Nhân trong việc phân loại các hạng người

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân của khổng tử trong tác phẩm “luận ngữ” và ảnh hưởng của nó đến xã hội việt nam (Trang 30 - 42)

2.2.1. Nhân và bất Nhân

Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, cụ thể là thời mà Khổng Tử sinh sống, nền kinh tế chưa phát triển do sản xuất còn yếu kém, do đó lao động cũng không được phân công rạch ròi. Tuy nhiên, sự phân lớp từng hạng người trong xã hội lại dựa theo những tiêu chí về mặt đạo đức. Ở tiểu mục này, người viết sẽ gom gọn lại những đánh giá, quan điểm của Khổng Tử về người Nhân và bất Nhân.

Trước hết, xin nói về người Nhân. Người Nhân trong tư tưởng của Khổng Tử xét chung và kĩ lại thì đó chính là người quân tử. Dẫn chứng bài sau sẽ thấy rõ:

“Tử viết: “Phú dữ quí, thị nhân chi sở dục dã, bất dĩ kì đạo đắc chi, bất xử dã. Bần dữ tiện, thị nhân chi sở ố dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khứ dã. Quân tử khứ nhân, ố hô thành danh? Quân tử, vô chung thực chi gian vi nhân, tháo thứ tất ư thị, điên bái tất ư thị”.

Dịch - Khổng tử nói: “Giàu và sang, người ta ai cũng muốn, nhưng chẳng phải đạo mà được giàu sang thì người quân tử chẳng thèm. Nghèo và hèn, người ta ai cũng ghét, nhưng chẳng lỗi đạo mà phải nghèo thì người quân tử chẳng bỏ.”

- Người quân tử mà bỏ đức Nhân thì làm sao được gọi là quân tử?

- Người quân tử dù trong bữa ăn (một thời gian ngắn) cũng không làm trái điều nhân, dù trong lúc vội vàng cũng theo điều Nhân”.” [14;tr.74-75]

Nhân chính là mục tiêu và chuẩn để người quân tử theo đuổi, sử dụng đến trọn đời. Nhân tạo nên quân tử, quân tử từ Nhân mà ra. Quân tử là người không vì lợi mà bỏ quên đức Nhân. Đọc qua thấy ý này có phần bó buộc quá, thế nhưng trong thời ấy, chính tư tưởng này đã làm nên một bộ mặt đời sống an ninh và trật tự đáng kể.

Chương XIV – Hiến Vấn của “Luận Ngữ” có nhiều bài chép về người Nhân, đó là những môn sinh của Khổng Tử hoặc những viên quan nổi tiếng liêm khiết thời đó. Những bài ấy được lần lượt nêu ra sau đây:

Bài số 9:

“Hoặc vấn Tử Sản. Tử viết: “Huệ nhân dã”. Vấn Tử Tây. Viết: “Bỉ tai! Bỉ tai!”. Vấn Quản Trọng. Viết: “Nhân dã. Đoạt Bá Thị Biền ấp tam bách phạn sơ tự, một xỉ, vô oán ngôn”.

Dịch - Có người hỏi về Tử. Khổng tử đáp: “Một người nhân từ, yêu dân”. Hỏi về Tử Tây. Đáp: “Con người ấy! con người ấy!” (có ý chê). Hỏi về Quản Trọng. Đáp: “Một người đặc biệt (các sách giảng là một người có công lớn với nước Tề). Vua (Hoàn Công) nước Tề lấy ấp Biền gồm ba trăm hộ của Bá Thị thưởng cho ông ấy, Bá Thị (hoá nghèo) phải ăn uống đạm bạc, vậy mà tới chết không hề oán hận.” [14;tr.233]

Trong bài này, Khổng Tử có ý khen Quản Trọng không vì danh lợi mà sinh oán trong tâm, ấy thế là thành Nhân được hay chưa?

Bài số 16:

Tử Lộ viết: “Hoàn Công sát công tử Củ, Triệu Hốt tử chi, Quản Trọng bất tử”. Viết: Vị nhân hồ?”. Tử viết: “Hoàn Công cửu hợp chư hầu, bất dĩ binh xa, Quản Trọng chi lực dã. Như kì nhân, như kì nhân?”.

