Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu, can thiệp

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng đối với trẻ em khuyết tật vận động ở huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 47 - 59)

1.2.1. Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

1.2.1.1. Lý thuyết cấu trúc – chức năng

Trong lĩnh vực xã hội học học, thuyết cấu trúc và thuyết chức năng với các biến thể của chúng đã tạo thành thuyết cấu trúc – chức năng tập hợp nhiều tác giả khác nhau tham gia nghiên cứu, xây dựng. Trong số đó nổi bật nhất là

Talcott Parsons (1902-1979), Robert Merton (1910-2003) và Peter Blau (1918-2002).

Trụ cột của lý thuyết cấu trúc chức năng những năm 1950-1960 ở Mỹ là Talcott Parsons. Theo Parsons, xã hội là một kiểu hay loại hệ thống xã hội đáp ứng đƣợc tất cả các đòi hỏi chức năng cơ bản của một sự tồn tại lâu bền từ các nguồn lực bên trong của nó. Hệ thống xã hội là hệ thống của các quá trình tƣơng tác giữa các tác nhân (actors). Cấu trúc của hệ thống xã hội về cơ bản là cấu trúc của các mối liên hệ giữa các tác nhân tham gia vào quá trình tƣơng tác. Chức năng là vai trò, nhiệm vụ mà mỗi một thành phần của hệ thống xã hội phải thực hiện để đảm bảo cho cả hệ thống xã hội tồn tại, vận động và phát triển một cách phù hợp với môi trƣờng xung quanh.

Parsons cho rằng hệ thống xã hội nào cũng đƣợc cấu thành từ bốn tiểu hệ thống (hệ thống nhỏ hơn), tƣơng ứng với bốn loại nhu cầu, chức năng cơ bản của hệ thống xã hội. Bốn loại yêu cầu chức năng của xã hội là:

A - Adaptation “Thích nghi”: Kinh tế

G- Goal Attainment “Hƣớng đích”: Chính trị

I-Integration “Hội nhập”: Kiểm soát xã hội/cộng đồng

L-Latent-Pattern Maintenance“Duy trì khuôn mẫu lặn”: Văn hóa

Parsons lý luận rằng, tiến trình khác biệt dẫn tới một tập hợp vấn đề mới về sự hòa hợp xã hội, khi các tiểu hệ thống sinh sôi nảy nở, xã hội đƣơng đầu với các vấn đề mới gắn liền với sự vận hành của các đơn vị này.

Robert Merton là học trò của T.Parsons và đã có những phát triển quan trọng về lý thuyết cấu trúc-chức năng trong xã hội học. R.Merton phê phán một số khía cạnh cực đoan của lý thuyết cấu trúc-chức năng. Nhƣng quan trọng ông đã phát triển và làm cho lý thuyết cấu trúc-chức năng tiếp tục hữu dụng. Khác với Parsons luôn coi mọi hệ quả của một thiết chế xã hội là chức năng với nghĩa là những tác dụng tốt, có lợi cho toàn bộ cấu trúc xã hội, Merton chỉ ra những phản chức năng của thiết chế xã hội.Phản chức năng là

những hệ quả làm cản trở, thậm chí gây rối loạn, làm giảm khả năng tồn tại, thích ứng của cấu trúc. Để nhận diện sự loạn chức năng hay phản chức năng, cần trả lời câu hỏi: hệ quả của một hiện tƣợng xã hội đem lại lợi ích hay gây tổn hại tới lợi ích của ai?

Một đóng góp quan trọng khác của Merton là việc phân loại chức năng trội và chức năng lặn dựa vào mức độ biểu hiện của chúng.Merton chỉ ra cách phân tích chức năng là phải vƣợt qua quan niệm thông thƣờng về mục đích, ý nghĩa mà các chủ thể gán cho sự vật, hiện tƣợng để xác định chính xác, khách quan tác dụng của chúng. Khi tìm hiểu thiết chế và tổ chức xã hội, cần chỉ ra đâu là hệ quả không chủ định, chƣa thấy rõ, chƣa biểu hiện công khai và đâu là hệ quả chủ định, thấy rõ, công khai.

