MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI CỦA HỌC SINH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chỉ số hình thái, sinh lý và năng lực trí tuệ của học sinh trường trung học phổ thông trần phú, huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 37)

3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh

Kết quả nghiên cứu chiều cao của học sinh trƣờng THPT Trần Phú, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đƣợc thể hiện trong bảng 3.1:

Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính

Tu

ổi

Chiều cao đứng theo giới tính

Nam (1) Nữ (2) Chung ̅

– ̅

P(1-2) n SD Tăng n SD Tăng n SD Tăng

15 174 163,77 5,98 - 235 155,05 5,59 - 409 158,76 7,22 - 8,72 <0,001

16 154 166,12 7,64 2,35 220 156,54 5,80 1,49 374 160,48 8,36 1,72 9,58 <0,001

17 136 164,02 3,23 -2,10 213 158,35 5,22 1,81 349 160,56 6,22 0,08 5,67 <0,001 Trung bình tăng/năm 0,13 1,65 0,90

Bảng 3.1 cho thấy, chiều cao của học sinh tăng dần theo lứa tuổi. Cụ thể, ở tuổi 15, chiều cao trung bình của học sinh là 158,76 ± 7,22 cm, đến 16 tuổi là 160,48 ± 8,36 cm và tuổi 17 là 160,56 ± 6,22 cm. Tốc độ tăng ở các lứa tuổi từ tuổi 15 lên 16 là 1,72 cm/năm còn từ 16 lên 17 tuổi là 0,08 cm/năm. Tốc độ trung bình là 0,90 cm/năm. Tốc độ tăng chiều cao ở các lứa tuổi 15 – 17 là không giống nhau.

Xét về giới tính, chiều cao giữa học sinh nam và nữ có sự khác biệt. Cụ thể, lúc 15 tuổi chiều cao của học sinh nam đạt 163,77 ± 5,98 cm và ở học sinh nữ là 155,05 ± 5,59 cm, mức chênh lệch là 8,72 cm ( p < 0,001); Còn ở 16 tuổi thì chiều cao học sinh nam đạt 166,12 ± 7,64 cm và ở học sinh nữ là 156,54 ± 5,80 cm, mức chênh lệch là 9,58 cm (p < 0,001) và ở độ tuổi 17 thì chiều cao nam là 164,04 ± 3,23 cm, nữ 155,35 ± 5,52 cm, mức chênh lệch là 5,67 cm (p < 0,001).

lứa tuổi là khá rõ và có ý nghĩa thống kê và ở độ tuổi từ 15 - 17, chiều cao của học sinh nam luôn cao hơn học sinh nữ và đặc biệt chiều cao nam ở lứa tuổi 16 là 166,12 ± 7,64 cm cao hơn lứa tuổi 17 nam là 164,04 ± 3,23 cm chứng tỏ chiều cao của trẻ ngày càng đƣợc cải thiện.

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả của một số tác giả khác về chiều cao trung bình của học sinh trong độ tuổi 15 - 17 thấy có sự khác biệt và kết quả so sánh đƣợc trình bày ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Chiều cao trung bình (cm) của học sinh theo kết quả của các tác giả khác nhau

Giới tính Tuổi Trần Thị Loan (2002) Bộ y tế (2004) Phan Thị Bích Tuyền (2014) Nguyễn Thị Thịnh (2018) Hùng Vƣơng (2021) Nam 15 157,94 160,29 161,66 163,69 163,77 16 161,15 162,73 163,64 165,75 166,12 17 161,88 163,45 164,93 165,88 164,02 Nữ 15 154,67 152,45 157,21 153,53 155,05 16 154,93 152,87 158,85 153,78 156,54 17 155,41 152,77 159,52 154,02 158,35

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với một số tác giả nhƣ Trần Thị Loan (2002) [33] và Bộ y tế ở thế kỷ XX (2004) [4] thì đều cho thấy chiều cao của học sinh nam cao hơn học sinh nữ tuy nhiên chiều cao học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Lý do có sự khác biệt này có lẽ do trƣớc đây điều kiện kinh tế còn nghèo, chế độ dinh dƣỡng không đảm bảo so với hiện nay nên dẫn đến chiều cao hiện nay đƣợc cải thiện hơn.