Dịch - Tử Lộ bảo: “(Tề) Hoàn Công giết công tử Củ, Thiệu Hốt chết theo công tử Củ, Quản Trọng thì không”. Rồi lại nói: “Như vậy Quản Trọng

chưa đáng gọi là nhân chăng?” Khổng tử nói: “Hoàn Công chín lần họp chư hầu mà không phải dùng võ lực uy hiếp họ, đó là tài sức của Quản Trọng. Nhân đức của ông ấy ở đó, nhân đức của ông ấy ở đó.” [14;tr.237]

Lại khen về Quản Trọng, Khổng Tử cho rằng nhân đức của Quản Trọng nằm ở việc trị nước, quản dân mà không cần dụng đến đao kiếm, sức mạnh thông thường. Đối với Khổng Tử, người Nhân phải dùng tâm, dùng đức mà vun đắp thiên hạ, chớ dựa vào quyền uy mà đem ra hà hiếp thì khó mà thành việc lớn. Trong thời hỗn chiến ấy, quan điểm này của Khổng Tử xem ra chấn chỉnh được phần nào tính chiếm hữu của các chư hầu hiếu chiến. Tuy nhiều lần bị từ chối áp dụng, nhưng suy nghĩ này của ông cho đến thời nay vẫn còn nguyên tính thời sự của nó.

Bài số 17:

Tử Cống viết: “Quản Trọng phi nhân giả dư? Hoàn Công sát công tử Củ, bất năng tử, hựu tướng chi?”. Tử viết: “Quản Trọng tướng Hoàn Công, bá chư hầu, nhất khuông thiên hạ, dân đáo vu kim thụ kì tứ. Vi Quản Trọng, ngô kì bí phát, tả nhẫm hĩ. Khởi nhược thất phu, thất phụ chi vi lượng dã, tự kinh ư câu độc nhi mạc chi tri dã?”.

Dịch - Tử Cống bảo: “Quản Trọng không phải là người nhân chăng? Hoàn Công giết công tử Củ, Quản Trọng không chết theo mà còn làm tướng quốc cho Hoàn Công”. Khổng tử nói: “Quản Trọng giúp Hoàn Công, khiến Hoàn Công làm bá (lãnh tụ) các chư hầu, thiên hạ qui về một mối, nhân dân đến nay còn mang ơn ông. Nếu không có ông thì chúng ta ngày nay phải gióc tóc, mặc áo có vạt bên trái (như Di, Địch) rồi. Ông há phải như bọn thất phu, thất phụ tầm thường, tự treo cổ nơi ngòi, rảnh mà chẳng ai biết tới ư?” [14;tr.238]

Sự tiên tiến trong cách nhìn người của Khổng Tử được thể hiện qua bài này rất rõ rệt. Đối với ông, người Nhân không phải hạn có suy nghĩ tầm thường, mà phải biết làm việc lớn, có lợi cho muôn dân chứ không khư khư ôm cái ý kiến của mình. Thêm nữa là biết làm việc lớn để lưu danh chứ không

nên có tư tưởng nhỏ hẹp, không hợp thời mà tự hại thân. Đây cũng chính là một phần nhỏ của thuyết Chính danh trong “Luận Ngữ”. Trong bài này nó mang nghĩa là việc vua vua làm, phận tôi miễn sao trọn đạo lễ, không ảnh hưởng đến dân thì đều được chấp nhận cả.

Trong “Luận Ngữ”, còn có bàn về người hoàn toàn (tức người đã thành nhân): “Tử Lộ vấn thành nhân. Tử viết: “Nhược Tang Võ Trọng chi trí, Công Xước chi bất dục, Biện Trang tử chi dũng, Nhiễm Cầu chi nghệ, văn chi dĩ lễ nhạc, diệc khả dĩ vi thành nhân hĩ”. Viết: “Kim chi thành nhân giả, hà tất nhiên? Kiến lợi tư nghĩa, kiến nguy thụ mệnh, cửu yếu bất vong bình sinh chi ngôn, diệc khả dĩ vi thành nhân hĩ?”