Merton đã sử dụng triệt để cách phân tích chức năng luận để giải thích sự sai lệch xã hội. Merton làm rõ ý tƣởng của Parsons về vai trò của yếu tố văn hoá, yếu tố thiết chế và sự phân hoá định hƣớng-giá trị trong việc phân loại hành vi sai lệch. Parsons cho rằng sự lệch chuẩn diễn ra trong hệ thống của sự phân hoá hành động theo xu hƣớng đối lập nhau là chủ động và thụ động và sự phân hoá động cơ thành thoả hiệp và xa lạ. Ông đƣa ra định nghĩa: sự lệch chuẩn là sự không phù hợp, sự “lệch pha” giữa mục tiêu văn hoá và phƣơng tiện đƣợc thiết chế hoá. Do xác định sai mục tiêu văn hoá hoặc chọn sai phƣơng tiện mà hành động bị coi là lệch chuẩn, là sai lệch thậm chí là tội phạm. Nhƣ vậy, sự lệch chuẩn xã hội là do sự lệch lạc so với chuẩn mực xã hội trong việc lựa chọn một trong hai thành tố quan trọng nhất của cấu trúc hành động, đó là mục tiêu và phƣơng tiện. Từ cách nhận định đó, Merton đã đƣa ra bảng phân loại hành động để nhận diện các kiểu hành vi sai lệch xã hội.

Sở dĩ trong đề tài này tôi sử dụng lý thuyết cấu trúc-chức năng vào việc nghiên cứu là vì qua lý thuyết có thể thấy đƣợc sự phụ thuộc chức năng, sự tƣơng tác của các cơ thể cá nhân với xã hội cùng một số quan điểm của các

đến quan điểm cấu trúc chức năng thay thế và phát hiện “phản chức năng”.

Khi chỉ ra những nhu cầu chức năng cần phải đáp ứng để xã hội vận hành một cách bình thƣờng, Merton cho rằng không nhất thiết mỗi thiết chế xã hội chỉ đáp ứng một loại nhu cầu xã hội. Mà trên thực tế, trong xã hội luôn có “các

cấu trúc chức năng thay thế nhau” để thoả mãn các yêu cầu chức năng mà xã

hội đặt ra. Một chức năng có thể do hai hay nhiều hơn các tổ chức, thiết chế xã hội cùng có khả năng thực hiện.Các thiết chế xã hội luôn luôn có khả năng thay thế lẫn nhau trong việc đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho sự vận hành và hoạt động của xã hội. Ví dụ, khi ngƣời già không đƣợc chăm sóc tại gia đình thì trong xã hội xuất hiện các trung tâm dƣỡng lão cung cấp loại dịch vụ này. Khi trẻ em KTVĐ không có gia đình chăm sóc thì sẽ đƣợc nuôi dƣỡng, chăm sóc tại các Cơ sở trợ giúp xã hội...Tuy nhiên, ở một số cộng đồng không có cơ sở trợ giúp xã hội nhƣ huyện Bảo Yên thì việc hỗ trợ can thiệp với trẻ em KTVĐ cũng chính là làm việc với gia đình hoặc ngƣời chăm sóc thay thế.

Áp dụng phát hiện “phản chức năng” của Merton để phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng DVCTXH tại cộng đồng đối với trẻ em KTVĐ ở địa bàn nghiên cứu hay cụ thể hơn là thực trạng các chính sách xã hội hỗ trợ cho trẻ em KTVĐ tại đây. Từ đó, dùng quan điểm này để lý giải nguyên nhân tại sao một số trẻ em KTVĐ vẫn chƣa đƣợc tiếp cận với chính sách? Chức trách thuộc về ai? Nhân viên CTXH và ngƣời làm chính sách cần làm gì để kết nối chính sách với trẻ em KTVĐ? Gia đình và ngƣời chăm sóc có vai trò gì trong việc kết nối chính sách với trẻ em KTVĐ? Sau khi trả lời đƣợc những câu hỏi này đồng nghĩa với việc tìm đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao DVCTXH tại cộng đồng đối với trẻ em KTVĐ ở huyện Bảo Yên – Lào Cai.

1.2.1.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow

Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Nếu nhu cầu đƣợc thỏa mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thoải mái và an toàn cho sự phát triển và ngƣợc lại, nếu không đƣợc đáp ứng thì sẽ

gây nên sự căng thẳng và có thể dẫn tới hậu quả nhất định. Theo cách hiểu thông thƣờng, thì nghĩa của từ nhu là cần thiết, còn cầu là đòi hỏi, mong muốn. Nhƣ vậy, theo cách hiểu thuần túy thì nhu cầu là những mong muốn, đòi hỏi thiết yếu đề đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân.Theo định nghĩa của Philip Kotler: Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con ngƣời cảm nhận đƣợc. Nhƣ vậy cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con ngƣời cảm nhận đƣợc đó là một trạng thái đặc biệt của con ngƣời, nó xuất hiện khi còn ngƣời tồn tại, sự thiếu hụt ấy đòi hỏi phải đƣợc thoả mãn, bù đắp.

