Hay theo quan điểm marketing, thị trường quốc tếlà tập hợp các thị trường nước ngoài mà ở đó bao

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 35 - 38)

- Những điều kiện của môi trường tổng quát:

Hay theo quan điểm marketing, thị trường quốc tếlà tập hợp các thị trường nước ngoài mà ở đó bao

gồm tất cả những người mua thật sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm hay dịch vụ

Đặc điểm:

(1) Thị trường quốc tế hiện nay là một hệ thống toàn cầu. (2) Sự ra đời của WTO và nhiều tổ chức kinh tế ở các khu vực khác trên thế giới cho thấy xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một xu hướng quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay.

(3) Khối lượng hàng hóa buôn bán trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển, đang phát triển trên thế giới tăng liên tục.

5.1 THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Đặc điểm:

(4) Cơ cấu hàng hóa buôn bán có sự thay đổi lớn, hàng chế biến sâu, hàng hàm chưa chất xám và công nghê cao ngày càng gia tăng về tỷ trọng

(5) Hoạt động buôn bán trên thế giới tập trung vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là Hoa Kì, Tây Âu và Nhật Bản. Các cường quốc về xuất nhập khẩu như Hoa Kì, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới.

5.2 THỊ TRƯỜNG KHU VỰC

• Khái niệm:

Là thị trường gồm nhiều nước trong đó tất cả các nước có thể buôn bán trên cơ sở bình đẳng. Thị trường khu vực yêu cầu phải có một liên minh thuế quan với hệ thống thuế quan đối ngoại thống nhất, quyền tự do di chuyển của nhân tố sản xuất, hàng hóa, và dịch vụ, cũng như sự thống nhất đáng kể về chính sách thuế và các chính sách khác.

5.2 THỊ TRƯỜNG KHU VỰC

• Đặc điểm:

- Thị trường khu vực ở mức độ Khu vực mậu dịch tự do:

Các nước thành viên thoả thuận cắt giảm thuế quan và các rào cản phi thuế đối với HH và DV. HH được lưu thông tự do nội khối. Mỗi nước thành viên vẫn giữ chủ quyền đối với ngoại thương ngoài khối

- Thị trường khu vực ở mức độ liên minh thuế quan:

Ngoài mức độ liên kết như FTA, các nước thành viên còn thống nhất chính sách ngoại thương đối với các nước ngoài khối

-Thị trường khu vực ở mức độ thị trường chung:

Xoá bỏ các rào cản liên quan tới TM nội khối. Xoá bỏ rào cản liên quan tới di chuyển vốn, lao động nội khối. Thống nhất chính sách ngoại thương đối với các nước ngoài khối

5.2 THỊ TRƯỜNG KHU VỰC

Thị trường khu vực Bắc Mỹ

(1) Thị trường khu vực Bắc Mỹ được hình thành từ Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), kí kết ngày 12/8/1992 và hiệu lực từ ngày 1/1/1994.

(2) Tháng 11/2019, Hiệp định Thương mại tự do Hoa Kỳ - Canada – Mexico (USMCA) chính thức được ký kết, thay cho Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũ, đã tạo sự biến động mạnh mẽ trong thương mại quốc tế nói chung và khu vực Bắc Mỹ nói riêng. Nhiều quy định, chính sách mới tại các thị trường này cũng sẽ thay đổi. Đặc biệt, Canada và Mexico có cơ chế, chính sách đột phá nhất trong năm 2019

5.2 THỊ TRƯỜNG KHU VỰC

Thị trường khu vực Bắc Mỹ

(3) Thị trường khu vực Bắc Mỹ có vai trò quan trọng giúp cho kinh tế của 3 nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng. Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang 2 nước kia. Ngoài ra, thị trường khu vực Bắc Mỹ còn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA...