Dịch - Khổng tử nói: “Tử Lộ hỏi thế nào là người hoàn toàn. Khổng tử đáp: “Thông minh sáng suốt như Tang Võ Trọng, không tham lam mà liêm khiết như (Mạnh) Công Xước, dũng cảm như Trang tử ấp Biện, tài nghệ như Nhiễm Cầu, lại học thêm lễ nhạc cho có văn vẻ, thì có thể thành người hoàn toàn được.” Ông nói tiếp: “Ngày nay hà tất vậy mới thành người hoàn toàn. Chỉ cần thấy lợi thì nghĩ đến nghĩa, thấy nguy thì không tiếc tánh mệnh, ước hẹn với ai từ lâu mà vẫn không quên, như thế cũng có thể thành người hoàn toàn được.” [14;tr.235]

Khổng Tử xét người xưa với chuẩn để thành Nhân rất cao, phải vừa có Trí, Liêm, Dũng và Lễ. Còn đối với đương thời Khổng Tử, ông cho rằng người hoàn toàn chỉ cần đặt nghĩa lên trên lợi, không tiếc hy sinh bản thân và giữ trọn được chữ Tín.

Tổng kết lại cho thấy, tiêu chí để thành Nhân trong tư tưởng của Khổng Tử là không để lợi tác động đến nghĩa, hội đủ các phẩm chất như: Lễ, Dũng, Trí, Tín, làm việc gì cũng phải hết mình và vì nghiệp lớn, sống ngay thẳng, không chịu ảnh hưởng bởi quyền thế. Đó là Nhân.

Chữ Lễ là phạm trù quan trọng trong đức Nhân hơn cả với quan niệm của Khổng Tử. Theo người, có Lễ tồn tại mới khắc phục được những khiếm khuyết thường có của con người. Lễ là thước đo giá trị của con người đạo đức

và mục đích để người ta tu tập sao cho thành Nhân. Ở chương Bát Dật có chép về ý này:

“Tử viết: “Cư thượng bất khoan, vi lễ bất kính, lâm tang bất ai, ngô hà dĩ quan chi tai”.

Dịch - Khổng tử nói: “Ở bậc trên mà không khoan hồng, làm lễ mà không nghiêm túc, gặp việc tang mà không bi thương, hạng người như vậy còn có gì cho ta xét nữa?” “Tử viết: “Cuồng nhi bất trực, đồng nhi bất nguyện, không không nhi bất tín, ngô bất tri chi hĩ”.

Dịch - Khổng tử nói: “Kẻ cuồng vọng mà không ngay thẳng; ngây thơ mà không trung hậu, bất tài (hoặc dại dột) mà không thủ tín, ta không biết hạng người đó ra sao!” (có ý chê là bỏ đi).” [14;tr.70-71]

Lại bàn tiếp về tính Trực, Trung và Tín, đức Khổng Tử bày tỏ sự chán chê đối với những hạng người mà đương thời ấy, ông cho đấy là không ra gì. Sự hủy hoại nhân cách không chỉ ăn mòn tâm tính người ta theo năm tháng, mà nó còn gây một tiền lệ nguy hiểm cho xã hội. Nếu những điều xấu xa không được ngăn chặn mà phổ biến rộng rãi, trở thành cái quen thuộc thì dần dà xã hội ấy sẽ biến chất trầm trọng. Như ở bài trên cho thấy, kẻ nào quá nhiều tham vọng mà không sống chính trực, không tự dựa vào sức của mình thì sẽ xâm hại đến lợi ích người khác, nhằm đạt được thứ mình mong muốn. Còn ai quá ngây thơ mà không biết đến Trung, thì y như bước đi trong bóng tối, không chủ đích thì làm sao thành Nhân cho được?

Từ những điều vừa trình bày ở trên, cho thấy, ngược lại với người Nhân, kẻ bất nhân là hạng vì lợi quên nghĩa, là người không ngay thẳng, ham danh lợi và quyền lực, không biết phép tắc quy củ, không dũng cảm cương trực, không giữ được đức Tín, là kẻ sống không biết đến lý tưởng cao đẹp và xây dựng cho mình sự nghiệp lớn.