Còn so với các tác giả Phan Thị Bích Tuyền (2014) [57] nghiên cứu trên học sinh THPT huyện Tuy Hòa tỉnh Phú Yên và Nguyễn Thị Thịnh (2018) [46] nghiên cứu trên học sinh THPT huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định nghiên cứu trong những năm gần đây và đều ở khu vực nông thôn nên kết quả của chúng tôi là tƣơng tự nhau và mức chênh lệch không nhiều.

Tóm lại, chiều cao của học sinh trƣờng THPT Trần Phú, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên tốc độ tăng không đều, chiều cao nam lớn hơn học sinh nữ và đặc biệt học sinh nam ở độ tuổi 16 cao hơn nam tuổi 17. Tốc độ tăng trung bình hằng năm của học sinh nam là 0,13 cm/năm, của học sinh nữ là 1,65 cm/năm và tăng chung là 0,90 cm/năm và chƣa đáp ứng đề án 641 chiều cao nam trung bình ngƣời Việt Nam trƣởng thành là 167cm, vì thế cần tăng cƣờng thể lực và chế độ dinh dƣỡng ở học sinh nam.

3.1.2. Cân nặng của học sinh

Kết quả nghiên cứu cân nặng của học sinh trƣờng THPT Trần Phú, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đƣợc thể hiện trong bảng 3.3:

Bảng 3.3. Cân nặng (kg) của học sinh theo tuổi và giới tính

Tu

ổi

Chiều cao đứng theo giới tính

Nam (1) Nữ (2) Chung ̅

– ̅

P(1-2) n ̅ SD Tăng n ̅ SD Tăng n ̅ SD Tăng

15 174 51,79 8,99 - 235 45,26 6,52 - 409 48,04 8,39 - 6,53 <0,001

16 154 53,43 9,75 1,64 220 46,39 7,17 1,13 374 49,29 9,29 1,25 7,04 <0,001

17 136 57,67 10,18 4,24 213 47,64 4,61 1,25 349 51,55 10,21 2,26 10,03 <0,001 Trung bình tăng/năm 2,94 1,19 1,76

Bảng 3.3 cho thấy, cân nặng của học sinh tăng dần theo lứa tuổi. Cụ thể ở tuổi 15 cân nặng trung bình của học sinh là 48,04 ± 8,39 kg đến 16 tuổi là 49,29 ± 9,29 kg và tuổi 17 là 51,55 ± 10,21 kg. Tốc độ tăng ở lứa tuổi từ 15 lên 16 là 1,25 kg/năm còn từ 16 lên 17 tuổi là 2,26 kg/năm. Tốc độ trung bình là 1,76 kg/năm.

Tốc độ tăng cân nặng ở các lứa tuổi 15 – 17 là không giống nhau. Xét về giới tính, cân nặng giữa học sinh nam và nữ có sự khác biệt nhƣ tuổi 15 cân nặng trung bình học sinh nam là 51,79 ± 8,99 kg còn lứa tuổi 16 là 53,43 ± 9,75 kg và ở tuổi 17 là 57,67± 10,18 kg, Mức tăng nhanh ở giai đoạn

16 – 17 đạt 4,24 kg/năm. Tốc độ tăng trung bình của học sinh nam là 2,94 kg/năm.

Đối với học sinh nữ thì cân nặng ở lứa tuổi 15 là 45,26 ± 6,52 kg/năm, tuổi 16 là 46,39 ± 7,17 kg/năm và lứa tuổi 17 là 47,64 ± 4,61 kg/năm. Tăng dần đều qua các năm cụ thể từ lứa tuổi nữ 15 – 16 mức tăng trung bình là 1,13 kg/năm còn 16 – 17 là 1,25 kg/năm. Tốc độ tăng trung bình chung ở nữ là 1,19 kg/năm.

