Nguyên lý làm việc của hệ thống gạt mưa, rửa kính (không có tự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hệ thống điện thân xe trên xe mazda 6 2014 (Trang 78 - 82)

Hình 2.64 Nguyên lý hoạt động cảm biến mưa khi có mưa

2.2.4 Nguyên lý làm việc của hệ thống gạt mưa, rửa kính (không có tự động gạt mưa) gạt mưa)

2.2.4.1 Chế độ gạt mưa chậm (LO)

Khi trời có mưa vừa, người lái xe sẽ bật công tắc gạt mưa sang vị trí LO. Lúc này, bộ START STOP UNIT sẽ nhận được tín hiệu LO và gửi tín hiệu gạt mưa chậm (LO) đến mô-đun điều khiển bộ phận phía trước (FBCM) thông qua mạng CAN. Khi FBCM nhận được tín hiệu này, CPU trong FBCM sẽ điều khiển các transistor đóng hoặc mở các rờ le để điều khiển motor gạt mưa hoạt động ở chế độ gạt mưa chậm. Nguyên lý làm việc ở chế độ gạt mưa chậm cũng giống với chế độ gạt một lần (MIST).

Ánh sáng hồng ngoại Nước mưa Kính chắn gió

Cảm biến mưa

Photodiode Thấu kính

69

Hình 2.65 Sơ đồ khối chế độ gạt mưa chậm

2.2.4.2 Chế độ gạt mưa nhanh (HI)

Khi trời có mưa to, người lái xe sẽ bật công tắc gạt mưa sang vị trí HI. Cũng giống như chế độ gạt mưa chậm, bộ START STOP UNIT sẽ nhận được tín hiệu HI và gửi tín hiệu gạt mưa nhanh (HI) đến mô-đun điều khiển bộ phận phía trước (FBCM) thông qua mạng CAN. Khi FBCM nhận được tín hiệu này, CPU trong FBCM sẽ điều khiển các transistor đóng hoặc mở các rờ le để điều khiển motor gạt mưa hoạt động ở chế độ gạt mưa nhanh.

Hình 2.66 Sơ đồ khối chế độ gạt mưa nhanh

2.2.4.3 Cơ cấu tự động dừng

Khi công tắc gạt mưa chuyển sang vị trí OFF trong khi gạt mưa vẫn đang hoạt động ở một trí nào đó khác điểm dừng nhưng công tắc tự động dừng lúc này đang OFF (không hoạt động), chỉ khi gạt mưa đến vị trí dừng thì công tắc gạt mưa ON (hoạt động).

Khi có tín hiệu từ công tắc tự động dừng (AUTO STOP SWITCH), CPU trong FBCM sẽ điều khiển ngắt mát transistor T1  T1 không dẫn  rờ le R1 ngắt

70

Hình 2.67 Sơ đồ mạch cơ cấu tự động dừng

2.2.4.4 Chế độ gạt mưa gián đoạn (đối với công tắc không có chế độ AUTO)

Khi công tắc gạt mưa được chuyển sang vị trí gián đoạn (INT), bộ START STOP UNIT nhận được tín hiệu INT. Sau đó nó sẽ gửi tín hiệu INT và tín hiệu thời gian chờ đến FBCM thông qua mạng CAN. Khi FBCM nhận được hai tín hiệu trên, CPU sẽ tính toán và điều khiển transistor, rờ le ở chế độ gạt mưa chậm. Khi đến

71 điểm dừng, cần gạt mưa dừng lại nhờ cơ cấu tự động dừng và sau một khoảng thời gian nhất định (được tính toán dựa trên tín hiệu thời gian chờ (INT VOLUME SIGNAL)) CPU trong FBCM sẽ lại điều khiển transistor, rờ le ở chế độ gạt mưa chậm. Bằng cách lặp đi lặp lại sau một khoảng thời gian nhất định ta được chế độ gạt mưa gián đoạn.

Hình 2.68 Sơ đồ khối chế độ gạt mưa gián đoạn

2.2.4.5 Chế độ gạt mưa kết hợp rửa kính

Khi người lái xe nhấn công tắc phun nước rửa kính, START STOP UNIT sẽ nhận được tín hiệu đó và gửi đến FBCM, CPU trong FBCM sẽ điều khiển đóng transistor, rờ le làm cho motor phun nước rửa kính hoạt động. Sau đó, CPU trong FBCM cũng sẽ điều khiển gạt mưa ở chế độ chậm hai lần.

72

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hệ thống điện thân xe trên xe mazda 6 2014 (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)