Xét cho cùng, những nguyên tắc về đối nhân xử thế và rèn giũa bản thân trong tư tưởng Nhân của Khổng Tử đều xoay quanh những đức như: Trí, Dũng, Trực, Nghĩa, Lễ, Hiếu, Cương. Đó là những đức chính. Phạm trù Nhân

liên kết chặt chẽ với các đức tính này tạo ra một học thuyết vững mạnh, có sức ảnh hưởng bền lâu và kiến tạo nên một nền văn hóa phong kiến tồn tại hàng ngàn năm.

2.2.2. Thánh nhân (quân tử) và Tiểu nhân

Dựa theo những tiêu chuẩn để phân biệt Nhân và bất Nhân, dần dần trong xã hội phong kiến phân biệt ra nhiều hạng người, nhiều giai cấp khác nhau. Trong đó, Thánh nhân và Tiểu nhân là tiêu biểu và phổ biển nhất.

Sách “Luận Ngữ” nhiều lần nhắc đến những bậc mà Khổng Tử cho là Thánh. Chương Ung Dã, bài cuối cùng có chép:

“Tử Cống viết: “Như hữu bác thí ư dân nhi năng tế chúng, hà như? Khả vị nhân hồ?” Tử viết: “Hà sự ư nhân! Tất dã thánh hồ! Nghiêu, Thuấn kì do bệnh chư! Phù nhân giả, kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân. Năng cận thủ thí, khả vị nhân chi phương dã dĩ”.

Dịch - Tử Cống hỏi: “Nếu có người thi ân cho nhân dân và cứu đại chúng, thì người ấy thế nào. Có thể gọi là người nhân không?” Khổng tử đáp: “Sao chỉ gọi là người nhân thôi? Phải gọi là bực thánh chứ! Vua Nghiêu, Thuấn cũng chưa làm được như vậy thay. Người nhân, mình muốn tự lập thì cũng muốn giúp người thành công. Biết từ bụng ta suy ra bụng người (mình muốn gì thì giúp người được cái đó) đó là phương pháp thực hành của người nhân.” [14;tr.118-119]

Khi đàm đạo với học trò, Khổng Tử nói đến quan điểm của mình về bậc Thánh. Ông cho rằng người xứng với danh Thánh là người có thể đem đến điều tốt lành cho dân chúng, cứu dân chúng khỏi những hoạn nạn. Đấy là người vừa tài, vừa đức nên tôn thành Thánh là phải. Trước những tranh quyền đoạt lợi, điều quấy tràn lan trong lúc ấy, đức Khổng Tử chán ngán và muốn xây dựng lại xã hội. Cho nên, ông chủ trương không dùng vũ lực, mà tập trung khai thác con người, xây dựng đất nước làm sao cho dân yên, quốc thịnh là trên hết.

Khổng Tử không bao giờ nhận mình là Thánh cả. Nhiều người bảo ông đa tài, nhưng ông không xem đó là điều làm nên Thánh nhân. Ông từng bảo: “Ta hồi nhỏ nghèo hèn nên học được nhiều nghề bỉ lậu. Người quân tử có cần biết nhiều nghề không? Không cần.” hay “Ta vì không được dùng (được làm quan) cho nên học được nhiều nghề”. Bậc Thánh chỉ cần chuyên tâm trị nước, giúp dân cho trọn vẹn, vậy là tốt rồi. Nếu quá đa tài mà ôm nhiều việc, thành ra không việc nào được tuyệt đối, thế thì chưa thành Nhân chứ đừng nói chi đến Thánh.

Với bậc Thánh, Khổng Tử cho rằng họ là người vốn mang bản chất Thánh nhân sẵn rồi.

“Tử viết: “Sinh nhi tri chi giả, thượng dã; học nhi tri chi giả, thứ dã; khốn nhi học chi, hựu kì thứ dã. Khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hĩ”.