Mức chênh lệch về cân nặng giữa học sinh nam và học sinh nữ là là khá rõ rệt, lúc 15 tuổi là 6,53 kg (p < 0,001), 16 tuổi là 7,04 kg (p < 0,001), 17 tuổi là 10,03 kg (p < 0,001). Nhƣ vậy, ở cả ba lứa tuổi sự sai khác về cân nặng ở nam và nữ đều có ý nghĩa thống kê. Ở lứa tuổi từ 15 – 17 thì cân nặng học sinh tăng dần và cân nặng của học sinh nam cao hơn học sinh nữ.

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với một số tác giả, chúng tôi thấy có sự sai khác nhƣ ở bảng 3.4:

Bảng 3.4. Cân nặng (kg) của học sinh theo kết quả của các tác giả khác nhau

Giới tính Tuổi Trần Thị Loan (2002) Bộ y tế (2004) Phan Thị Bích Tuyền (2014) Nguyễn Thị Thịnh (2018) Võ Hùng Vƣơng (2021) Nam 15 41,32 45,33 51,32 47,96 51,79 16 47,94 48,03 53,49 52,75 53,43 17 48,84 49,71 55,47 53,30 57,67 Nữ 15 42,90 42,13 45,26 43,53 45,26 16 44,06 42,98 47,55 45,01 46,39 17 44,92 43,84 48,74 45,28 47,64

Kết quả của chúng tôi với các tác giả có sự khác biệt, cụ thể so với của Trần Thị Loan (2002) [33], Bộ y tế thế kỷ XX (2004) [4] và Nguyễn Thị

Thịnh (2018) [46] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn cả nam và nữ. Còn đối với Phan Thị Bích Tuyền (2014)[57] thì lại có kết quả chênh lệch không nhiều, riêng ở nam tuổi 17của chúng tôi cao hơn nhƣng lại thấp hơn ở nữ độ tuổi 17. Nhìn chung kết quả nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn các tác giả giải thích đều này bằng sự cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội trong thời gian gần đây và do điều kiện sống và chế độ dinh dƣỡng tốt hơn dẫn đến tăng cân nặng.

Tóm lại, cân nặng của học sinh chúng tôi nghiên cứu trong giai đoạn 15-17 tăng dần theo lớp tuổi, cân nặng ở học sinh nam cao hơn nữ và không đều. Cân nặng nam tăng mạnh trung bình đạt 2,94 kg/năm, ở nữ là 1,19 kg/năm và mức tăng chung trung bình cả nam và nữ là 1,76 kg/năm.

3.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh

Kết quả nghiên cứu vòng ngực trung bình của học sinh trƣờng THPT Trần Phú, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đƣợc thể hiện trong bảng 3.5:

Bảng 3.5. Vòng ngực trung bình(cm) của học sinh theo tuổi và giới tính

Tu

ổi

Vòng ngực trung bình theo giới tính (cm)

Nam (1) Nữ (2) Chung ̅ –

̅ P (1-2) n ̅ SD Tăng n ̅ SD Tăng n ̅ SD Tăng

15 174 78,52 7,38 - 235 78,99 5,40 - 409 78,79 6,39 - -0,47 >0,05

16 154 79,21 6,94 0,69 220 80,07 7,09 1,08 374 79,72 7,02 0,93 -0,86 >0,05

17 136 80,74 5,56 1,52 213 80,22 4,79 0,15 349 80,42 6,49 0,70 0,52 >0,05 Trung bình tăng/năm 1,11 0,61 0,81

Kết quả nghiên cứu cho thấy, vòng ngực trung bình của học sinh tăng dần theo lứa tuổi. Cụ thể ở tuổi 15 vòng ngực trung bình đạt 78,79 ± 6,39 cm; lên 16 tuổi là 79,72 ± 7,02 (tăng 0,93 cm) và đến 17 tuổi đạt 80,42 ± 6,49 cm (tăng 0,70 cm). Tốc độ tăng trung bình mỗi năm là 0,81 cm.

