THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 40 - 44)

- Về tự do hóa đầu tư: các cam kết về đầu tư trong ASEAN toàn diện hơn trong WTO và các FTA đã ký của Việt Nam nhưng cũng phù hợp với các quy định về đầu tư trong pháp luật Việt

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

MỤC TIÊU

Chương 6 nghiên cứu những thị trường hàng hóa chủ yếu của kinh doanh thương mại quốc tế. Nội dung này giúp nhà kinh doanh có được những kiến thức cần thiết về thị trường ngành

hàng kinh doanh cụ thể của mình

NỘI DUNG

6.1 Khái niệm và đặc điểm thị trường hàng hóa trong kinh doanh thương mại quốc tế

6.2 Một số thị trường hàng hóa chủ yếu - Thị trường hàng Thủy sản

- Thị trường giầy dép - Thị trường hàng nông sản - Thị trường kim loại - Thị trường thiết bị - Thị trường phần mềm

- Thị trường dầu mỏ và sản phẩm chế biến từ dầu mỏ

6.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TRƯỜNG HÀNG HÓA

• Khái niệm:

Thị trường hàng hóa:Đây là loại thị trường có quy mô lớn, phức tạp, tinh vi. Trong thị trường này diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa với mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng về vật chất.

Thị trường hàng hóacó thể là một thị trường vật lí hoặc thị trường ảo để mua/bán và kinh doanh các sản phẩm thô hoặc sơ cấp. Hiện trên thế giới có khoảng 50thị trường hàng hóalớn tạo điều kiện cho hoạt động thương mại của khoảng 100 mặt hàng chính.

6.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TRƯỜNG HÀNG HÓA

• Khái niệm:

Hàng hóa được chia thành 2 loại chính như sau:

- Hàng hóa cứng:là các nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác (vàng, cao su và dầu,…).

- Hàng hóa mềm:Là các sản phẩm nông nghiệp hoặc chăn nuôi (lúa mì, cà phê, đường, đậu nành, thịt lợn,…).

6.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TRƯỜNG HÀNG HÓA * Phân loại thị trường hàng hóa:

+ Căn cứ vào đặc điểm hàng hóa:

- Hàng hóa cứng:là các nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác (vàng, cao su và dầu,…).

- Hàng hóa mềm:Là các sản phẩm nông nghiệp hoặc chăn nuôi (lúa mì, cà phê, đường, đậu nành, thịt lợn,…).

6.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TRƯỜNG HÀNG HÓA * Phân loại thị trường hàng hóa:

+ Căn cứ vào công dụng của hàng hóa có thể chia thành:

- Thị trường hàng tư liệu sản xuất:Là các sản phẩm dùng để sản xuất (các loại máy móc thiết bị, các loại thực phẩm, các loại nhiên liệu,….).

- Thị trường hàng tư liệu sử dụng:Là các sản phẩm dùng để phục vụ cho tiêu dùng cá nhân của con người (lương thực, giày dép, thuốc chữa bệnh,…).

6.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TRƯỜNG HÀNG HÓA * Phân loại thị trường hàng hóa:

+ Căn cứ vào nguồn sản xuất ra hàng hóa gồm có:

- Thị trường hàng công nghiệp:Là các sản phẩm hàng hóa do những xí nghiệp công nghiệp khai thác, chế biến sản xuất (công nghiệp khai thác, Công nghiệp chế biến).

- Thị trường hàng nông nghiệp (nông, lâm, hải sản):Là thị trường hàng hóa có bắt đầu từ động vật hoặc thực vật (mới sơ chế, chưa qua công nghiệp chế biến như thóc, gạo, ngô, khoai, cá, lợn, gà, vịt…).

6.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TRƯỜNG HÀNG HÓA * Phân loại thị trường hàng hóa:

+ Căn cứ vào nơi sản xuất bao gồm:

- Hàng sản xuất nội địa:Là hàng do các doanh nghiệp nội địa sản xuất ra, hướng theo tiêu chuẩn quốc tế vừa phục vụ nhu cầu sử dụng nội địa vừa đáp ứng khả năng xuất khẩu.

- Hàng nhập ngoại:Là hàng nhập từ quốc tế do nguồn hàng nội địa chưa sản xuất đủ hoặc do kỹ thuật công nghệ, chưa thể sản xuất được.

• Tác dụng của thị trường hàng hóa:

- Thứ nhất,tạo điều kiện cho sản xuất phát triển với quy mô ngày càng mở rộng và bảo đảm HH được cung cấp cho người mua một cách đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng.

