Tiến trình trợ giúp thân chủ

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng đối với trẻ em khuyết tật vận động ở huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 96 - 129)

3.3.1. Tiếp cận thân chủ

Ở đây chúng ta cần tạo một mối quan hệ tốt để tiếp cận thân chủ để thân chủ tin tƣởng, có niềm tin vào ngƣời nói chuyện. Từ đó sẽ có thể thu thập thông tin một cách tốt nhất. Sau một tuần quan sát và thu thập thông tin khách quan về em, tôi cảm thấy đủ để chuẩn bị cho một cuộc gặp mặt trực tiếp với em. Trƣớc tiên tôi đến gặp mặt trực tiếp với bố mẹ Q và ngỏ lời muốn can thiệp, giúp đỡ em. Bố mẹ em chƣa biết gì nhiều về Nhân viên xã hội hay nghề công tác xã hội. Tuy nhiên sau khi nghe tôi chia sẻ và nói một số đôi điều, họ đã vô cùng mừng rỡ và ủng hộ tôi tiến hành can thiệp công tác xã hội cá nhân với em Q. Mẹ em Q ngấn ngấn hai dòng nƣớc mắt vào bảo tôi

“…thằng bé tội nghiệp, chỉ mong có nhiều người quan tâm cháu hơn để cháu nó có một cuộc sống an ổn là tốt rồi chứ đừng bị người ta khinh thường…”

Thời gian: 5 ngày (26/01-30/01/2019)

Ban đầu khi tiếp xúc em khá rụt rè hỏi gì trả lời đó và rất ngắn gọn vì thế tôi đã sử dụng kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ dùng lời lời nói cử chỉ tạo cảm giác thân thiện gần gũi. Để tạo không khí thoải mái cho cả

hai, các buổi đầu tiên tôi thƣờng xuyên can thiệp với em vào các buổi tối để tiện kèm em ôn bài ở trƣờng. Qua một số buổi vừa ôn bài với nhau vừa nói chuyện nên không khí cũng thoải mái hơn. Em là một ngƣời khá rụt rè nhƣng rất hòa đồng nên khi tạo đƣợc niềm tin thì em chia sẻ rất chân thành. Tôi kể những câu chuyện của mình chia sẻ với em một cách chân thành từ đó em dễ dàng chia sẻ câu chuyện với tôi. Vì là một ngƣời con út nhận đƣợc tình yêu và sự che chở của gia đình, tuy nhiên em không có chị gái nên tôi cho em sự quan tâm chân thành của một ngƣời chị gái nhƣ việc tôi thƣờng làm ở nhà với em trai tôi để em cảm giác đƣợc quan tâm, đƣợc lắng nghe tôn trọng. Hai chị em đã có những chia sẻ rất thoải mái và chân thành chính vì thế việc thu thập thông tin khá là khả quan.

Bƣớc đầu tôi đã thiết lập đƣợc mối quan hệ cởi mở hòa đồng thân thiện, thân chủ đã hòa đồng tin tƣởng và chia sẻ thông tin cởi mở hơn. Qua đó tôi đã có những thông tin cơ bản về thân chủ và có thể trao đổi thông tin dễ dàng cho những buổi tiếp theo.

3.3.2. Thu thập thông tin về thân chủ và bước đầu xác định vấn đề của thân chủ

Thời gian: 5 buổi (31/01-04/02/2019)

Nhân viên công tác xã hội xác định vấn đề liên quan tìm hiểu nhu cầu mong muốn, xác định các hạn chế hoặc các yếu tố ảnh hƣởng đến em. Tôi cũng đã xác định điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ qua hệ thống thân chủ. Nhân viên công tác xã hội không chỉ thu thập thông tin từ trẻ mà còn thu thập thông tin từ những ngƣời xung quanh trẻ để có cái nhìn khách quan và khái quát hơn về vấn đề. Sau đó có những bƣớc định hƣớng trong việc học tập và việc nhận thức đƣợc ý nghĩa cuộc sống và vai trò của bản thân, ý chí, năng lực của thân chủ. Đồng thời lên kế hoạch rõ ràng, chính xác cho những việc

tích cực để tránh việc lúng túng thiếu kinh nghiệm trong tiến trình can thiệp giải quyết vấn đề cho thân chủ. Chủ động đặt ra khoảng thời gian nhất định cho các buổican thiệp tại gia đình thân chủ, tiếp cận với thân chủ, luôn sát theo dõi các hoạt động cũng nhƣ tâm lý của thân chủ.

