Hệ thống các khái niệm

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng đối với trẻ em khuyết tật vận động ở huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 35 - 47)

1.1.1. Dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng

1.1.1.1. Khái niệm công tác xã hội

Nghề công tác xã hội đã có rất lâu ở nhiều nƣớc trên thế giới tuy nhiên cho đến nay, khái niệm công tác xã hội vẫn rất đa dạng và phong phú và thậm chí khác nhau, từ khái niệm của các nƣớc có nền công tác xã hội phát triển nhƣ Mỹ, Canada, Philipines, Nga...các khái niệm của các tổ chức quốc tế, các hội và hiệp hội về đào tạo công tác xã hội, hiệp hội nhân viên xã hội, đến khái niệm của các tác giả trong và ngoài nƣớc.

Năm 1970, Hiệp hội Nhân viên công tác xã hội Mỹ (NASW) đƣa ra định nghĩa: “Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cƣờng hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đó”[15]

Luật an sinh-xã hội Phillipines giải thích: Công tác xã hội là một nghề bao gồm các hoạt động cung cấp các dịch vụ nhằm thúc đẩy hay điều phối các mối quan hệ xã hội, điều chỉnh sự hoà hợp giữa cá nhân và môi trƣờng để có xã hội tốt đẹp.

Theo định nghĩa của Hiệp hội Quốc tế của các nhân viên công tác xã hội (IFSW – International Federation of Social Work) và Hiệp hội Các trƣờng đào tạo công tác xã hội thế giới (IASSW – International of Schools of Social Work) (2014): “Công tác xã hội là một nghề thực hành và là một ngành khoa học nhằm thúc đẩy sự thay đổi và phát triển xã hội, tăng cƣờng gắn kết xã hội,

nhiệm tập thể và sự tôn trọng những khác biệt. Dự trên nền tảng các lý thuyết về công tác xã hội, các khoa học xã hội, nhân văn và kiến thức bản địa, công tác xã hội thu hút sự tham gia của mọi nguời và các thể chế để giải quyết những thách thức cuộc sống và cải thiện phúc lợi” [17]

Ở Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về CTXH: CTXH có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cƣờng chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trƣờng xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội[18]

Theo Viện Khoa học Lao động (2013), CTXH là một chuyên nghành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cƣờng hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đó. Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con ngƣời, tăng năng lực và giải phóng cho ngƣời dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con ngƣời và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tƣơng tác vào những điểm giữa con ngƣời với môi trƣờng của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề.

Theo Đề án phát triển nghề công tác xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn, đƣợc thực hiện theo các nguyên tắc và phƣơng pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cƣ trong việc giải quyết các vấn đề của họ. Qua đó, CTXH theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con ngƣời và tiến bộ xã hội.

Ngoài ra, CTXH là hoạt động có tổ chức nhằm giúp cho các cá nhân thích nghi với môi trƣờng xã hội của họ bằng cách sử dụng các kỹ thuật để cho phép các cá nhân, các nhóm có thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu và giải quyết các vấn đề của họ trong một xã hội luôn biến động [31]

Năm 2014, Cục Bảo vệ, Chăm sóc Trẻ em đã đƣa khái niệm “Công tác xã hội với trẻ em” vào Dự thảo Luật Trẻ em. CTXH với trẻ em là một bộ phận của công tác xã hội chuyên ngiệp, cung cấp các dịch vụ xã hội nhằm giúp đỡ trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, trẻ em bị tổn hại, gia đình trẻ em, cộng đồng nâng cao năng tự giải quyết và đối phó với các vấn đề xã hội nảy sinh trong mối quan hệ giữa con ngƣời với trẻ em, giữa trẻ em với môi trƣờng sống và tiếp cận các nguồn lực để phát triển và hoà nhập cộng đồng đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi trẻ em [2]

Từ một số định nghĩa và quan điểm trên đây, nghiên cứu này tiếp cận với khái niêm về CTXH và nghề CTXH theo nghĩa sau đây: (1) CTXH là một nghề hƣớng đến trợ giúp cho các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng yếu thế phát triển kỹ năng bản cá nhân, phát huy và sử dụng các nguồn lực của họ và của cộng đồng để giải quyết vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Thông qua nhiều hình thức dịch vụ khác nhau, CTXH hỗ trợ con ngƣời phát huy những tiềm năng và giá trị của các nhóm yếu thế trong xã hội; phòng ngừa và làm lành mạnh những rối loạn chức năng xã hội. Đồng thời, nghề CTXH hƣớng đến giải quyết các vấn đề xã hội rộng lớn hơn nhƣ thất nghiệp, nghèo đói, bất bình đẳng và bạo lực gia đình. (2) CTXH là một hệ thống các giá trị, các lý thuyết và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, nhằm giải quyết vấn đề và làm thay đổi xã hội.

1.1.1.2. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội

Công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong cung cấp dịch vụ xã hội. Dịch vụ xã hội nói chung và dịch vụ công tác xã hội nói riêng đang ngày càng trở nên phổ biến, thiết yếu nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển và công bằng xã hội.