- Thứ hai,thúc đẩy nhu cầu chất lượng SP trong sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong cộng đồng.

- Thứ ba,dự trữ HH phục vụ sản xuất và tiêu dùng đảm bảo việc điều hòa về yếu tố cung cầu.

- Thứ tư,phát triển các hoạt động sản xuất và tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng, tiết kiệm thời gian.

- Thứ năm,thị trường HH ổn định giúp ổn định sản xuất, ổn định nguồn HH cung ứng cho người mua.

6.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TRƯỜNG HÀNG HÓA

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

• Thị trường hàng thủy sản

- Ngành thủy sản Việt Nam có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, được xác định là một trong năm ngành kinh tế biển then chốt trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

- Giá trị XK ngành thủy sản đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước.

- Số lượng ngư dân và lao động nghề cá được ước tính với khoảng gần 3 triệu lao động hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp trong nghề cá biển, khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản gần bờ và xa bờ

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

• Thị trường hàng thủy sản

Khả năng khép kín quy trình sản xuất có vai trò quan trọng đối với các DN thủy sản. DN có hoạt động sản xuất càng khép kín thì khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và hiệu quả KD càng cao. Ngược lại, DN càng ít khép kín thì phải phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, sẽ dễ dẫn đến bị động trong sản xuất, giảm hiệu quả KD.

- Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngành thủy sản cần có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản, điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

• Thị trường hàng thủy sản

* Các thông tin doanh nghiệp cần nắm được về về thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh:

- Người châu Á ăn cá nhiều nhất thế giới, với mức tiêu thụ bình quân mỗi người là 22kg cá và các sản phẩm cá trong 1 năm.

- Mỹ nhập khẩu hải sản đứng thứ hai trên thế giới, sau Nhật vì Mỹ là nước có nguồn cung hải sản ít nhưng cầu lại nhiều. Lượng nhập khẩu chiếm tới 84% tổng tiêu thụ thủy sản của Mỹ.

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

• Thị trường hàng thủy sản

* Các thông tin doanh nghiệp cần nắm được về về thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh:

- Thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ được quản lý bằng thuế nhập khẩu và các biện pháp kỹ thuật: vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm sóa môi trường đánh bắt và nuôi trồng. Bộ luật của liên bang Mỹ 21CFR quy định từ ngày 18/12/1997, các DN nước ngoài đã thực hiện chương trình HACCP (Hazard Analysis & Critical Control Point – Phân tích các mối nguy và kiểm sóa các điểm tới hạn (HACCP) – do FAO/WHO ban hành) có hiệu quả mới được đưa hàng thủy sản vào Mỹ

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

• Thị trường hàng thủy sản

* Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam năm 2019:

- Năm 2019, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) đạt 6,25% so với năm 2018, tổng sản lượng đạt khoảng 8,15 triệu tấn, tăng 4,9% trong đó sản lượng khai thác đạt 3,77 triệu tấn, tăng 4,5%, nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn, tăng 5,2%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,6 tỷ USD.

- Cả năm 2019, diện tích nuôi tôm đạt 720 nghìn ha, sản lượng tôm nước lợ ước đạt 750 nghìn tấn bằng 98,3% so với năm 2018, trong đó tôm sú ước đạt 270.000 tấn, tôm chân trắng là đạt 480.000 tấn.

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

• Thị trường hàng thủy sản

* Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam năm 2019:

- Tổng diện tích nuôi cá tra năm 2019 ước đạt 6,6 nghìn ha, tăng 22,2% so với năm 2018. Sản lượng đạt 1,42 triệu tấn, tương đương với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 1,9 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2018.

- Đối với khai thác thủy sản, nhờ thời thuận lợi, trong năm 2019 các tàu cá nghề lưới kéo, lưới vây, lưới chụp hoạt động nhiều, hiệu quả khá; tàu nghề lưới rê nhiều địa phương hoạt động cầm chừng, hiệu quả thấp

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

* Một số cam kết trong ngànhthủy sảntrong các FTA:

+ Hiệp định TM tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á-Âu (VN- EAEU FTA):

. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EAEU sẽ cắt giảm 100% số dòng thuế. Trong đó, EAEU sẽ xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với khoảng 71% số dòng thuế. Sau 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EAEU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế NK đối với 95% số dòng thuế.

. Với các mặt hang thủy sản, EAEUkhôngáp dụng cơ chế phòng vệ thương mại.

