Kết cấu của hệ thống gạt mưa, rửa kính trên Mazda 6 gồm: Công tắc điều khiển, bình chứa nước rửa kính, motor phun nước, motor gạt mưa, cần gạt, cảm biến mưa, mô-đun điều khiển.
2.2.3.1 Công tắc điều khiển
Hình 2.53 Vị trí công tắc điều khiển gạt mưa, rửa kính trên Mazda 6
Để điều khiển gạt mưa bằng cách gạt công tắc lên hoặc xuống ở các chế độ mong muốn như Hình 2.54
Hình 2.54 Công tắc điều khiển gạt mưa (có chế độ gián đoạn)
Bảng 2.21 Bảng chú thích các chế độ hoạt động của công tắc gạt mưa ở Hình 2.54 Vị trí công tắc Chế độ
MIST Gạt một lần
INT Gián đoạn
LO Tốc độ chậm
HI Tốc độ nhanh
Công tắc gạt mưa, rửa kính
63
Hình 2.55 Công tắc điều khiển gạt mưa (có chế độ Auto)
Bảng 2.22 Bảng chú thích các chế độ hoạt động của công tắc gạt mưa ở Hình 2.55 Vị trí công tắc Chế độ
MIST Gạt một lần
AUTO Tự động gạt
LO Tốc độ chậm
HI Tốc độ nhanh
2.2.3.2 Các bộ phận, module điều khiển hệ thống gạt mưa, rửa kính
64
Hình 2.57 Vị trí mô-đun điều khiển bộ phận phía sau (RBCM)
Hình 2.58 Vị trí các bộ phận của hệ thống gạt mưa, rửa kính
Cảm biến mưa
Cần gạt mưa
Ống nước rửa kính
Motor gạt mưa
Vòi phun nước
Bình chứa nước rửa kính
Không có cảm biến mực nước rửa kính
Có cảm biến mực nước rửa kính Motor phun nước Cảm biến Bình chứa nước rửa kính Motor phun nước
65 2.2.3.3 Motor gạt mưa
Motor gạt mưa có nhiệm vụ truyền lực quay đến cần gạt mưa để gạt mưa và được điều khiển bởi mô-đun điều khiển bộ phận phía trước (FBCM), tạo ra các tốc độ gạt mưa nhanh hay chậm.
Hình 2.59 Các bộ phận của motor gạt mưa
Khi mô-đun điều khiển bộ phận phía trước (FBCM) nhận được tín hiệu từ cảm biến mưa hay tín hiệu từ công tắc điều khiển gạt mưa (START STOP UNIT), nó sẽ điều khiển motor bằng cách cấp một dòng điện đến motor làm trục motor quay. Lực quay của trục motor được truyền đến bánh răng thông qua trục vít đến đầu nối với cần gạt mưa biến chuyển động quay tròn thành chuyển động ngang qua lại. Nếu cần gạt mưa di chuyển đến vị trí dừng thì công tắc tự động dừng sẽ được bật bằng cách kết nối hai điểm trên đĩa cam để dừng cần gạt mưa.
2.2.3.4 Cảm biến dung dịch nước rửa kính
Nhiệm vụ của cảm biến dung dịch nước rửa kính là để cảnh báo cho người lái xe biết dung dịch nước rửa kính đang ở mức thấp và cần phải bổ sung thêm.
Đĩa cam Trục vít Phần ứng Nam châm Trục motor Bánh răng
66 Cấu tạo của cảm biến dung dịch nước rửa kính gồm: Công tắc, phao, vòng dây, hộp ngăn. Trên phao có tích hợp một nam châm để tạo ra từ trường.
Hình 2.60 Cấu tạo cảm biến dung dịch nước rửa kính
Khi dung dịch nước rửa kính đầy, phao sẽ nổi lên trên làm công tắc hở ra. Khi dung dịch ở mức thấp, phao sẽ di chuyển xuống dưới và tạo ra từ trường làm công tắc đóng lại. khi công tắc đóng lại sẽ có tín hiệu điện được truyền tới mô-đun điều khiển bộ phận phía trước (FBCM), lúc này mô-đun FBCM sẽ truyền tín hiệu (dung dịch thấp) đến bảng táp lô thông qua mạng CAN. Khi đó nó sẽ điều khiển làm sáng đèn cảnh báo mức dung dịch nước rửa kính thấp.
Hình 2.61 Sơ đồ mạch đèn báo dung dịch nước rửa kính thấp
Phao Bình chứa
Hộp ngăn
Vòng dây
67
2.2.3.5 Cảm biến mưa (Chế độ tự động gạt mưa)
Cảm biến mưa có nhiệm vụ phát hiện mưa, sương hay bùn đất bẩn bám lên kính chắn gió sau đó tính toán và gửi tín hiệu về mô-đun điều khiển bộ phận phía trước (FBCM) để mô-đun FBCM sẽ điều khiển motor gạt mưa ở chế độ nhanh hay chậm.
Cảm biến mưa được tích hợp chung với cảm biến hình ảnh trong hệ thống điều khiển đèn đầu.
Cấu tạo cảm biến mưa bao gồm: Thấu kính (LEN), LED, photodiode, vi xử lý (microcomputer), tín hiệu truyền đi và nhận lại giửa cảm biến mưa với FBCM thông qua mạng LIN (Local Interconnect Network).
Hình 2.62 Cấu tạo cảm biến mưa Nguyên lý hoạt động của cảm biến mưa:
Khi không có mưa, ánh sáng hồng ngoại được phát ra từ đèn LED trong cảm
biến mưa đến kính chắn gió và phản chiếu lại. Ánh sáng phản chiếu lại từ kính chắn gió sẽ được nhận bởi photodiode trong cảm biến mưa. Khi photodiode nhận ánh sáng này, vi xử lý sẽ tính toán lượng mưa từ tốc độ phản xạ và gửi tín hiệu điều khiển gạt mưa đến FBCM.
Hình 2.63 Nguyên lý hoạt động cảm biến mưa khi không có mưa
Thấu kính Photodiode
Cảm biến mưa
LED
68
Khi có mưa, ánh sáng hồng ngoại được phát ra từ đèn LED trong cảm biến
mưa đến kính chắn gió. Tuy nhiên, ánh sáng hồng ngoại không thể xuyên qua những giọt mưa được phản xạ khỏi kính chắn gió và được nhận bởi photodiode trong cảm biến mưa. Khi photodiode nhận ánh sáng, vi xử lý sẽ tính toán lượng mưa từ tỉ lệ