Để hiểu hơn về em B.V.Q tôi còn tìm hiểu thông qua trò chuyện với gia đình của trẻ, em T-bạn thân của Q và cô giáo chủ nhiệm của em- cô Phí Thị Ánh Hồng. Đó là những nguồn lực mà tôi cần khai thác. Chính các nguồn lực này đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình hiểu biết về thân chủ. Từ đó có thể động viên, hỗ trợ thêm về mặt tinh thần giúp cho thân chủ tự tin có quyết định đúng đắn về nghề nghiệp cũng nhƣ công việc phù hợp với khả năng cũng nhƣ sức khỏe.

Phƣơng pháp thu thập thông tin đƣợc sử dụng chủ yếu là phỏng vấn sâu. Những nội dung mà tôi vạch ra để khai thác thông tin từ thân chủ bao gồm:

1. Hoàn cảnh, điều kiện sống của thân chủ cũng nhƣ những thông tin về tình hình họp tập, tâm lý

2. Mối quan hệ giữa thân chủ và gia đình, về nhận thức của thân chủ 3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật của thân chủ

3.3.3. Xác định vấn đề của thân chủ

Sơ đồ phả hệ của thân chủ Q

NỘI NGOẠI

Ông Bà Ông Bà

Bố Mẹ Cậu Dì Dì Cậu Cậu

Chị dâu Anh Q H Chú thích: Đàn ông Phụ nữ Đã mất

Quan hệ hai chiều

Quan hệ một chiều

Bảng 3.1: Phân tích sơ đồ phả hệ gia đình Q và đánh giá tiềm năng mối quan hệ của TC

Mối quan hệ Phân tích mối quan hệ Tiềm năng

Thân chủ - Ông nội

Mối quan hệ giữa thân chủ Q với ông nội đƣợc thể hiện bằng mũi tên liền hai chiều thẻ hiện mối quan hệ khăng khít, gắn bó giữa Q và ông nội. Ngoài giờ học về đến nhà Q ở bên cạnh và chăm sóc cho ông nội nhiều nhất trong gia đình. Trong cƣ xử với ông, Q luôn ngoan ngoãn vâng lời, chăm sóc tận tụy cho ông bằng việc xoa bóp chân tay, nấu nƣớng, đỡ dìu ông mỗi khi có thể. Q dành thời gian nhiều để tâm sự với ông về các mối quan hệ, về ƣớc mơ, về học tập và mọi thứ. Ngƣợc lại, ông là ngƣời ông công tâm luôn yêu thƣơng con cháu nhất là Q, ông kể cho Q nghe về những câu chuyện thời chiến, kể những mẩu chuyện trong cuộc sống nhằm giúp Q quên đi sự khuyết tật trong con ngƣời mình và giúp em tự tin bƣớc ra ngoài xã hội. Trong gia đình, ông là ngƣời khuyến khích và tiên phong cho Q đi học thành ngƣời.

Có thể nói ông là một ngƣời trong gia đình có sức ảnh hƣởng rất lớn đối với Q.

Bất cứ cái gì chỉ cần là ông nói và ông yêu cầu thì Q đều cố gắng làm đúng. Trong quá trình can thiệp, NVCTXH cần biết khai thác mối quan hệ này để giúp em có thêm động lực và niềm tin để tìm ra năng lực thực sự của bản thân mình từ đó giúp em có thể vững bƣớc trên đƣờng đời

Thân chủ - bố Mối quan hệ giữa thân chủ và bố thể hiện trên biểu đồ bằng nét gạch đứt

Vì là trụ cột trong gia đình, phải làm

thể hiện mối quan hệ xa cách giữa bố và Q. Do gia đình khó khăn, bố Q luôn phải thức khuya dậy sớm để đi làm ruộng nƣơng, ngày rảnh lại đi làm thuê để kiếm dăm ba đồng đỡ đần các khoản chi tiêu của gia đình. Vì vậy, thời gian Q và bố nói chuyện với nhau rất ít. Tuy nhiên em rất thƣơng bố, thấy những giọt mồ hôi ƣớt đẫm trên trán bố, khuôn mặt và cánh tay đen sạm đi theo năm tháng, mái tóc xanh nay đã nghiêng bạc, đôi vai gầy cùng những lo toan vất vả trong cuộc sống, em chia sẻ nhát định phải cố gắng làm gì đó để đỡ đần bố mẹ.

lụng vất vả kiếm tiền không có thời gian quan tâm và nói chuyện với Q nhiều nhƣng bố cũng là ngƣời dạy dỗ cho Q khá nhiều điều trong cuộc sống. vẫn thƣờng xuyên hỏi han tình hình của Q và cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho em để em không phải lo nghĩ gì nhiều.