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

* Một số cam kết trong ngànhthủy sảntrong các FTA:

+ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA):

. Với ngành thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên), EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của ta trong vòng 3 năm; 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm.

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

* Một số cam kết trong ngànhdệt may trong các FTA:

+ Hiệp định TM tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á-Âu (VN- EAEU FTA):

. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EAEU sẽ cắt giảm khoảng 82% số dòng thuế. Trong đó, EAEU sẽ xóa bỏ ngay thuế NK đối với khoảng 36% số dòng thuế. Sau 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EAEU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế NK đối với 42% số dòng thuế.

. Với các mặt hàng dệt may, EAEUcóáp dụng cơ chế phòng vệ thương mại.

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

* Một số cam kết trong ngànhdệt maytrong các FTA:

+ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA):

•Trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm.

•Cam kết này của EU được đưa ra phù hợp với khả năng đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) của ngành dệt may Việt Nam (tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo Hiệp định EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ từ Việt Nam).

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

* Một số cam kết trong ngànhdệt maytrong các FTA:

+ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA):

•Ngoài ra, EU cũng chấp nhận linh hoạt với quy tắc này như cộng gộp xuất xứ từ Hàn Quốc để sản xuất một số hàng dệt may xuất khẩu sang EU.

•Với giày dép, EU cam kết giảm thuế xuống 0% đối với 42,1% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 3 năm và 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực thì tỷ lệ này sẽ lần lượt là 73,2% và 100%.

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

* Một số cam kết trong ngànhnông sảntrong các FTA:

+ Hiệp định TM tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á-Âu (VN- EAEU FTA):

. Cao su: 100% dòng thuế được cắt, giảm thuế NK, trong đó 97% dòng thuế được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực . Café: Thuế suất thuế NK café nguyên liệu chưa rang từ VN giảm từ 10% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực . Với gạo, EAEU dành cho Việt Nam hạn ngạch 10.000 tấn gạo/năm với thuế suất 0% và áp dụng mức thuế suất tối huệ quốc MFN ngoài hạn ngạch.

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

* Một số cam kết trong ngànhnông sảntrong các FTA:

+ Hiệp định TM tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á-Âu (VN- EAEU FTA):

. Chè: Thuế suất thuế NK chè nguyên liệu từ VN giảm từ 20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực

. Rau quả: Thuế suất thuế NK HH thuộc nhóm 0810 từ VN giảm xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

* Một số cam kết trong ngànhnông sảntrong các FTA:

+ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA):

•Đối với nhóm hàng rau quả, EU cam kết xóa bỏ 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau, quả và các chế phẩm từ rau, quả ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Phần lớn các dòng thuế EU cam kết xóa bỏ ngay hiện đều đang có mức thuế MFN trung bình là trên 10%, cá biệt có những sản phẩm rau, quả đang chịu thuế trên 20%. Do đó, mức cam kết này của EU được đánh giá là sẽ tạo ra lợi thế lớn về giá cho rau, quả Việt Nam.

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

* Một số cam kết trong ngànhnông sảntrong các FTA:

+ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA):

•Riêng cà phê, hạt điều, SP rau củ quả tươi chế biến, nước hoa quả và hoa tươi được xóa bỏ hoàn toàn thuế NK ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

•Với gạo, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm) với thuế quan bằng 0%. EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể XK ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm). Đối với SP từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 đến 5 năm.

6.2 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CHỦ YẾU

* Một số cam kết trong ngànhnông sản với các QG khác:

. Tại thị trường Canada, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận 100% kim ngạch XK gỗ được xóa bỏ thuế quan; xóa bỏ thuế nhập khẩu gạo ngay khi hiệp định có hiệu lực.

. Với thị trường Nhật Bản, Việt Nam được xóa bỏ thuế quan 78% kim ngạch XK nông sản, 91% kim ngạch XK thủy sản và 97% kim ngạch XK gỗ ngay khi hiệp định có hiệu lực.

. Cùng với đó, Chile, Peru cũng đồng ý xóa bỏ thuế xuất - nhập khẩu với các mặt hàng nông sản, thủy sản có thế mạnh của Việt Nam.

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CỦA CHƯƠNG

• Thị trường hàng hóa

• Thị trường nông sản

• Thị trường thiết bị

• Thị trường phần mềm

• Thị trường nông sản

• Thị trường kim loại

• Hàng rào thương mại

Chương 7

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)