Những kết quả về mặt lý thuyết và thực tiễn của các công trình nghiên

Một phần của tài liệu Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật việt nam (Trang 27 - 28)

7. Kết cấu của luận án

1.2.2.Những kết quả về mặt lý thuyết và thực tiễn của các công trình nghiên

liên quan đến vấn đề pháp luật điểu chỉnh hợp đồng BOT

Về mặt lý luận: Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về pháp luật đầu tư thực hiện dưới dạng hợp đồng BOT đã đề cập và phân tích về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật tại một số quốc gia điển hình. Không chỉ có vậy, các học giả còn chỉ ra những bài học kinh nghiệm về điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng BOT tại các quốc gia này. Đây là nguồn tư liệu quý giá để giúp nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển trong quá trình giải quyết các yêu cầu đặt ra của luận án. Mặt khác, các công trình nghiên cứu trong nước về pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT cũng đã bước đầu tiếp cận và phân tích dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Trong đó chủ yếu các công trình tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT như bản chất, đặc điểm và vai trò của pháp luật về hợp đồng BOT. Các phân tích này sẽ tiếp tục được tác giả luận án nghiên cứu, đánh giá, bình luận và đưa ra nhận định riêng của bản thân về cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT tại Việt Nam.

Về mặt thực tiễn: Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có tính thực nghiệm về hợp đồng BOT trên thế giới rất phong phú, nhiều kết quả quan trọng đã được công bố và có thể thấy mỗi nước đều có chiến lược riêng khi áp dụng hợp đồng BOT tùy thuộc bối cảnh, thể chế, nguồn tài trợ. Các công trình của các học giả đã nghiên cứu cách thức mà luật pháp quốc gia, luật pháp EU và luật pháp quốc tế

22

có thể hỗ trợ các ý tưởng kinh tế khi thực hiện hợp đồng BOT và nhu cầu về các giải pháp hiệu quả và có hiệu lực kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông mà đa phần là giao thông đường bộ. Cụ thể các công trình đã phân tích quy định của hợp đồng BOT, cho các dịch vụ kết cấu hạ tầng, công trình cũng nghiên cứu những thiết kế hợp đồng thất bại, đồng thời trình bày các khuyến nghị để hoàn thiện các quy định về hợp đồng.

Phân tích quy định về vấn đề rủi ro và phân bổ rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng BOT để từ đó đưa các các kiến nghị hoàn thiện các quy định về vấn đề này. Các kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với nghiên cứu sinh và đối với luận án là đã khái quát được một cách đầy đủ thực trạng đầu tư theo hình thức PPP nói chung và hợp đồng BOT nói riêng trên thế giới được quy định như thế nào, từ đó giúp cho tác giả có cơ sở để nghiên cứu so sánh và nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam và đưa đến một số câu hỏi nghiên cứu và giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu ở trong nước về thực tiễn thực hiện pháp luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư ở Việt Nam đã đặt trọng tâm nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT. Qua đó các công trình đã phân tích, đánh giá có hệ thống các quy định pháp luật về hợp đồng BOT, chỉ ra những điểm phù hợp, những điểm còn hạn chế, bất cập để từ đó đưa các các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật việt nam (Trang 27 - 28)