Dịch - Khổng tử nói: “Sinh ra mà đã biết là bậc trên; học rồi mới biết, là bậc thứ; gặp cảnh khốn nạn rồi mới chịu học, lại còn thấp hơn nữa. Thấp nhất là gặp cảnh khốn nạn rồi mà vẫn không chịu học.” [14; tr.277]

Vậy ra, Thánh nhân là người mang sẵn tố chất của đức Nhân, sinh ra đã là người hiểu rộng, tài cao. Còn người học hỏi từ từ mà nên thì chỉ ở hạng thứ. Loại người mà gặp cảnh khó khăn mới chịu học thì thấp kém nhất. Về sự học ở đây, Khổng Tử xếp loại con người như vậy có phải là cực đoan quá không? Người sẵn có tài thì nói gì đến? Người chịu khó học hỏi, bồi dưỡng dần dần mà nên mới đáng quý chứ?! Việc phân biệt như vậy có thể làm cho nhiều người hoặc là ngộ nhận về bản thân, hoặc là chán nản với việc học cũng nên. Vì người sinh ra đã biết hết thì có lẽ đâu cần học nữa, nhưng xã hội không ngừng biến chuyển, nếu không chịu tiếp thu thì làm sao thích nghi được, làm sao giúp người được?

Theo Khổng Tử, ông bảo rằng chưa bao giờ gặp được Thánh.

“Tử viết: Thánh nhân, ngô bất đắc nhi kiến chi hĩ, đắc kiến quân tử giả, tư khả hĩ”.

Dịch - Khổng tử nói: “Bậc thánh nhân, ta chưa được thấy, thấy được bậc quân tử cũng khá rồi.” [14;tr.131-132]

Với ông, Thánh chỉ là một quy chuẩn, là điều mà người cần vươn đến, Thánh chỉ tồn tại trong quá khứ. Nhiều lần ông nhắc đến các vị vua thời trước với niềm kính nể:

“Tử viết: “Nguy nguy hồ, Thuấn, Vũ chi hữu thiên hạ dã, nhi bất dự yên”. Dịch - Khổng tử nói: “Vòi vọi thay, ông Thuấn và ông Vũ được thiên hạ (làm vua) mà chẳng lấy làm vui” (chẳng hưởng vinh hoa phú quí).” [14;tr.147]

Thật ra Thánh nhân mang nhiều dáng dấp của người quân tử theo quan niệm của Nho giáo. Cũng giống như Thánh nhân, đức Nhân đối với người quân tử là yếu tố để nhận dạng. Người quân tử luôn tu rèn bản thân, giúp người, làm việc lớn và có đủ cả tài lẫn đức.

Người bị xem là Tiểu nhân xưa nay trong văn hóa Nho giáo luôn bị kì thị nặng nề. Tiểu nhân được cho là kẻ có lòng dạ hẹp hòi, không tuân theo quy tắc chuẩn mực của Nho gia, thiếu nhân cách và không có lý tưởng sống. “Luận Ngữ” chương XVII có viết:

“Tử viết: “Bỉ phu khả dữ sự quân dã dữ tai? Kì vị đắc chi dã, hoạn đắc chi. Kí đắc chi, hoạn thất chi. Cẩu hoạn thất chi, vô sở bất chí hĩ”.

Dịch - Khổng tử nói: “Kẻ bỉ lậu có thể thờ vua được không? Khi chưa được chức vị bổng lộc thì lo cho được. Được rồi lại lo mất. Đã lo mất thì không có việc gì xấu mà không làm.” [14;tr.291-292]

Bỉ lậu nghĩa là người thô tục, quê mùa. Đức Khổng cho rằng hạng người này luôn bất chấp thủ đoạn để đạt được quyền lợi cá nhân.

“Tử viết: “Bão thực chung nhật vô sở dụng tâm, nan hĩ tai! Bất hữu bác dịch giả hồ? Vi chi, do hiền hồ dĩ.”

Dịch - Khổng Tử nói: “Ăn nó suốt ngày mà chẳng dụng tâm vào việc gì thì khó nên người lắm. Sao không đánh cờ đi? Đánh cờ còn hơn ở không.” [14;tr.295]

Kẻ tiểu nhân chỉ biết vun vén, hưởng thụ những nhu cầu tầm thường mà

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân của khổng tử trong tác phẩm “luận ngữ” và ảnh hưởng của nó đến xã hội việt nam (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)