Câu hỏi vận dụng cao

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) làm TĂNG HỨNG THÚ CHO học SINH BẰNG VIỆC GIẢI QUYẾT các vấn đề TRONG THỰC TIỄN QUA dạy học CHỦ đề DINH DƯỠNG NITƠ ở THỰC vật (Trang 25 - 28)

Câu 1. Vì sao khi sau khi mới bón đạm urê cho rau mà sử dụng rau làm thức ăn thì sẽ có hại cho sức khỏe?

- Nguyên nhân:

+ Khi mới bón đạm thì rễ cây hút vào (2 dạng ion là NH4+ và NO3-) sau đó ion NO3-

được chuyển hóa thành NH4+ nên lượng NH4+ dư thừa trong cây và được cây đồng hóa thành axit amin và dự trữ dưới dạng amit.

+ Việc tế bào tích lũy các amit là một nguồn độc tố. Khi đó chúng ta dùng rau đó để ăn thì các hợp chất amit sẽ gây độc cho người sử dụng. Vì vậy, thường sau 5 ngày kể từ lúc bón đạm thì mới sử dụng rau làm thức ăn.

Câu 2. Hãy đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi:

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Quốc tế Nhật Bản và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế Colombia đã cho rằng: Phần lớn phân bón nitơ được sử dụng rộng rãi hiện nay sau khi bón phân vào đất chuyển thành axit nitric – chất sau đó trở thành ôxit nitơ gây hiệu ứng nhà kính gấp 300 lần so với khí CO2.

(1). Nguồn nitơ dự trữ lớn nhất trên trái đất ở đâu?

A. Không khí B. Sinh vật C. Đại dương D. Đất đá

(2). Tại sao phân bón nitơ tạo nên chất khí gây hiệu ứng nhà kính gấp 300 lần so với khí CO2 nhưng nó vẫn thường xuyên được bón vào đất?

(3). Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”?

Hướng dẫn trả lời: Xem mục 2. 3.1.2

Câu 3. Vì sao phải bổ sung các loại phân đạm cho cây trồng? Vì sao người nông dân lại trồng lạc, đậu để cải tạo đất?

Hướng dẫn trả lời:

- Phải bổ sung các loại phân đạm cho cây trồng là vì: Nitơ là nguyên tố đa lượng, cây cần với lượng rất lớn để cấu tạo nên các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic,… Ở trong đất cũng có một lượng nitơ nhất định (do VSV cố định đạm tạo ra, do quá trình chuyển hóa nitơ hữu cơ trong đất) nhưng không đủ để cung cấp cho cây trồng. Do vậy muốn đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển bình thường thì cần phải bổ sung nguồn nitơ qua phân bón (phân đạm urê, phân đạm nitrat…).

- Trồng lạc để cải tạo đất vì:

+ Trong rễ lạc, đậu có vi khuẩn cố định đạm cộng sinh, vi khuẩn này có nitrôgenaza phá vỡ được liên kết 3 bền vững của phân tử nitơ.

+ Phương trình đồng hóa N2 thành NH3: N ≡ N 2H+→ NH = NH 2H+

→ NH2 – NH2 2H+

+ NH3 do vi khuẩn tổng hợp ra được vi khuẩn và cây lạc sử dụng. Đồng thời do vi khuẩn hoạt động tổng hợp dư NH3 nên một lượng đạm khá lớn được giải phóng vào đất làm tăng độ phì nhiêu của đất.

+ Thân, lá, rễ lạc, đậu sau khi thu hoạch, được dùng làm phân xanh để tăng mùn cho đất và làm cho đất tơi xốp.

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) làm TĂNG HỨNG THÚ CHO học SINH BẰNG VIỆC GIẢI QUYẾT các vấn đề TRONG THỰC TIỄN QUA dạy học CHỦ đề DINH DƯỠNG NITƠ ở THỰC vật (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w