III Phù phổi: nghe rales vượt quá nữa dưới phế trường, 38 %
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5 CÁC CHỈ SỐ TIÊN LƯỢNG TRONG PHẨU THUẬT TIM HỞ
3.5.1 Đặc điểm của chỉ số tiên lượng Goldman
Bảng 3.25 Phân bố bệnh nhân theo chỉ số tiên lượng Goldman
Phân độ Goldman Swan-Ganz KTC Chung
n % n % n %
Độ II 0 0 4 13,3 4 6,7
Độ III 10 33,3 24 80 34 56,7
Biểu đồ 3.9Thời gian trung bình điều trị tại hồi sức
Độ IV 20 66,7 2 6,7 22 36,6
Tổng cọng 30 100 30 100 60 100
- Tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm Swan-Ganz thuộc độ IV của tiên lượng Goldman cao 66,7%. Tỷ lệ này ở nhóm KTC thấp 36,6%.
Bảng 3.26 Tương quan giữa chỉ số Goldman và thời gian thông khí nhân tạo
ở nhóm bệnh nhân đặt Swan-Ganz. (n = 30)
Chỉ số Goldman (điểm) Thời gian thông khí nhân tạo (giờ)
29,3 ± 7,93 11,03 ± 5,00
r = + 0,37 ; p < 0,05
- Có sự tương quan thuận khá chặt giữa chỉ số Goldman và thời gian thông khí nhân tạo ở bệnh nhân đặt Swan-Ganz (r = + 0,37 ; p < 0,05).
Biểu đồ 3.10 Tương quan giữa chỉ số tiên lượng Goldman và thời gian thở máy
3.5.2 Đặc điểm chỉ số tiên lượng của ACC/AHA
Bảng 3.27 Liên quan chỉ số tiên lượng ACC/AHA và thời gian thở máy (giờ)
Phân độ suy tim theo ACC/AHA IC (lít/phút/m2)
PAPO
(mmHg) n
Thời gian thở máy (giờ) I: không suy tim > 2,2 < 18
II: xung huyết phổi > 2,2 > 18
III: huyết áp thấp < 2,2 < 18 5 8,20 ± 1,92 IV: xung huyết và giảm tưới máu < 2,2 > 18 24 8,79 ± 4,02
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 10 15 20 25 30 35 40 45 50 giờ điểm
- Không có bệnh nhân thuộc độ I và độ II theo phân độ tiên lượng của ACC/AHA (IC > 2,2 lít/phút/m2) trong nhóm nghiên cứu.
- Đối với bệnh nhân có suy tim độ III và IV (IC < 2,2 lít/phút/m2) và có áp lực động mạch phổi bít trước phẫu thuật tăng cao trên 18 mmHg thì tiên lượng có thời gian thở máy kéo dài hơn so với bệnh nhân có trị số áp lực này dưới 18 mmHg.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG
4.1.1 Tuổi
- Để thuận lợi trong bước đầu nghiên cứu triển khai kỹ thuật Swan-Ganz, chúng tôi chọn bệnh nhân có độ tuổi từ 16 trở lên. Điều này phản ánh phần nào giá trị tuổi trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 40,8 ± 15,8. Tuổi nhỏ nhất trong nghiên cứu là 16 tuổi, lớn nhất là 79 tuổi.
- Theo nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân từ 40 – 49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 28,33%. Theo Wiener và cộng sự, nhóm tuổi được đặt catheter Swan- Ganz nhiều nhất qua khảo sát khuynh hướng sử dụng catheter động mạch phổi ở Hoa Kỳ từ năm 1993 đến 2004 là từ 65 – 74 tuổi, chiếm tỷ lệ 30,07%. Tuy nhiên, trong nhóm này chủ yếu là các bệnh nhân có nguy cơ cao (gặp ở người già nhiều hơn) và tỷ lệ phẫu thuật cầu nối động mạch vành cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với chúng tôi (59% so với 25%)[44].
- Theo nghiên cứu, các nhóm tuổi phần nào nói lên tần suất bệnh có nguy cơ cao trong hồi sức phẫu thuật bệnh lý van tim và bệnh mạch vành. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 40,80 cao hơn độ tuổi trung bình của các bệnh nhân được phẫu thuật van tim tại Huế theo Nguyễn Đức Hiền là 36,78[3]; và thấp hơn độ tuổi trung bình mắc bệnh hẹp động mạch vành theo Nguyễn Tất Dũng là 62[2]. Điều này hợp lý vì những trường hợp được phẫu thuật muộn (lớn tuổi) thường có bệnh lý đã nặng, các chỉ số nguy cơ cao và hội đủ tiêu chuẩn để sử dụng kỹ thuật Swan-Ganz.
4.1.2 Giới
Tỷ lệ các bệnh nhân có nguy cơ cao ở nam cao hơn so với nữ là kết quả nghiên cứu của chúng tôi (60% so với 40%). Milo Engoren và Daniel Barbee, khi tiến hành so sánh lưu lượng tim đo bởi kỹ thuật Swan-Ganz và bởi các kỹ thuật khác, đã tìm thấy tỷ lệ ở nam giới là 59%[34][49].