Thực trạng DVCTXH tại cộng đồng đối với trẻ em KTVĐ ởhuyện

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng đối với trẻ em khuyết tật vận động ở huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 62 - 89)

huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai

2.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Tác giả thực hiện khảo sát 100 phiếu với những gia đình có trẻ em khuyết tật vận động dƣới 16 tuổi tại địa bàn khảo sát, qua quá trình khảo sát nghiên cứu thu về 100 phiếu trong đó nữ chiếm 34%, nam 66%. Có thể thấy, khách thể có sự chênh lệch giữa nam và nữ là khá lớn. Trong quá trình tác giả nghiên cứu khảo sát đã có nhiều bậc phụ huynh e ngại hoặc từ chối tham gia khảo sát. Nhiều ngƣời còn chƣa biết đến công việc điều tra xã hội, họ cho rằng tác giả là cán bộ ở đâu đó về điều tra và luôn hy vọng rằng sau cuộc điều tra này con cái của họ có thể đƣợc hƣởng những trợ cấp gì đó. Trong quá trình điều tra, tác giả đã mất rất nhiều thời gian và công sức để giải thích và động viên họ tham gia khảo sát tuy nhiên đã có những ngƣời từ chối khảo sát khiến cho cuộc khảo sát bị gián đoạn và phải tìm kiếm gia đình mới.

Biểu đồ dƣới đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa nam và nữ đã tham gia cuộc khảo sát:

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ giới tính của người tham gia khảo sát (%)

Giải thích cho điều này, tác giả có căn cứ thực tế trong quá trình đi khảo sát. Có nhiều ngƣời mẹ cho rằng việc khảo sát liên quan đến chính sách thì phải do chồng đảm nhiệm để đỡ có sai sót, họ cũng rất e ngại vì sợ trả lời sai lại bị chồng nói. Đây là một hiện tƣợng phổ biến ở nông thôn, dù đã bƣớc sang thế kỷ 21, con ngƣời đang sống dƣới thời đại 4.0 nhƣng ngƣời phụ nữ nông thôn vẫn còn chƣa dám đứng lên làm chủ mà phụ thuộc vào chồng và gia đình. Họ vẫn luôn kiêng nể chồng trong mọi chuyện. Thêm vào đó, đa phần các bà mẹ thƣờng là mù chữ vì vậy những công việc này dành cho chồng đúng ra khảo sát là điều đúng đắn.

Để tìm nhận định sự quan tâm đến các chính sách giữa giới tính nam và nữ xem có gì khác biệt, liệu nữ giới có phải quan tâm đến các chính sách này hơn không thì tác giả có phân tích chéo SPSS để thấy mối tƣơng quan giữa giới tính và mức độ quan tâm đến các chính sách dành cho TEKTVĐ. Kết quả thu đƣợc nằm trong bảng 2.1

Nam 66,0% Nữ

Bảng 2.1: Tương quan giữa giới tính và mức độ quan tâm đến các chính sách dành cho trẻ em KTVĐ (đơn vị: n) Mức độ quan tâm đến các chính sách dành cho trẻ em KTVĐ Nam Nữ 1. Rất quan tâm 13 20 2. Quan tâm 42 10 3. Bình thƣờng 11 4

4. Không quan tâm 0 0

Tổng 66 34

Ta có thể thấy cả nam và nữ đều có sự quan tâm đến các chính sách dành cho trẻ em khuyết tật vận động (63,6% đối với nam giới và 29,4 đối với nữ giới). Tuy nhiên có thể thấy có đến 58,8% nữ giới rất quan tâm đến các chính sách dành cho trẻ KTVĐ còn đối với nam giới chỉ là 19,7% mà thôi. Có thể kết luận rằng nữ giới có mối quan tâm nhiều hơn đối với các chính sách dành cho trẻ KTVĐ so với nam giới.

