Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng đối với trẻ em khuyết tật vận động ở huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 59 - 62)

2.1.1. Đặc điểm địa lý- tự nhiên

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam; Lào Cai ở giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Thành phố Lào Cai cách Hà Nội 330 km. Hiện nay, nhờ hoàn thành đƣờng cao tốc Nội Bài- Lào Cai mà con đƣờng này đã rút ngắn xuống chỉ còn 265km.

Về đơn vị hành chính, Lào Cai có 1 thành phố trực thuộc và 8 huyện với

164 xã, phƣờng và thị trấn. Hệ thống sông suối dày đặc đƣợc phân bố khá đều

trên địa bàn tỉnh với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồn Trung Quốc và hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nƣớc khoáng, nƣớc nóng có nhiệt độ khoảng 40°C và nguồn nƣớc siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chƣa đƣợc khai thác, sử dụng.

Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Trong đó Ngƣời Việt (Kinh) chiếm số đông, có mặt khá sớm. Trong số các dân tộc khác thì đông hơn cả là Dân tộc Mông, Tày, Dao, Giáy... Chính sự phong phú về đời sống các dân tộc đã tạo ra một bản sắc riêng của Lào Cai.

Là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ đƣợc cảnh quan môi trƣờng đa dạng và trong sạch. Đây là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tƣởng đối với du khách trong và ngoài nƣớc.Khu du lịch nghỉ

độ cao trung bình từ 1.200 m - 1.800 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nƣớc và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nhƣ chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa. Dãy núi Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà của Đông Dƣơng - và có khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch. Ngoài ra, Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản nhƣ mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dƣợc liệu quý, cá hồi, cá tầm...

Huyện Bảo Yên cách thành phố Lào Cai 70 km về phía đông nam, phía bắc giáp huyện Bắc Hà và Bảo Thắng, phía tây giáp huyện Văn Bàn, phía đông là huyện Quang Bình (Hà Giang), phía nam là huyện Văn Yên và Lục Yên (Yên Bái). Toàn huyện Bảo Yên có tất cả 18 đơn vị hành chính, gồm 1 Thị trấn (Thị trấn Phố Ràng) và 17 xã: Bảo Hà, Cam Cọn, Điện Quan, Kim Sơn, Long Khánh, Long Phúc, Lƣơng Sơn, Minh Tân, Nghĩa Đô, Phố Ràng, Tân Dƣơng, Tân Tiến, Thƣợng Hà, Việt Tiến, Vĩnh Yên, Xuân Hòa, Xuân Thƣợng.

Khí hậu Bảo Yên mang đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới nóng, hình thành hai tiểu vùng khí hậu: Đông Bắc và Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm của huyện là 21,5°C. Tháng nóng nhất là 39,4°C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là 3,7°C. Tài nguyên đất đai, khí hậu và khoáng sản trong lòng đất đã tạo điều kiện thuận lợi để Bảo Yên có thể phát triển kinh tế nông - lâm - công nghiệp toàn diện. Do ảnh hƣởng của cấu tạo địa chất nên phần lớn đất đai Bảo Yên là loại đất Pheralít màu đỏ vàng phát triển trên nền đá Gráp điệp thạch mi ca. Địa hình Bảo Yên có sự chia cắt mạnh, có núi cao, khu vực sâu và thung lũng hẹp.

Diện tích rừng tự nhiên của huyện rộng, song chủ yếu là rừng và đất rừng chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên của huyện, với diện tích che phủ hiện nay là 51% (năm 2009). Hiện ở Bảo Yên còn tồn tại ba kiểu rừng chủ yếu, đó

Voi (thuộc địa bàn xã Bảo Hà), có nhiều lâm sản quý hiếm; Rừng giữa hiện nay đã đƣợc giao đến hộ gia đình và các tập thể, việc khai thác kết hợp với

trồng mới và tu bổ đã trở thành vành đai rừng phòng hộ; Rừng cỏ tranh, lau

lách, cây bụi ở vùng thấp, hiện nay đang đƣợc phát triển các loại cây ăn quả, cây nguyên liệu. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, rừng Bảo Yên còn có các loại chim, thú và một số loại thuốc nam quý. Đất tự nhiên ở Bảo Yên có khả năng trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Bảo Yên

Dân số toàn huyện hiện có trên 80.000 ngƣời (2013) ngƣời. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở, tính đến thời điểm 01/4/2009, toàn huyện có 15 dân tộc cùng sinh sống; Các dân tộc sống trên địa bàn đều có một đặc trƣng văn hoá riêng, song trong quá trình lao động, sản xuất và chống ngoại xâm, các dân tộc trong huyện đã hình thành nên tình đoàn kết keo sơn, gắn bó, tạo ra sự thống nhất trong đặc trƣng văn hoá của cộng đồng các dân tộc Bảo Yên. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 32,56 %, dân tộc Tày chiếm 31,93 %, dân tộc Dao chiếm 22,16 %, dân tộc Mông chiếm 8,61 %, dân tộc Nùng chiếm 1,96 %, dân tộc Phù Lá 1,1 %, dân tộc Giáy chiếm 1,09 % và các dân tộc khác chiếm 0,69 %.

Trong những năm qua, đƣơc sự quan tâm của Trung ƣơng Đảng, Chính phủ, các bộ ngành và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Chính quyền, sự phối kết hợp của các ngành, sự nỗ lực không ngừng vƣợt khó đi lên của nhân dân các dân tộc Lào cai nói chung và nhân dân các dân tộc huyện Bảo Yên nói riêng. Nền kinh tế của huyện liên tục tăng trƣởng và đạt đƣợc kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Đời sống nhân dân cũng đƣợc nâng cao, ngày càng có nhiều khu xí nghiệp mọc lên ở dọc hai bên bờ sông Chảy và sông Hồng vừa tạo thu nhập cho ngƣời dân vừa giúp phát triển làm giàu địa phƣơng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình

trạng ô nhiễm và khai thác rừng bừa bãi đang đe dọa đến đời sống của nhân dân huyện toàn huyện.

Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế -xã hội huyện Bảo Yên còn thấp so với các huyện khác trong địa bàn tỉnh. Đời sống nhân dân tạm thời đƣợc ổn định, nhiều xã đã thực hiện giảm nghèo bền vững đạt những chỉ tiêu khá khả quan. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện đáng kể, song vân đang ở mức thấp, cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao với 4600 hộ nghèo, chiếm 22% tổng số hộ trên toàn huyện, số hộ cận nghèo là 2700 hộ chiếm 13% tổng số hộ trên toàn huyện (Theo kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo, đến hết năm 2017).

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng đối với trẻ em khuyết tật vận động ở huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)