Thị trường khu vực Bắc Mỹ (tiếp theo)

5.2 THỊ TRƯỜNG KHU VỰC

(4) Thị trường khu vực Bắc Mỹ có nhiều thuận lợi cho XK HH của Việt nam. Việt Nam đều có quan hệ FTA với 3 quốc gia của thị trường khu vực Bắc Mỹ. Mặt khác, Việt Nam, Canada và Mexico đều tham gia CPTPP + Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ tháng 12/2018 được coi là đòn bảy thúc đẩy mạnh mẽ thương mại giữa Canada – Việt Nam và Mexico – Việt Nam. . Canada cam kết xoá bỏ thuế NK cho 95% số dòng thuế và 78% kim ngạch XK của Việt Nam sang Canada ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Trong đó, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 100% kim ngạch XK gỗ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Thị trường khu vực Bắc Mỹ (tiếp theo)

5.2 THỊ TRƯỜNG KHU VỰC

. Mexico là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại Mỹ Latinh sau Brazil và Argentina. Với CPTPP, Mexico cam kết xóa bỏ 77,2% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

5.2 THỊ TRƯỜNG KHU VỰC

• Thị trường khu vực Bắc Mỹ (tiếp theo)

(5) Mỹ, từ nhiều năm qua, là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Sau khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ (BTA) đã được ký kết và có hiệu lực từ ngày10/12/2001, Mỹ đã áp dụng Quy chế quan hệ thương mại bình thường và Quy chế tối huệ quốc (MFN), giảm mức thuế quan trung bình đánh vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam từ 40% xuống 4%, mở cửa thị trường cho các nhà xuất khẩu Việt Nam

5.2 THỊ TRƯỜNG KHU VỰC

• Thị trường khu vực Bắc Mỹ (tiếp theo)

Năm 2019, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam chiếm 28,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa; một số mặt hàng chủ lực tăng cao như dệt may tăng 11,7%; giày dép tăng 23,9%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 87,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 35,1% so với năm 2018.

Mặt khác, Việt Nam đang xếp thấp nhất trong các nước ASEAN- 6 về nhập khẩu từ Mỹ với 14,37 tỷ USD trong năm 2019.

5.2 THỊ TRƯỜNG KHU VỰC

• Thị trường khu vực ASEAN

- Khái quát về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN: Thành lập ngày 8/8/1967 với 5 thành viên: Thái Lan, Indonexia, Malaysia, Philipin, Singapore.

Brunei: 1984, Việt Nam: 1995, Lào: 1997, Mianma: 1997, Campuchia: 1999

Mức độ hợp tác kinh tế thời gian đầu rất thấp:

5.2 THỊ TRƯỜNG KHU VỰC

• Thị trường khu vực ASEAN (tiếp theo)

- Khái quát về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN: + Hiệp định CEPT – AFTA được kí kết năm 1992 nhằm giảm thuế hàng hoá theo các kênh.

+ Khu vực đầu tư ASEAN – AIA (7/10/1998) được kí kết với mục đích: Tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh, tự do, minh bạch. Nâng cao hơn nữa tiến trình tự do hóa, xúc tiến, thuận lợi hóa và hài hòa hóa chính sách đầu tư nước ngoài đang được thực hiện trong ASEAN

5.2 THỊ TRƯỜNG KHU VỰC

• Thị trường khu vực ASEAN (tiếp theo)

- Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập ngày 31/12/2015: . Mục tiêu tổng quát củaCộng đồng ASEANlà xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài.

. Cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa- Xã hội. Quan hệ đối ngoại của ASEAN cũng như mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN (nhất là: IAI).

5.2 THỊ TRƯỜNG KHU VỰC

• Thị trường khu vực ASEAN (tiếp theo)

- Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập ngày 31/12/2015 nhằm: . Tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN

. Thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong ASEAN.

. Thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao để ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.

5.2 THỊ TRƯỜNG KHU VỰC • Thị trường khu vực ASEAN (tiếp theo) • Thị trường khu vực ASEAN (tiếp theo)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)