Abraham Maslow là một nhà tâm lý học nổi tiếng ngƣời Mỹ. Ông là ngƣời đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông đƣợc xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học. Ông cho rằng hành vi của con ngƣời bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Nhu cầu tự nhiên của con ngƣời đƣợc chia thành các thang bậc khác nhau theo thứ tự từ thấp đến cao về tầm quan trọng, từ nhu cầu về sinh lý, vật chất đến nhu cầu đƣợc an toàn đƣợc tôn trọng và phát triển. Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp.

Nhu cầu cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Trong đó, nhu cầu sinh học là những nhu cầu đảm bảo cho con ngƣời tồn tại nhƣ: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và các nhu cầu của cơ thể khác.Nhu cầu an ninh/an toàn là các nhu cầu nhƣ ăn ở, sinh sống an toàn, không bị đe đọa về sức khỏe, tính mạng, an ninh, chuẩn mực, luật lệ...

Nhu cầu cấp cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Nhu cầu về xã hội là các nhu cầu về tình yêu thƣơng, đƣợc chấp nhận và đƣợc tham gia vào tổ chức, đoàn thể nào đó trong xã hội. Khi thỏa mãn đƣợc nhu cầu đƣợc chấp nhận là thành viên trong xã hội thì con ngƣời có xu hƣớng đƣợc tôn trọng và ghi nhận những giá trị cá nhân nhƣ quyền lực, địa vị, uy tín...Cao nhất trong thang nhu cầu của con ngƣời là nhu cầu đƣợc phát triển toàn diện. Sự khác biệt giữa hai loại này là các nhu cầu cấp thấp đƣợc thỏa

mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu cấp cao lại đƣợc thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con ngƣời.

Ứng dụng lý thuyết nhu cầu khi nghiên cứu về trẻ em nói chung cũng nhƣ hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH cho trẻ em khuyết tật vận động chúng ta có thể xác định hệ thống nhu cầu căn bản của trẻ em khuyết tật vận động. Việc nghiên cứu lý thuyết nhu cầu căn bản của trẻ, trong đó cụ thể là trẻ em KTVĐ có những nhu cầu căn bản nào và đâu là nhu cầu đƣợc xem là phổ biến nhất. Đồng thời tìm hiểu mối quan hệ giữa việc đáp ứng nhu cầu và trị liệu trẻ em khuyết tật vận động bằng phƣơng pháp CTXH có những liên hệ nào? Làm rõ nguyên nhân gây ra việc cung cấp các DVCTXH cho trẻ em KTVĐ chƣa thực sự đạt kết quả nhƣ mục tiêu đề ra nhƣ thế nào? Đặt vấn đề là, việc tạo điều kiện thuận lợi nhằm đáp ứng nhu cầu cho các em có đạt đƣợc hiệu quả trong can thiệp hỗ trợ trẻ em KTVĐ hay không?

Trẻ em và ngƣời lớn đều có những nhu cầu giống nhau về vật chất nhƣ ăn, mặc, ở, học tập, lao động, ngủ nghỉ,,...nhu cầu về tinh thần nhƣ vui chơi giải trí và sự yêu thƣơng đùm bọc của ngƣời thân. Song do trẻ chƣa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm lý, tình cảm, chƣa có kinh nghiệm sống nên trẻ em còn phải phụ thuộc vào ngƣời lớn, đó là sự chăm sóc, nuôi nấng dạy dỗ của ngƣời lớn...Có thể thấy khác với ngƣời lớn, trẻ em có những nhu cầu đặc biệt nhƣ nhu cầu đƣợc hỗ trợ, nhu cầu đƣợc bảo vệ. Đây là những nhu cầu rất quan trọng của trẻ em và cũng chính là những nhóm quyền trẻ phải đƣợc hƣởng theo Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em.

Qua việc tìm hiểu lý thuyết nhu cầu có thể khái quát về các nhu cầu mà trẻ em KTVĐ mong muốn có đƣợc, đó là:

- Về nhu cầu vật chất, trẻ em khuyết tật vận động cũng nhƣ những đứa trẻ bình thƣờng khác đều có nhu cầu đƣợc đảm bảo các yếu tố cho sự phát triển thể lực nhƣ thực phẩm, nƣớc uống, nơi ở, quần áo, điều kiện chăm sóc vệ sinh sức khỏe,...