Xét về giới tính, vòng ngực của học sinh nữ lớn hơn học sinh nam ở lứa tuổi 15 – 16 nhƣng sang lứa tuổi 17 thì vòng ngực học sinh nam lại cao hơn

nhƣng mức chênh lệch không nhiều. Cụ thể ở tuổi 15, vòng ngực học sinh nữ là 78,99 ± 5,40 cm, của nam là 78,52 ± 7,38 cm, mức chênh lệch là 0,47 cm (p > 0,05) sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Ở tuổi 16, vòng ngực trung bình của học sinh nữ là 80,07 ± 7,09 cm, của học sinh nam là 79,21 ± 6,94 cm, mức chênh lệch là 0,86 cm (p > 0,05) sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Ở tuổi 17, vòng ngực trung bình của học sinh nam là 80,74 ± 5,56 cm và học sinh nữ là 80,22 ± 4,79 cm, mức chênh lệch là 0,52 cm (p > 0,05) sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả mốt số tác giả khác đƣợc trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo các tác giả khác nhau

Giới tính Tuổi Trần Thị Loan (2002) Bộ y tế (2004) Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) Nguyễn Thị Thịnh (2018) Hùng Vƣơng (2021) Nam 15 72,07 71,44 75,20 76,68 78,52 16 76,92 73,25 77,16 79,58 79,21 17 77,88 75,08 79,46 80,26 80,74 Nữ 15 72,04 69,18 77,12 78,64 78,99 16 73,,80 69,83 79,34 79,66 80,07 17 74,87 72,61 80,59 80,08 80,22

Bảng 3.6 cho thấy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Loan (2002)[33] và Bộ y tế (2004) [4] cách đây hơn 20 năm, nhƣng lại không chênh lệch so với các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) [40] và Nguyễn Thị Thịnh (2018) [46] những năm gần đây. Từ đó có thể thấy rằng vòng ngực phụ thuộc vào chế độ dinh dƣỡng, điều kiện kinh tế xã hội, môi trƣờng sống, học tập và rèn luyện.

Ngoài ra, từ 15 – 17 tuổi ở nữ là giai đoạn sau dậy thì nên vòng ngực rất phát triển còn ở học sinh nam, sự phát triển cơ thể muộn hơn nên đây chính là giai đoạn dậy thì, sự phát triển về cơ, xƣơng cũng tăng lên đáng kể làm cho vòng ngực cũng phát triển mạnh mẽ và cân đối. Với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc trong những năm gần đây, điều kiện sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao, chế độ dinh dƣỡng đƣợc cải thiện do đó ngày càng tăng lên.

Tóm lại, vòng ngực của học sinh tăng dần theo tuổi, sự chênh lệch vòng ngực giữa học sinh nam và nữ là không đáng kể. Tốc độ tăng ở nam mạnh ở giai giai đoạn 16 – 17 tuổi là 1,52 cm/năm. Ngƣợc lại học sinh nữ tăng mạnh ở giai đoạn 15 – 16 tuổi là 1,08 cm, sau đó chậm ở giai đoạn 16 – 17 tuổi. Vòng ngực của học sinh nam tăng trung bình mỗi năm là 0,11 cm/năm tăng nhanh hơn nữ là 0,61 cm/năm. Vòng ngực tăng trung bình mỗi năm đạt 0,81 cm.

3.1.4. Chỉ số BMI của học sinh

Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính đƣợc thể hiện ở bảng 3.7:

Bảng 3.7. Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính

T

uổ

i

CHỈ SỐ BMI THEO GIỚI TÍNH

Nam (1) Nữ (2) Chung ̅

– ̅

P (1-2) n ̅ SD Tăng n ̅ SD Tăng n ̅ SD Tăng

15 174 19,25 2,85 235 18,83 2,59 409 19,01 2,72 0,42 >0,05

16 154 19,27 2,64 0,02 220 18,89 2,32 0,06 374 19,05 2,49 0,04 0,38 >0,05

17 136 20,09 2,62 0,82 213 19,32 2,53 0,43 349 19,62 3,18 0,57 0,77 <0,01 Trung bình tăng/năm 0,42 0,24 0,31

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy, chỉ số BMI của học sinh tăng dần theo lứa tuổi. Cụ thể, ở lứa tuổi 15, chỉ số BMI trung bình là 19,01 ± 2,72 kg/m2

; còn ở lứa tuổi 16 là 19,05 ± 2,49 kg/m2

và ở lứa tuổi 17 là 19,62 ± 3,18 kg/m2, mức độ tăng không đáng kể, giai đoạn 15 - 16 tăng 0,04 kg/m2

16 - 17 tuổi tăng nhanh hơn là 0,57 kg/m2 . Mức tăng bình quân mỗi năm là 0,31 kg/m2.

