhóm Swan-Ganz và 80% ở nhóm đặt catheter trung tâm thông thường). Ngoài ra, số bệnh nhân có NYHA IV ở nhóm Swan-Ganz chiếm tỷ lệ 30% (0% ở nhóm KTC).
•Bảng 4.1 Mức độ suy tim trước phẫu thuật theo NYHA của các tác giả
NYHA
Tác giả I II III IV
Jame J.Vincens và cs.[24] 0 % 12 % 53 % 35 %
Jin-Bae Kim và cs.[26] 0 % 39 % 59 % 2 %
John Bryan Sims và cs.[27] 0,96 % 26,92 % 67,31 % 4,81 %
Chúng tôi Swan-Ganz 0 % 3,3 % 66,7 % 30 %
KTC 0 % 20 % 80 % 0 %
- Những bệnh nhân suy tim độ I thường không có chỉ định phẫu thuật. Tỷ lệ các bệnh nhân có NYHA độ III và IV khá cao, đây là nhóm bệnh nhân có nhiều nguy cơ và hội đủ các tiêu chuẩn sử dụng kỹ thuật Swan-Ganz để thăm dò huyết động. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với của các tác giả trên.
4.2.2 Phân suất tống máu (FE)
- Phân suất tống máu trung bình chung cho cả 2 nhóm là 49,98 ± 8,39 %. Kết quả này tương tự vói kết của của John Bryan Sims và cộng sự khi nghiên cứu bệnh nhân phẫu thuật van tim có phân suất tống máu trung bình là 48,1 ± 7,1 %[27].
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có phân suất tống máu < 50% khá lớn (63,33%). Điều này cho thấy những bệnh nhân có nguy cơ cao đòi hỏi đặt catheter Swan-Ganz thường không còn bảo tồn chức năng tim. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn để chỉ định sử dụng catheter Swan-Ganz và giúp phân biệt giữa suy tim tâm thu và suy tim tâm trương..
- Tăng áp lực động mạch phổi làm tăng nguy cơ và là một trong những yếu tố tiên lượng trong phẩu thuật tim. Nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân đều có tăng áp lực động mạch phổi tâm thu ở mức độ trung bình và nặng. Giá trị trung bình của áp lực động mạch phổi tâm thu của nghiên cứu là 53,33 ± 20,56 mmHg.
- Tỷ lệ bệnh nhân có áp lực động mạch phổi tâm thu ≥ 50 mmHg khá cao ở cả 2 nhóm nghiên cứu (60% ở nhóm Swan-Ganz và 46,67% ở nhóm KTC). Giá trị này phần nào nói lên biểu hiện tổn thương chức năng tâm trương ở các bệnh nhân nghiên cứu. Hơn nữa, nhóm bệnh nhân Swan-Ganz có tăng áp phổi cao hơn nhóm KTC khẳng định sự cần thiết sử dụng kỹ thuật Swan-Ganz cho đối tượng bệnh nhân có áp lực động mạch phổi tăng cao hay gặp nhất là bệnh lý van hai lá. Theo Hội Gây mê Hồi sức Pháp (SFAR), một trong những chỉ định đặt catheter Swan-Ganz là đói tượng bệnh nhân phẫu thuật van hai lá.
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Lê cũng như của John Bryant Sims và cộng sự[27] cũng ghi nhận giá trị áp lực động mạch phổi tâm thu tương tự chúng tôi là ≈ 55 mmHg. J. Mayer và cs, khi nghiên cứu so sánh 2 kỹ thuật đo lưu lượng tim bởi catheter Swan-Ganz và bởi thiết bị phân tích dạng sóng động mạch trên 33 bệnh nhân (hội đủ tiêu chuẩn sử dụng kỹ thuật Swan-Ganz), cũng nhận thấy giá trị trung bình của áp lực động mạch phổi tâm thu là 55 mmHg[33][38].
- Đặc biệt, chúng tôi tìm thấy mối tương quan rất chặt chẽ giữa 2 giá trị áp lực động mạch phổi tâm thu đo bởi kỹ thuật siêu âm tim và đo bởi kỹ thuật Swan-Ganz (r = 0,87). Với kỹ thuật Swan-Ganz, ta có thể theo dõi liên tục áp lực động mạch phổi tâm thu khi xả xẹp bóng vào thì tâm thất thu. Khi đó, van 2 lá và van 3 lá đóng lại, còn van động mạch chủ và van động mạch phổi mở ra, nên áp lực của thất phải khi tâm thất co bóp sẽ chuyển đến đầu xa của catheter Swan-Ganz. Vì vậy, vào thì tâm thu, áp lực động mạch phổi tâm thu chính là áp lực của thất phải. Khi áp lực động mạch phổi tâm thu tăng cao là dấu hiệu tăng gánh thất phải. Đây là cơ sở nói lên giá trị tiên lượng của áp lực động mạch phổi tâm thu. Vì vậy, giá trị áp lực động mạch phổi tâm thu tăng cao đo bởi siêu âm tim (PAPS ≥ 60 mmHg) là một trong những chỉ định sử dụng kỹ thuật Swan-Ganz[39][43][64].