Một trong những yếu tố ảnh hƣởng lớn đến thực trạng dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng cũng nhƣ khả năng hòa nhập cộng đồng của con trẻ đó chính là nghề nghiệp, thu nhập và trình độ học vấn của các bậc làm cha làm mẹ. Số phiếu thu về có 100 phiếu cho kết quả nghề nghiệp chủ yếu của NTL trong mẫu nghiên cứu nhƣ sau: Nông nghiệp chiếm nhiều nhất tới 50% tổng số số phiếu khảo sát, tiếp đó đến các ngành nghề dịch vụ/kinh doanh, công nghiệp, giáo dục, cán bộ nhà nƣớc và nghề nghiệp tự do…Tác giả nghiên cứu, khảo sát chủ yếu với các bậc cha mẹ nên không có trƣờng hợp nào nằm trong khoảng về hƣu, già yếu không làm gì. Có tới 50% là làm trong lĩnh vực nông nghiệp thể hiện rằng gia đình trẻ KTVĐ tại huyện Bảo Yên chủ yếu rơi vào những nhà có điều kiện kinh tế khó khăn. Từ đó cần đánh giá xem nghề nghiệp có ảnh hƣởng gì đến mức độ quan tâm đến các chính sách dành cho trẻ

KTVĐ, liệu có phải những ngƣời làm trong lĩnh vữ nông nghiệp và công nghiệp ít quan tâm đến các chính sách đó hơn không. Kết quả cụ thể thu đƣợc ở bảng dƣới đây

Bảng 2.2: Tương quan giữa nghề nghiệp và mức độ quan tâm đến chính sách dành cho TEKTVĐ (đơn vị: n)

Công việc chính Rất quan tâm Quan tâm Bình thƣờng

Nông nghiệp (nông dân, ngƣ dân, trồng trọt,

chăn nuôi) 12 26 12

Công nghiệp (Công nhân, sửa chữa máy

móc,…) 4 4 0

Dịch vụ/kinh doanh ( Buôn bán, dịch vụ ăn

uống, du lịch,…) 6 8 1

Cán bộ nhà nƣớc (Làm việc trong hệ thống

cơ quan nhà nƣớc) 3 3 0

An ninh/Quân đội 1 1 0

Giáo dục (giáo viên, dạy thuê) 4 2 0

Y tế (Bác sĩ, y tá, dƣợc sĩ) 0 2 0

Tự do 0 6 1

Nội trợ 3 0 1

Về hƣu, già yếu không làm gì 0 0 0

Qua bảng trên có thể thấy dù bố mẹ ở trong bất kỳ ngành nghề nào thì đều quan tâm đến các chính sách dành cho con mình cho dù có là những ngƣời làm nông nghiệp hay công nghiệp hay các ngành nghề khác. Từ đó có thể thấy hầu hết các bậc phụ huynh của trẻ KTVĐ ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào

Song song với nghề nghiệp thì trình độ học vấn và thu nhập cũng là một trong những yếu tố can thiệp trực tiếp hay gián tiếp tới thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ KTVĐ tại huyện Bảo Yên hiện nay. Vì khi có trình học vấn càng cao và thu nhập càng tốt thì sẽ chủ động hơn trong việc hỗ trợ định hƣớng tốt nhất cho con, ngƣợc lại thiếu một trong hai yếu tố này sẽ trở thành sự cản trở để cho trẻ phát triển và hòa nhập cộng đồng. Do đó việc điều tra trình độ học vấn và thu nhập ở nghiên cứu này vô cùng quan trọng. Thêm vào đó nó còn giúp tác giả kiểm định những giả định ban đầu mà tác giả đƣa ra.

Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn và thu nhậpcủa người tham gia khảo sát (%)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, những ngƣời trả lời khảo sát thuộc nhiều trình độ khác nhau từ mù chữ đến đại học, cao đẳng (có 7% số ngƣời trả lời có trình độ học vấn đại học, cao đẳng). Trong đó, trình độ học vấn chủ yếu là trung học phổ thông (chiếm 32%), tỷ lệ ngƣời có trình độ trung học cơ sở và tiểu học tƣơng đối cao và khá đồng đều (trung học cơ sở chiếm 23% và tiểu học chiếm 24%), có 13% số ngƣời trả lời có trình độ dƣới tiểu học và có tới 1% những ngƣời khảo sát chƣa từng đi học/mù chữ. Nhƣ vậy, trình độ học vấn của những ngƣời đƣợc khảo sát đạt ở mức trung bình. Bên cạnh đó, những ngƣời tham gia khảo sát, đa phần có mức thu nhập gia đình dƣới 1

7,0% 32,0% 23,0% 24,0% 13,0% 1,0% Trình độ học vấn Đại học, Cao đẳng Phổ thông trung học (tƣơng đƣơng với cấp 3) Trung học cơ sở (tƣơng đƣơng với cấp 2) Tiểu học (tƣơng đƣơng với cấp 1) Dƣới Tiểu học Chƣa từng đi học/mù chữ 49,0% 21,0% 22,0% 7,0% 1,0% Thu nhập Dƣới 1 triệu Từ 1 -3 triệu Từ 3 -5 triệu Trên 5 triệu Khác

triệu/tháng (chiếm tới 49%), thu nhập từ 1-3 triệu/tháng chiếm 21%, thu nhập từ 3-5 triệu/tháng chiếm 22%, thu nhập trên 5 triệu/tháng chiếm 7% và thu nhập khác chiếm 1%. Qua đó có thể thấy hầu hết ngƣời dân ở huyện Bảo Yên có cuộc sống khá khó khăn, đã có nhiều ngành nghề khác nhau tuy nhiên phần lớn ngƣời dân sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.

Ở nghiên cứu này, điều kiện kinh tế gia đình đƣợc phân chia dựa theo thu nhập, thu nhập dƣới 1 triệu/tháng phân vào hộ nghèo/cận nghèo và trƣờng hợp còn lại phân vào hộ bình thƣờng trở lên. Qua khảo sát có 53 hộ có thu nhập dƣới 1 triệu/tháng chiếm 53% tổng số hộ khảo sát.

Trong nghiên cứu này, ngƣời tham gia khảo sát trẻ tuổi nhất là 23 tuổi và ngƣời cao tuổi nhất là 49 tuổi. Có một số ngƣời khảo sát đọc kém và không biết chữ nên nhân viên xã hội phải mất rất nhiều thời gian để vừa đọc cho NTL nghe vừa điền hộ họ. Bảng dƣới đây là để chứng minh xem trình độ học vấn cao hay thấp thì có ảnh hƣởng gì đến việc hiểu tâm lí của trẻ KTVĐ không. Kết quả đƣợc cụ thể ở bảng 2.3

Bảng 2.3: Tương quan trình độ học vấn và việc gặp khó khăn để hiểu tâm lí của trẻ KTVĐ (đơn vị: n) Trình độ học vấn Có gặp khó khăn Không gặp khó khăn Đại học, Cao đẳng 2 5

Phổ thông trung học (tƣơng đƣơng với

cấp 3) 13 19

Trung học cơ sở (tƣơng đƣơng với cấp 2) 9 14

Tiểu học (tƣơng đƣơng với cấp 1) 7 17

Dƣới Tiểu học 6 7

Qua kết quả của bảng 2.4 có thể thấy trình độ học vấn ít nhiều cũng tác động đến khả năng hiểu tâm lí của trẻ: Hầu hết những ngƣời có trình độ từ dƣới Tiểu học trở lên ít gặp khó khăn trong việc hiểu tâm lí trẻ, ví dụ những ngƣời có trình độ học vấn dƣới tiểu học có 41,7% gặp khó khăn trong việc hiểu tâm lý của trẻ, với những ngƣời trình độ trung học cơ sở thì có 39,1%

Vì mỗi em ở những nơi khác nhau nên quá trình điều tra của tác giả mất rất nhiều công sức và thời gian. Để thúc đẩy quá trình chọn mẫu điều tra, tác giả phải nhờ đến sự giúp đỡ của cô Ng –cán bộ chuyên trách chính ở Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội, xin danh sách những NKT ở địa bàn huyện Bảo Yên.