Thân chủ - mẹ Mối quan hệ giữa thân chủ và mẹ đƣợc thể hiện bằng đƣờng liền điều này thể hiện em Q có mối quan hệ thân thiết với mẹ. Ngoài ông ra thì mẹ là ngƣời thứ hai trong gia đình dành thời gian nói chuyện với Q nhiều nhất. Mẹ là ngƣời chăm sóc chính cho Q ở trong gia đình, mẹ cũng là ngƣời chăm sóc chính cho ông nội Q. Mẹ rất thƣơng ông vì ông đã già yếu, hàng ngày mẹ vừa làm

Q rất yêu mẹ vì mẹ luôn cho Q một tình yêu ấm áp và nhẹ nhàng. Với Q, mẹ là điều quý giá nhất của cuộc sống. Em chia sẻ rằng em không muốn nhìn thấy mẹ khóc vì mình nên lúc nào cũng tự nhắc bản

nhà khá bận nên chỉ thi thoảng mẹ Q mới có điều kiện đi làm thuê. Những giờ rảnh thì đi loanh quanh dọc đƣờng nhặt ve chi để tích trữ rồi bán. Mẹ thƣơng Q vì em bị thiệt thòi so với mọi ngƣời nên lúc nào cũng cố gắng nói chuyện với con thật nhiều để con đƣợc khuây khỏa. Mong ƣớc duy nhất của mẹ là Q có một cuộc sống bình đẳng, bình an, vui vẻ nhƣ bao ngƣời. không đƣợc làm mẹ buồn. Thân chủ - anh trai

Mối quan hệ giữa thân chủ và anh trai đƣợc biểu hiện bằng đƣờng mũi tên một chiều từ anh trai tới Q. Nó biểu thị sự quan tâm của anh trai đối với Q. Vì cách tuổi khá lớn nên anh trai Q luôn thƣơng yêu và xót thƣơng cho ngƣời em trai thiệt thòi của mình. Ngay khi Q còn nhỏ anh đã luôn bảo vệ và chăm sóc em trai rất cẩn thận. Anh trai Q đã lập gia đình đƣợc một năm và có một cháu gái 3 tháng tuổi, hiện vẫn sống với bố mẹ. Dù dành nhiều thời gian và công sức dành cho gia đình nhỏ của mình nhƣng anh luôn chi ra một phần thời gian để đƣa em đi học hàng ngày. Với anh, đó là hành động gắn kết hai anh em với

Anh trai Q rất tâm lý và thƣơng Q. Q luôn yêu thƣơng và tôn trọng anh trai mình. Em luôn cảm thấy mình may mắn khi có một ngƣời anh trai chịu thƣơng chịu khó vì gia đình và vì Q. Em luôn vâng lời anh trai, bất cứ những gì anh không thích là em sẽ không làm. Q luôn thầm cảm ơn anh trai và cố bù đắp tình yêu ấy cho dứa cháu 3

nhau, và anh không bao giờ nghĩ sẽ ngừng lại. Bất kể em muốn đi đâu, thì anh luôn ở bên em.

tháng tuổi của Q.

Thân chủ- chị dâu

Mối quan hệ giữa thân chủ và chị dâu cũng đƣợc biểu diễn bằng mũi tên một chiều từ chị dâu sang Q. Chị dâu Q mới đẻ em bé nên hiểu đƣợc cảm giác làm mẹ chồng, luôn yêu thƣơng Q. Tình yêu của chồng dành cho Q đã lan tỏa sang cho chị, ở nhà chị là một con dâu chăm chỉ, ngoan hiền. Thƣờng xuyên khuyên nhủ chồng phải luôn quan tâm Q nhiều hơn.

Dù chỉ là chị dâu, không máu mủ nhƣng tình thƣơng mà chị dành cho Q còn hơn nhiều chị em khác. Thân chủ với họ hàng bên ngoại

Mối quan hệ giữa thân chủ và họ hàng bên ngoại đƣợc thể hiện ở hai mũi tên hai chiều ở một cậu và bà ngoại thể hiện mối quan hệ gắn bó thân thích với thân chủ. Tuy nhiên, nhà ngoại của Q xa nhà Q nên mối quan hệ này khó khai thác.

Cậu của Q luôn động viên bố mẹ Q cố gắng cho em đi học. Bà ngoại Q yêu thƣơng Q nên vẫn thƣờng hay gọi điện hỏi thăm cả nhà Q và đặc biệt là Q.