Dịch vụ xã hội là một lĩnh vực rộng lớn, nó khía cạnh, điều này làm nên sự phong phú về nội hàm của nó.

Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012) cho rằng: dịch vụ xã hội là dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo phúc lợi xã hội, đề cao giá trị đạo lý, nhân văn, vì con ngƣời; là hoạt động mang bản chất kinh tế - xã hội, do nhà nƣớc, thị trƣờng hoặc xã hội dân sự cung ứng, tùy theo tính chất thuần công, không thuần công hay tƣ của từng loại hình dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực: giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ, văn hóa – thông tin, thể dục – thể thao và các trợ giúp xã hội khác[28] Dịch vụ xã hội có đặc điểm sau:

- Là loại dịch vụ nhằm mục tiêu phát triển xã hội và có tính chất xã hội. Dịch vụ xã hội tồn tại nhằm đảm bảo giá trị chuẩn mực xã hội, hỗ trợ cho các thành viên trong xã hội phòng ngừa rủi ro, hạn chế rủi ro.

- Do cơ quan nhà nƣớc, thị trƣờng hoặc xã hội thực hiện.

- Luôn bị điều tiết bởi giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, nhân sinh, trách nhiệm xã hội của Nhà nƣớc, doanh nghiệp hoặc tƣ nhân.

- Mọi ngƣời dân đều có quyền hƣởng dịch vụ không tính việc đóng thuế bao nhiêu.

- Là dịch vụ thiết yếu với ngƣời dân.

- Hiện nay, dựa vào tính chất dịch vụ và chủ thể cung cấp dịch vụ ngƣời ta đƣa ra nhiều cách phân loại dịch vụ xã hội nhƣ: dịch vụ xã hội cơ bản và DVXH nâng cao; DVXH công và DVXH tƣ; DVXH có thu tiền và DVXH không thu tiền...

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): dịch vụ xã hội là các hoạt động cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm ngƣời nhất định nhằm đảm bảo các giá trị và chuẩn mực [32] Những ví dụ cụ thể về dịch vụ xã hội là: phục hồi chức năng, nhà dịch vụ trợ giúp, nhà chăm sóc và nuôi dƣỡng, dịch vụ thức ăn, chăm sóc ban ngày,...

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, dịch vụ xã hội đƣợc cung cấp bởi các nhân viên công tác xã hội có thể coilà một loại hình dịch vụ công tác xã hội.

Các dịch vụ công tác xã hội là những dịch vụ hỗ trợ, can thiệp với các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội nhằm giúp các đối tƣợng giải quyết những vấn đề của mình đảm bảo cuộc sống và môi trƣờng phù hợp, đáp ứng lợi ích tốt nhất của thân chủ [17]

Theo tác giả Hà Thị Thƣ: “Dịch vụ công tác xã hội cho các nhóm yếu thế chính là việc cung cấp các hoạt động mang tính chất phòng ngừa – khắc phục rủi ro và hòa nhập cộng đồng cho các nhóm đối tƣợng yếu thế dựa trên các nhu cầu cơ bản của họ nhằm đảm bảo các giá trị và chuẩn mực xã hội”[25]

Dịch vụ CTXH là các dịch vụ trợ giúp xã hội cho những ngƣời yếu thế trong xã hội, đặc biệt là cho ngƣời khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngƣời cao tuổi, ngƣời già cô đơn không nơi nƣơng tựa, ngƣời bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS, ngƣời bị bạo lực gia đình, nạn nhân của buôn bán ngƣời, ngƣời vô gia cƣ, ngƣời nghiện chất, ngƣời gặp các vấn đề về sức khẻ tâm thần.

Tóm lại, DVCTXH tại cộng đồng là một loại hình dịch vụ đƣợc cung cấp bởi nhân viên CTXH, các cá nhân và tổ chức tại cộng đồng dựa trên những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển nghề CTXH để trợ giúp cho các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng yếu thế phát triển kỹ năng bản thân, phát huy và sử dụng các nguồn lực của họ và của cộng đồng để giải quyết vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Thông qua nhiều hình thức dịch vụ khác nhau để hỗ trợ con ngƣời, cộng đồng phát huy những tiềm năng và giá trị của các nhóm yếu thế trong xã hội, phòng ngừa và làm lành mạnh những rối loạn chức năng xã hội.

Phát triển DVCTXH ở cộng đồng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc khuyến khích thực hiện và mở rộng khắp cả nƣớc để giảm tải áp lực cho các cơ sở trợ giúp xã hội. Kết quả là trong vài năm gần đây, một số địa phƣơng ở nƣớc ta đã thành lập Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH. Theo Bộ LĐTBXH (2014),

cả nƣớc đã có hơn 30 Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH cấp tỉnh và gần 10 Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH cấp huyện.