Qua khảo sát, phần lớn các em không biết về những chính sách mà mình đƣợc hƣởng vì đa phần các em có tuổi đời rất nhỏ. Những em đƣợc lựa chọn phỏng vấn sâu bao gồm 03 em trong khoảng 7 đến dƣới 16 tuổi và đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên tùy năng lực của các em. Những em tác giả phỏng vấn hầu hết là các em có mức độ khuyết tật nhẹ và đang theo học tại các trƣờng ở địa phƣơng. Khi đƣợc hỏi về khoản hỗ trợ hàng tháng thì kết quả thu đƣợc là:

“Em không biết đâu. Chị hỏi bố mẹ em ạ…”

(PVS-13 tuổi- xã Bảo Hà)

“Hàng tháng thì không được nhưng đợt Tết vừa rồi mẹ bảo em được hơn 200.000 đồng tiền ăn Tết. …Mẹ đưa em đi chợ Tết và mua cho em cái quần bò mới vì quần em cũ hết rồi”

(PVS-15 tuổi- xã Lƣơng Sơn)

2.2.2. Thực trạng DVCTXH tại cộng đồng đối với trẻ em KTVĐ ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Để tìm hiểu thực trạng dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng đối với trẻ em KTVĐ ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là cả một quá trình nghiên cứu và chuyên sâu hơn rất nhiều và phải đƣợc thực hiện bởi nhiều ngƣời trong một quãng thời gian vừa đủ. Trong quá trình nghiên cứu khóa luận này vì sự hạn

hẹp về thời gian và kinh nghiệm nên tác giả chỉ có thể hoàn thành cơ bản ở trên một số lĩnh vực nhất định. Để hiểu rõ hơn về thực trạng dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng đối với trẻ em KTVĐ ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai thì tác giả chia thành các nội dung dƣới đây:

a.Thực trạng chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho trẻ em KTVĐ tại gia

đình ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Sức khỏe là vốn quý của con ngƣời, là tài sản vô hình nhƣng có sức mạnh hữu hình, là thƣớc đo đánh giá thể chất của bạn so với những ngƣời khác. Vì thế chăm sóc sức khỏe là chăm sóc cho một tƣơng lai tốt đẹp. Sau khi khảo sát và để phụ huynh tự đánh giá về sức khỏe của con trong vòng 6 tháng trở lại đây. Kết quả cho thấy chủ yếu sức khỏe bình thƣờng. Tình trạng sức khỏe của các em đƣợc thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3: Tình trạng sức khỏe của trẻ em KTVĐ trong 6 tháng trở lại đây (%)

Qua khảo sát có tới 77% trẻ KTVĐ có điều kiện sức khỏe không ổn định, 15% trẻ có sức khỏe tốt, 6% trẻ có điều kiện sức khỏe bình thƣờng và 2% trẻ bị suy nhƣợc sức khỏe. Nhƣ vậy, có thể thấy đa phần trẻ khuyết tật vận động trong mẫu khảo sát có sức khỏe không ổn định. Đây cũng là điều kiện

15,0% 6,0%

77,0% 2,0%

Nhìn chung, tình trạng sức khỏe của các em tạm thời đảm bảo vì không có trẻ nào rơi vào tình trạng rất suy nhƣợc nhƣng tình trạng không ổn định còn chiếm khá cao. Nên việc thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ là hết sức cần thiết. Sau đây là biểu đồ kết quả tần suất thăm khám sức khỏe định kỳ cho con mà tác giả thu thập đƣợc:

Biểu đồ 2.4: Tần suất các gia đình cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ (%)

Từ việc nhận thức đƣợc lợi ích của chăm sóc sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ đến việc thƣờng xuyên khám định kỳ là cả một quá trình. Không phải tất cả mọi ngƣời có nhận thức tốt đều có điều kiện thƣờng xuyên thăm khám định kỳ. Khi tôi hỏi đến việc cho con khám định kỳ của một gia đình thì có một phụ huynh chia sẻ:

“Khám định kỳ gì cháu ơi. Có bệnh thì khám, không bệnh thì ở nhà. Có khám thì cũng chỉ hội nhà giàu mới khám được thôi…”

(Nam –xã Thƣợng Hà) Quan niệm rằng chỉ có nhà giàu mới có điều kiện khám sức khỏe định kỳ dƣờng nhƣ đã ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời dân nơi đây. Từ đó xem xét quan điểm của những nhà lãnh đạo trong việc thăm khám sức khỏe định kỳ của ngƣời dân:

10,0 44,0 46,0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Cứ 6 tháng khám 1 lần Mỗi năm khám 1 lần Khác

“Thực ra đó là một nguyên nhân khiến người dân e ngại trong việc đưa con cái đi khám. Vì với nhiều gia đình thì hai từ “đi khám” như một khái niệm xa xỉ với họ. Tuy nhiên, họ lại chưa nghĩ đến những chính sách ưu đãi của mình đó là BHYT. Hầu hết đồng bào huyện Bảo Yên là người dân tộc thiểu số và việc được cấp BHYT miễn phí đã là một lợi thế để họ an tâm khám chữa bệnh. Một phần trong số đó thì chưa biết đến, một phần thì lại e ngại rằng cái gì là miễn phí thì sẽ không hiệu quả nên họ cố tình không đi, một phần khác thì lại thấy dịch vụ chăm sóc ở bệnh viện chưa tốt ví dụ như đút lót chẳng hạn từ đó dẫn đến chán ghét bệnh viện và đương nhiên cũng sẽ không duy trì cho mình thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ cho con…”

(Cô H- Phòng Y tế huyện Bảo Yên) Theo kết quả điều tra thu đƣợc thì có hơn 90% gia đình không có hay chƣa áp dụng chế độ dinh dƣỡng nào đặc biệt cho con. Thƣờng là trẻ sẽ đƣợc nuôi theo chế độ dinh dƣỡng của cả nhà. Nhiều gia đình nghèo có trẻ khuyết tật ngậm ngùi chia sẻ rằng: “Vì nhà nghèo quá nên không có điều kiện cho con chế độ dinh dưỡng tốt hơn, quanh năm ăn rau mình tự trồng, những bữa cơm có một quả trứng ăn đã là điều xa xỉ nói gì đến thịt. Nhìn con ăn không

nổi, thương con nhưng biết làm sao?” Trong đó có nhiều bậc phụ huynh cho

rằng cho con ăn nhiều chất đạm và cá là bí quyết để con khỏe mạnh hơn, có nhiều sức đề kháng hơn.

Trong chăm sóc sức khỏe dành cho trẻ KTVĐ không thể không nhắc tới chăm sóc dinh dƣỡng tại gia đình trẻ. Theo kết quả điều tra mà tác giả thu thập đƣợc ngoài những loại thực phẩm cần thiết cho cuộc sống hằng ngày thì còn có một số các loại thực phẩm quan trọng đƣợc gia đình cung cấp cho trẻ để đảm bảo trẻ có đƣợc một chế độ dinh dƣỡng tốt nhất. Cụ thể, một số thực phẩm đặc biệt nhƣ các loại trái cây, dầu, bơ, mỡ, đồ hộp, đồ ngọt, các loại

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng đối với trẻ em khuyết tật vận động ở huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 62 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)