Những công trình nghiên cứu về pháp luật đầu tư theo hình thức đối tác

Một phần của tài liệu Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật việt nam (Trang 25 - 26)

7. Kết cấu của luận án

1.1.2.Những công trình nghiên cứu về pháp luật đầu tư theo hình thức đối tác

công tư nói chung và về hợp đồng BOT nói riêng

Ở mức độ khái quát, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới đây về pháp luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư nói chung và pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT nói riêng:

- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Hoàng Thị Ngọc Lan với đề tài “Quy định về hợp đồng BOT, BTO, BT theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước” bảo vệ năm 2013 tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội: luận văn đã đưa ra được khái niệm về hợp đồng BOT, phân tích những vấn đề cơ bản về pháp lý của hợp đồng BOT, phân tích được vai trò, ý nghĩa của đầu tư theo hợp đồng BOT.

- Luận văn của thạc sỹ Trần Mai Hương với đề tài “Pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT ở Việt Nam” bảo vệ năm 2015 tại Trường Đại học Luật Hà Nội đã phân tích tổng quan một số vấn đề lý luận về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT và pháp luật đầu tư theo 03 dạng hợp đồng trên.

- Luận văn của thạc sỹ Vũ Trường Thọ với đề tài “ Hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) theo quy định của pháp luật Việt Nam” bảo vệ năm 2011 tại trường Đại học Ngoại thương đã phân tích khá sâu về khái niệm hợp đồng BOT bao gồm khái niệm trên thế giới và khái niệm tại Việt Nam, đã có những so sánh để thấy được sự khác biệt giữa hợp đồng BOT và một số loại hợp đồng tương tự, phân tích được một số ưu và nhược điểm của hợp đồng BOT cũng như phân tích pháp luật Việt Nam về hợp đồng BOT thiên về phân tích tài chính và bảo đảm đầu tư, từ đó đưa ra các giải pháp đối với nhà nước, đối với chủ đầu tư nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao.

- Báo cáo giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 2017 với chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)” đã chỉ ra hàng loạt những bất cập của các dự án BOT giao thông, từ công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đến công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu của nhà đầu tư, công tác thi công xây dựng dự án,...

20

- Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2013) với nghiên cứu: “Phương thức đối tác công tư (PPP): kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế về PPP và hợp đồng BOT tại Việt Nam”.

Nghiên cứu này giới thiệu bản chất, đặc điểm của hình thức PPP nói chung và hợp đồng BOT nói riêng, xem xét thực tiễn áp dụng hình thức hợp đồng BOT ở một số nước (trong các dự án cụ thể) và bài học rút ra cho Việt Nam. Công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT. Công trình chưa làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT ở Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề mà tác giả của luận án sẽ tập trung nghiên cứu và luận giải trong công trình của mình.

- Bài báo có tiêu đề: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư nhìn từ góc độ pháp lý của ThS. Đặng Hoàng Mai, đăng trên Tạp chí Nghề Luật số 5 - 2014. Công trình này đã đề cập đến những quan điểm về BOT và các đặc trưng pháp lý của BOT cũng như thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về BOT. Trên cơ sở đó, công trình đưa ra những kiến nghị góp phần xây dựng một khung pháp lý đồng bộ, minh bạch để áp dụng rộng rãi loại hợp đồng BOT tại Việt Nam.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Láng (2008) với đề tài: “Hợp đồng BOT trong pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”. Trong công trình này, tác giả đã phân tích các vấn đề lý luận cơ bản của hợp đồng BOT; nghiên cứu thực trạng pháp luật, kết hợp việc phân tích những khó khăn bất cập trong việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn để từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về vấn đề này.

Luận án đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cụ thể về hợp đồng BOT, qua đó chuyển tải đến người đọc thông điệp về tính đặc thù của loại hợp đồng này và các khía cạnh chủ yếu của hợp đồng BOT. Luận án đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT. Kết quả nghiên cứu, đề xuất của luận án có ý nghĩa quan trọng đối với tác giả luận án khi nghiên cứu về các hình thức tồn tại của hợp đồng PPP.

Một phần của tài liệu Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật việt nam (Trang 25 - 26)