1.1.2. Trẻ em khuyết tật vận động

1.1.2.1. Khái niệm trẻ em

Trong hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến trẻ em, Công ƣớc về Quyền trẻ em có phạm vi và tính pháp lý cao nhất, nhằm bảo vệ các quyền của trẻ em trên phạm vi quốc tế; theo đó quy định “Trong phạm vi công ƣớc này, trẻ em có nghĩa là bất kỳ ngƣời nào dƣới 18 tuổi, trừ trƣờng hợp luật pháp quy định tuổi thành niên sớm hơn”[27]

Trong công ƣớc quy định khái niệm trẻ em là những ngƣời dƣới 18 tuổi, tuy nhiên công ƣớc cũng đã đƣa ra cơ chế không bắt buộc cho các nƣớc tham gia công ƣớc là cũng phải quy định trẻ em dƣới 18 tuổi, mà tùy từng quốc gia căn cứ vào điều kiện, khả năng thực tế của mình về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em để quy định độ tuổi trẻ em thấp hay cao cho phù hợp. Công ƣớc đề ra các nguyên tắc: không phân biệt đối xử; dành cho trẻ em những lợi ích tốt nhất; tôn trọng ý kiến của trẻ em. Các quyền của trẻ em đƣợc chia làm bốn nhóm: quyền đƣợc sống, quyền đƣợc phát triển, quyền đƣợc bảo vệ và tham gia [26] Việt Nam là một trong những nƣớc đi đầu trong việc phê chuẩn Công ƣớc quốc tế về Quyền trẻ em, phê chuẩn công ƣớc vào ngày 20/02/1990.

Việt Nam thực hiện các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia, theo cách ứng chuyển hóa luật pháp quốc tế vào luật pháp quốc gia. Nói cách khác, Việt Nam xây dựng các văn bản pháp luật sau khi “đã chuyển” các quy định quốc tế vào đó. Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam hiện nay các văn bản, kể cả văn bản pháp luật chƣa có sự thống nhất, thậm chí là chồng chéo nhau về khái niệm, độ tuổi của trẻ em. Nhiều thuật ngữ đƣợc sử dụng nhƣ: ngƣời chƣa thành niên (ngƣời dƣới 18 tuổi), ngƣời thành niên (ngƣời đủ 18 tuổi), ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi, ngƣời từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi...Cụ thể:

Bộ Luật lao động của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2012 quy định: “Ngƣời lao động là ngƣời từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, đƣợc trả lƣơng và chịu sự quản lý, điều hành của ngƣời sử dụng lao động”[8] Nếu theo quy định này thì trẻ em là ngƣời dƣới 15 tuổi.

Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định: “Ngƣời thành niên là ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên”; “Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa đủ 18 tuổi”[9] Điều đó có nghĩa rằng trẻ em là dƣới 18 tuổi.

Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13 của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có ghi về tuổi chịu trách nhiệm hình sự: “Ngƣời đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”; “Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng…” [10], [12] Theo đó, trẻ em là ngƣời dƣới 14 tuổi.

Tại Khoản 1, Điều 30 Luật Giao thông đƣờng bộ quy định: Ngƣời điều khiển, ngƣời ngồi trên xe môtô hai bánh, xe gắn máy chỉ đƣợc chở một ngƣời, trừ những trƣờng hợp sau thì đƣợc trở tối đa hai ngƣời:

1. Chở người bệnh đi cấp cứu;

2. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; 3. Trẻ em dưới 14 tuổi.

Điều 60 của luật này còn quy định “Ngƣời đủ 16 tuổi trở lên đƣợc lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dƣới 50 cm3. Nhƣ vậy, chính trong một văn bản Luật cũng cho thấy sự thiếu thống nhất về xác định đổ tuổi của trẻ em.

Luật Thanh niên quy định: “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mƣời sáu tuổi đến ba mƣơi tuổi”[6] Nhƣ vậy nếu chƣa đủ tuổi kết nạp Đoàn thanh niên tức là chƣa đủ tiêu chuẩn trƣởng thành

Ở nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

1.1.2.2. Khái niệm khuyết tật

Theo Từ điển Bách khoa toàn thƣ mở, NKT là ngƣời có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày [15]

Khái niệm theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Ngƣời khuyết tật là những ngƣời mà triển vọng tìm giữ đƣợc một việc làm thích hợp, cũng nhƣ triển vọng tiến bộ về mặt nghề nghiệp đều bị giảm sút một cách rõ rệt sau khi bị một trở ngại về thể chất hoặc tinh thần và trở ngại đó đƣợc công nhận đúng mức [30]

Theo quan điểm của Công ƣớc Quốc tế về Quyền của Ngƣời khuyết tật đƣợc ký vào ngày 13/12/2006: Ngƣời khuyết tật bao gồm những ngƣời có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc các giác quan mà khi tƣơng tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng nhƣ những ngƣời khác trong xã hội [24]

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap) [29] Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thƣờng của cấu trúc cơ thể

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng đối với trẻ em khuyết tật vận động ở huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)