CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU VĨNH LONG VÀ CÔNG NGHỆ TOP BASE
2.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG
2.2.4 Tiêu chuẩn Việt nam
1. TCVN 9361:2012
Tiêu chuẩn do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Cơng nghệ cơng bố. “Cơng tác nền móng – thi cơng và nghiệm thu”
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho thi công và nghiệm thu các cơng tác về xây dựng nền và móng của tất cả các loại nhà và cơng trình.
- Trình tự và biện pháp thi cơng xây dựng nền và móng phải phối hợp với các cơng tác xây dựng những cơng trình ngầm, xây dựng đường sá của công trường và các công tác khác của “chu trình khơng”.
Chuỗi cơng việc bao gồm đào hố móng, xây dựng nền, xây dựng móng, rồi lấp đất lại (đến cao trình ban đầu) được gọi là chu trình khơng.
- Việc lựa chọn biện pháp thi cơng, xây dựng nền và móng phải xét đến các số liệu khảo sát địa chất cơng trình đã thực hiện khi thiết kế cơng trình. Trong trường hợp điều kiện địa chất cơng trình thực tế của khu vực xây dựng khơng phù hợp với những tính tốn trong thiết kế thì cần tiến hành những nghiên cứu bổ sung về địa chất.
- Các vật liệu, cấu kiện, bộ phận kết cấu dùng khi xây dựng nền và móng phải thỏa mãn những yêu cầu của thiết kế theo những tiêu chuẩn Nhà nước và điều kiện kỹ thuật tương ứng.
- Khi móng xây dựng trên các loại đất có tính chất đặc biệt (như đất lún ướt, đất đắp…) cũng như móng của các cơng trình đặc biệt quan trọng thì phải tổ chức việc theo dõi chuyển vị của móng và biến dạng của cơng trình trong thời kỳ xây dựng.
2.TCVN 9362:2012
TCVN 9362:2012 được chuyển đổi từ TCXD 45:1978. Tiêu chuẩn này được dùng để thiết kế nền nhà và cơng trình
Nền nhà và cơng trình phải được thiết kế trên cơ sở: Kết quả điều tra địa chất cơng trình và địa chất thủy văn và những số Iiệu về điều kiện khí hậu của vùng xây dựng, kinh nghiệm xây nhà và cơng trình trong các điều kiện địa chất cơng trình tương tự, các tài Iiệu đặc trưng cho nhà hoặc cơng trình định xây, kết cấu của nó và tải trọng tác dụng lên móng cũng như các điều kiện sử dụng sau này, điều kiện xây dựng địa phương, so sánh kinh tế kỹ thuật các phương án của giải pháp thiết kế để chọn giải pháp tối ưu nhằm tận dụng đầy đủ nhất các đặc trưng bền và biến dạng của đất và các tính chất cơ Iý của vật liệu làm móng (hoặc các phần ngầm khác của kết cấu).
3. Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS 001:2011)
TCCS 001:2011 ra đời là một tiêu chuẩn cơ sở để tiến hành các dự án sử dụng phương pháp gia cố nền đất hợp pháp tại Việt Nam: Gia cố nền bằng khối bê tơng hình phểu (Cơng nghệ Top- Base) tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu.
Bộ Xây dựng đã có cơng văn 194/BXD-KHCN gửi Sở Xây dựng Bắc Ninh về việc áp dụng tiêu chuẩn TCCS 001:2011 vào cơng trình “Khu nhà ở cho người thu nhập thấp phường Võ Cường” như sau:
Giải pháp “công nghệ Top-Base” dùng để xử lý nền thực chất là giải pháp kỹ thuật xử lý lớp đất yếu dưới móng cơng trình với chiều dày hạn chế. Giải pháp xử lý nền đất theo kiểu “Top-Base” phù hợp với các cơng trình
Hình 2.31. Top-block dùng cho top-base trên cạn
sân bãi, đường xá, nhà và cơng trình thấp tầng có tải trọng phân bố trên phạm vi rộng. Do đó, việc áp dụng giải pháp “cơng nghệ Top-Base” cho các cơng trình cao tầng cần phải được nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá trong điều kiện kỹ thuật thi công hiện nay ở Việt Nam.
Giải pháp “công nghệ Top-Base” là giải pháp cơng nghệ có nguồn gốc từ nước ngồi. Do đó, khi áp dụng ở Việt Nam, cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Việc áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các hoạt động xây dựng phải tuân thủ các quy định của Thông tư 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 về Quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng của Bộ Xây dựng.