NV XH

Chính sách cho trẻ KTVĐ

Sơ đồ sinh thái thể hiện mối quan hệ của thân chủ Q

CQ xã Tân Dƣơng Họ hàng, Gia đình Bạn bè ở quê Ngƣời thân Bạn thân T Thân chủ GVCN Ngƣời làm CS Trạm Y tế xã ở địa phƣơng

Doanh nghiệp, THCS xã Tân Dƣơng

Các tổ chức NGO

Kí hiệu:

Quan hệ 2 chiều thân thiết

Quan hệ 1 chiều

Quan hệ xa cách

Nhìn vào sơ đồ sinh thái cũng thấy đƣợc mối quan hệ của D với hệ thống sinh thái xung quanh mình. Đó cũng chính là những nguồn lực mà NVXH có thể tận dụng:

Bảng 3.2: Bảng đáng giá tiềm năng hệ thống sinh thái của thân chủ

Mối quan hệ Phân tích mối quan hệ Tiềm năng

Thân chủ- gia đình

Mối quan hệ giữa gia đình và thân chủ đƣợc thể hiện bằng mũi tên liền hai chiều biểu thị mối quan hệ thân thiết. Q nhận đƣợc sự quan tâm từ gia đình và Q luôn phấn đấu hoàn thiện bản thân vì gia đình. Cũng giống nhƣ bao ngƣời khác, gia đình với Q là tất cả. Tuy nhiên, do bố Q là con mọt nên rất ít anh em họ hàng thân thích.

Nhƣ đã phân tích, gia đình là nguồn lực, là tiềm năng gần gũi và quyết định hơn bất cứ nguồn lực nào. Gia đình vạch đúng đƣờng sẽ giúp tạo điều kiện vào hiệu quả của quá trình can thiệp. Và đây là nguồn lực luôn phát huy đƣợc vai trò của mình dù khi đã kết thúc.

Thân chủ - Họ hàng

Mối quan hệ giữa thân chủ và họ hàng đƣợc thể hiện bằng gạch nét đứt biểu thị mối quan hệ xa cách. Họ hàng đằng ngoại khá nhiều gồm 2 cậu và 3 dì. Tuy nhiên, quê ngoại của Q khá xa (100km) nên việc can thiệp và quan tâm em rõ ràng là một điều khó. Gia đình em chỉ về quê ngoại nhiều nhất 2 lần/năm, vì vậy việc tạo mối quan hệ thân thiết giữa Q và nhà ngoại là rất

Đây cũng là nguồn lực khá quan trọng tuy nhiên chƣa thực sự phát huy đƣợc vai trò của nó vì vậy NVXH cần sử dụng các phƣơng pháp, kỹ năng chuyên môn để tác động lên nó để biến mối quan hệ này trở nên hữu ích hơn cho quá trình can thiệp.

nên có thêm một ngƣời quan tâm và giúp đỡ em.

Thân chủ- Bạn bè ở quê

Mối quan hệ giữa thân chủ và bạn bè đƣợc thể hiện bằng nét đứt biểu thị mối quan hệ xa cách. Theo quan sát và khảo sát ban đầu thì số trẻ ngang bằng tuổi TC trong làng khá là đông. Tuy nhiên, em Q rất ít bạn bè ở quê ngoài T và một số em –con của dì út của Q. Em chia sẻ do ngại ngùng và tự ti nên cũng ít chơi với các bạn. Cũng không ai chủ động rủ em đi chơi nhƣ T. Việc này khiến em chỉ biết “đóng cửa” quanh quẩn ở nhà, không thì phụ giúp bố mẹ cái gì đó.

Bạn bè là nơi ta chút tâm sự vì vậy càng có nhiều bạn quý mến mình thì tinh thần mới thoải mái. Khi các mối quan hệ đều hài hòa thì cuộc đời càng trở nên tƣơi đẹp. Vai trò của NVXH là tuyên truyền cho các bạn trong làng về TEKTVĐ và những điều các em có thể giúp đồng thời khuyến khích TC tham gia vào các cuộc vui chơi của các bạn.

Thân chủ - Bạn thân T

Bạn thân (T) và thân chủ đƣợc thể hiện mối quan hệ thông qua mũi tên hai chiều. T là bạn cùng lớp của thân chủ, gia đình hai em khá gần nhau. Q và T đã chơi thân với nhau từ khi nhỏ, T là một đứa trẻ bình thƣờng nhƣ bao đứa trẻ khác nhƣng em chƣa bao giờ kỳ thị Q. Khi ở với nhau, Q giúp T trong việc học

T chính là cầu nối giữa TC và bạn bè ở quê khi mà Q chƣa sắn sàng. Là nơi để khai thác những suy nghĩ, nguyện vọng của Q

tập còn T giúp chở Q về nhà sau những buổi học. Hai em luôn tâm sự với nhau về những điều thú vị của cuộc sống, chia sẻ cho nhau những miếng ăn tại trƣờng, vì đồng trang lứa nên T là ngƣời hiểu Q nhất về mọi mặt: về suy nghĩ, tính cách, ƣớc mơ, nguyện vọng và cả những nỗi buồn.

Thân chủ- GVCN Mối quan hệ giữa thân chủ và GVCN lớp 7A đƣợc biểu diễn bằng mũi tên liền hai chiều thể hiện mối quan hệ thân thiết. Trong quá trình em Q học tập

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng đối với trẻ em khuyết tật vận động ở huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 96 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)