Xét về giới tính, chỉ số BMI của nam cao hơn nữ và tăng dần qua các độ tuổi, cụ thể chỉ số BMI của nam lứa tuổi 15 là 19,25 ± 2,85 kg/m2

, lên đến 17 tuổi là 20095 ± 2,62 kg/m2, mức độ tăng trung bình mỗi năm đạt 0,42 kg/m2. Chỉ số BMI của học sinh nữ lúc 15 tuổi là 18,83 ± 2,59 kg/m2

lên đến 17 tuổi đạt 19,32 ± 2,53 kg/m2. Mức tăng trung bình mỗi năm học sinh nữ đạt 0,24 kg/m2. Điều này chứng tỏ trong quá trình phát triển của học sinh, tốc độ tăng cân nặng của các em học sinh nhanh hơn so với tăng chiều cao và ở học sinh nam (0,42 kg/m2/năm) cao hơn học sinh nữ (0,24 kg/m2/năm). Thời điểm tăng BMI mạnh nhất là giai đoạn 16 - 17 tuổi, ở học sinh nam là 0,82 kg/m2/năm và ở nữ là 0,43 kg/m2/năm.

So sánh kết quả nghiên cứu với nghiên cứu của một số tác giả khác về chỉ số BMI của học sinh ở độ tuổi 15- 17, chúng tôi đã thể hiện đƣợc kết quả trong bảng 3.8:

Bảng 3.8.Chỉ số BMI của học sinh theo kết quả của các tác giả khác nhau

Giới tính Tuổi Nguyễn Ngọc Châu (2009) Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) Nguyễn Thị Hồng (2017) Nguyễn Thị Thịnh (2018) Võ Hùng Vƣơng (2021) Nam 15 18,58 18,38 19,01 17,96 19,25 16 18,88 18,67 19,26 19,20 19,27 17 19,08 19,01 19,32 19,30 20,09 Nữ 15 18,62 18,46 18,78 18,26 18,83 16 19,22 19,08 18,81 19,01 18,89 17 19,22 19,23 18,83 19,10 19,32

Kết quả về chỉ số BMI trong nghiên cứu của chúng tôi có sự khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Châu [5], Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) [40] ,

Nguyễn Thị Hồng [19]và Nguyễn Thị Thịnh (2018) [46]. Cụ thể chỉ số BMI học sinh nam kết quả chúng tôi nghiên cứu đều cao hơn so với một số tác giả trên, riêng kết quả đối với học sinh nữ thì mức chênh lệch không đáng kể.

Sự khác nhau về chỉ số BMI của chúng tôi so với các tác giả trên là do điều kiện nghiên cứu thời điểm và địa điểm khác nhau cũng nhƣ điều kiện kinh tế dẫn đến cân nặng và chiều cao cũng khác nhau, do đó BMI của học sinh cũng tăng lên. Sở dĩ BMI của học sinh nam cao hơn nữ là do ở giai đoạn này cân nặng của học sinh nam tăng nhanh vì ở trong giai đoạn dậy thì tƣơng đối ổn định về mặt sinh lý và thể chất.

Tóm lại, chỉ số BMI của học sinh trƣờng THPT Trần Phú, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thay đổi theo lứa tuổi, ở cùng một lứa tuổi chỉ số BMI của học sinh nam và nữ là khác nhau, tốc độ tăng ở học sinh nam (0,42 kg/m2

) nhanh hơn nữ (0,24 kg/m2). Mức độ tăng trung bình mỗi năm đạt 0,31 kg/m2

. Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn từ 15- 17 tuổi chỉ số BMI trung bình của học sinh đều đạt từ 19,01 kg/m2 đến 19,62 kg/m2, nhƣ vậy tất cả các em

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chỉ số hình thái, sinh lý và năng lực trí tuệ của học sinh trường trung học phổ thông trần phú, huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)