9. Cấu trúc luận văn
1.1.3. Nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lý học” – trong
chuyên đề 10.1 “Vật lí trong một số ngành nghề”, trong chương trình GDPT mới
Trong chương trình GDPT mới môn Vật lí, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chương trình môn Vật lí đó là giúp HS nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp trong tương lai và có kế hoạch học tập rõ ràng, rèn luyện để đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp. Trong toàn bộ chương trình môn Vật lí, mục tiêu này được thực hiện xuyên suốt từ nội dung, kế hoạch dạy học đến kiểm tra, đánh giá, dưới các góc độ khác nhau. Theo chương trình GDPT mới môn Vật lí, bài mở đầu lớp 10 là một chuyên đề giúp HS tìm hiểu được một số các lĩnh vực nghiên cứu, ngành nghề liên quan đến kỹ năng, kiến thức vật lí; trong mỗi chuyên đề, HS đều tìm hiểu được một số lĩnh vực nghiên cứu, ngành nghề liên quan đến nội dung mà chuyên đề đề cập. Cấu trúc của năng lực thành phần như là vận dụng kiến thức, kỹ năng trong thực tiễn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và HS định hướng được ngành nghề, lĩnh vực nghiên cứu sẽ lựa chọn sau này. Theo chương trình GDPT mới, các chuyên đề được đặt ra đều nhằm định hướng ngành nghề cho HS. HS
sẽ được tiếp xúc với các mô hình vật lí, thí nghiệm được thực hành dưới các góc độ khác nhau để tiếp cận với ngành nghề mình mong muốn. Đối với những ngành nghề, lĩnh vực nghiên cứu mà các trang thiết bị phương tiện còn khan hiếm, HS chưa có điều kiện thực hành thì dùng công nghệ đa phương tiện để giới thiệu một số nguyên tắc hoạt động của máy móc, thiết bị. Theo lộ trình chương trình GDPT mới, bộ GD-ĐT sẽ bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm 2019 – 2020. Cụ thể đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 -2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020 - 2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021 – 2022.
Hiện nay, chương trình GDPT mới vẫn chưa được áp dụng. Bộ GD-ĐT cũng đã lưu ý là trong thời gian chương trình GDPT mới chưa được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc thì các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học chương trình hiện hành và đổi mới phương pháp, hình thức, kỹ thuật dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học. Từ đó sẽ giúp cho giáo viên và HS dần thích nghi làm quen, để sau này chuyển sang thực hiện chương trình, SGK mới được thuận lợi. Vì vậy, mà việc thiết kế và tổ chức dạy học nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học” trong đề tài luận văn này sẽ được áp dụng, thực nghiệm cho chương trình GDPT hiện hành. Đề tài này được góp phần sử dụng như một tư liệu, tài liệu tham khảo để giáo viên, HS có thể dùng để tham khảo khi chương trình GDPT mới được áp dụng. Kiến thức trong nội dung này do chúng tôi thiết kế dựa trên những mục tiêu giáo dục của chương trình GDPT mới; yêu cầu cần đạt của nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học”, trong chuyên đề 10.1 “Vật lí trong một số ngành nghề”; đồng thời sử dụng kiến thức SGK chương trình GDPT hiện hành làm nền tảng để xây dựng.
Bảng 1.3. Yêu cầu cần đạt của các nội dung trong chuyên đề 10.1. “Vật lí trong một số ngành nghề.
Chuyên đề 10.1. “Vật lí trong một số ngành nghề”
Nội dung Yêu cầu cần đạt
Sơ lược về sự phát triển của Vật lí học
- Trình bày được sơ lược sự ra đời và những thành tựu ban đầu của Vật lí thực nghiệm.
- Nêu được sơ lược vai trò của cơ học Newton đối với sự phát triển của Vật lí học.
- Liệt kê một số nhánh nghiên cứu chính của Vật lí cổ điển.
- Nêu được sự khủng hoảng của vật lí cuối thế kỉ XIX, tiền đề cho sự ra đời của Vật lí hiện đại.
- Liệt kê một số lĩnh vực nghiên cứu chính của Vật lí hiện đại.
Chuyên đề 10.1. “Vật lí trong một số ngành nghề”
Nội dung Yêu cầu cần đạt
Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học.
- Nêu được đối tượng nghiên cứu; liệt kê được một vài mô hình lý thuyết đơn giản, một số phương pháp thực nghiệm của một số lĩnh vực chính: Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học; Vật lí các chất ngưng tụ; Vật lí năng lượng cao và vật lí hạt nhân; Vật lí thiên văn.
- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được nhiệm vụ học tập tìm hiểu về các mô hình, lí thuyết khoa học đã phát triển và được áp dụng để cải thiện các công nghệ hiện tại cũng như phát triển các công nghệ mới. Giới thiệu các ứng dụng
của Vật lí trong một số ngành nghề.
- Mô tả được ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong một số lĩnh vực (Quân sự; Công nghiệp hạt nhân; Khí tượng; Nông nghiệp, Lâm nghiệp; Tài chính; Điện tử; Cơ khí, tự động hóa; Thông tin, truyền thông; Nghiên cứu khoa học).
Trong đề tài luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung thiết kế và tổ chức dạy học nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học”, nằm ở nội dung thứ hai trong Chuyên đề 10.1. “Vật lí trong một số ngành nghề”.