- Khi các nhu cầu về vật chất đƣợc đáp ứng thì tiếp đến là nhu cầu về một mái ấm gia đình/một nơi nƣơng tựa vững chắc. Gia đình là cái nôi đầu tiên xã hội hóa trẻ em và là nơi an toàn nhất đối với trẻ, ở đó có tình yêu thƣơng của cha mẹ, ông bà, anh chị em,...Ở đây trẻ em đƣợc học cách làm ngƣời, đƣợc học cách “cho”“nhận” tình yêu thƣơng nhân loại, học cách gánh vác trách nhiệm của cha mẹ, anh chị...Hoặc đối với những trẻ đƣợc chăm sóc bởi ngƣời chăm sóc thay thế cũng cần có sự an toàn, tình yêu thƣơng của ngƣời chăm sóc và mọi ngƣời xung quanh đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần phong phú cho trẻ em khuyết tật.

- Cũng nhƣ những đứa trẻ bình thƣờng khác, trẻ em KTVĐ cũng có nhu cầu đƣợc tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, học hành phát triển trí tuệ. Việc tham gia các hoạt động vui chơi sẽ tạo cơ hội giúp trẻ đƣợc giao tiếp với mọi ngƣời, đƣợc trải nghiệm cuộc sống và tích lũy những hiểu biết, kiến thức cho mai sau. Khi tham gia vào các hoạt động, trẻ em khuyết tật vận động cũng mong muốn mọi ngƣời thừa nhận và tôn trọng chính bản thân các em. Thừa nhận sự khác biệt, thừa nhận những đặc điểm tâm sinh lý, tính cách ở trẻ khuyết tật vận động bằng những lời khích lệ, lời khen và sự ghi nhận những thành tích mà trẻ đã đạt đƣợc trong gia đình và ngoài xã hội. Điều này làm cho trẻ em khuyết tật vận động cảm thấy mình có ý nghĩa hơn trong cuộc sống, làm tăng tính tự tin, nghị lực của trẻ giúp trẻ vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Trong hoạt động can thiệp hỗ trợ đối với trẻ em KTVĐ thì các nhu cầu này thể hiện rất rõ nét: Các em đƣợc quyền tự do tiếp cận các dịch vụ xã hội, học tập, giao lƣu, phát triển và trách nhiệm của xã hội là phải tạo ra môi trƣờng thuận lợi để trẻ em KTVĐ đáp ứng đƣợc những nhu cầu này, sự thừa nhận, đƣợc tạo điều kiện chăm sóc về thể chất cũng nhƣ về tinh thần là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hỗ trợ can thiệp cho trẻ em KTVĐ.

1.2.2. Lý thuyết áp dụng trong can thiệp

1.2.2.1. Thuyết thân chủ trọng tâm

Thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Roger theo trƣờng phái nhân văn đời vào những năm của thập kỷ 40. Điểm cốt lõi trong thuyết thân chủ trọng tâm là việc nhấn mạnh vào sức mạnh của “cái tôi” tự khẳng định chính mình, dù trong hoàn cảnh nào. Mọi can thiệp bên ngoài chỉ mức ở mức độ khuyế khích và hỗ trợ tháo bỏ những rào cản cản để cái tôi tự bộc lộ khả năng của mình. Để làm đƣợc điều này cần phải có niềm tin tuyệt đối vào con ngƣời với khả năng thay đổi của họ, cùng với sự tôn trọng giá trị con ngƣời.

Mục đích của làm việc với cá nhân theo thân chủ trọng tâm không phải là chữa trị cho thân chủ hoặc tìm kiếm những nguyên nhân từ quá khứ mà tập trung khuyến khích thân chủ tự thực hiện hóa những tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở thân chủ. Thân chủ đƣợc xem nhƣ là một chủ thể có hiểu biết, họ phải đƣợc hiểu, đƣợc chấp nhận vô điều kiện.

Bên cạnh những nguyên tắc mà nhân viên công tác xã hội cần tuân thủ trong quá trình can thiệp thì việc áp dụng thuyết thân chủ sẽ giúp tôi chủ động tạo đƣợc mối quan hệ với thân chủ một cách chân thực, trong sáng, nhiệt tình tôn trọng và chấp nhận thân chủ nhƣ một cá thể bình thƣờng. Nhiệm vụ của tôi trong suốt quá trình can thiệp là tìm các giải pháp nhằm tạo ra một môi trƣờng thuận lợi, giúp thân chủ bỏ những rào cản tâm lý đang làm hạn chế tính sáng tạo, tự chủ và sức mạnh của thân chủ; từ đó cho phép thân chủ học cách hành động để tự giúp chính bản thân mình.

Carl Roger tin rằng thân chủ có thể tự tìm ra những giải pháp của riêng

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng đối với trẻ em khuyết tật vận động ở huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)