Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học nội dung “giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lý học” theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh (Trang 45)

9. Cấu trúc luận văn

1.5.4. Kết quả điều tra

*Đối với học sinh:

Dựa trên kết quả khảo sát về vấn đề tự học của học sinh, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu và được kết quả như sau:

- Hầu hết HS việc tự học chưa có, một số ít học sinh thì tự giác trong quá trình học tập nhưng chưa thường xuyên. Học sinh được hỏi về vấn đề NL tự học và việc bồi dưỡng năng lực tự học, cụ thể rất quan trọng (98%), trong số đó có tới 97% HS mong muốn được bồi dưỡng năng lực tự học. Mặc dù, học sinh nhận thức được rằng năng lực tự học là quan trọng, tuy nhiên qua kết quả khảo sát cho thấy năng lực tự học của HS hiện nay vẫn còn yếu được thể hiện qua những việc làm của học sinh trong thời gian rảnh.

Bảng 1.6. Bảng tổng hợp những việc học sinh làm trong thời gian rãnh Mức độ Nội dung Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Chưa bao giờ Làm bài tập về nhà 15 30 45 14 6 13.6% 27.3% 40.9% 12.7% 5.5% Đọc sách và tài liệu tham khảo 3 22 41 29 15 2.7% 20% 37.3% 26.4% 13.6% Tìm kiếm thông tin ở

inter-net.

9 40 33 13 15

8.2% 36.4% 30% 11.8% 13.6% Vào thư viện (mượn tài

liệu, học bài,…).

1 12 15 37 45

0.9% 10.9% 13.6% 33.6% 40.9% Xem tivi, nghe nhạc 15 56 30 9 0

13.6% 50.9% 27.3% 8.2% 0 Online, chát tán gẫu với bạn 15 32 36 18 9 13.6% 29.1% 32.7% 16.4% 8.2% Chơi game 9 15 32 35 19 8.2% 13.6% 29.1% 31.8% 17.3% Ngủ 18 38 39 13 2 16.4% 34.5% 35.5% 11.8% 1.8% Đi chơi 5 24 55 25 1 4.5% 21.8% 50% 22.7% 0.9% Từ bảng tổng hợp, trong những việc được đưa ra để khảo sát xem học sinh sẽ làm gì khi rảnh phần lớn các em đều có ý kiến là thỉnh thoảng làm bài tập về nhà (40.9%) tiếp đến là loạt các hoạt động giải trí như xem tivi, nghe nhạc (thường xuyên 50.9%). Đọc sách và vào thư viện học chỉ chiếm tỉ lệ rất ít (rất thường xuyên 2.7% và 0.9%). Như vậy, cần có một sự cân đối giữa hoạt động học tập và giải trí mà một trong những cách như thế là tìm ra một phương pháp học phù hợp với bản thân, phù hợp khả năng, phù hợp với xu thế hiện tại. Thời gian học sinh dành cho tự học ở nhà được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.7. Bảng tổng hợp lượng thời gian học sinh dành cho việc tự học

Khoảng thời gian Ý kiến của học sinh

Số HS % Chỉ học khi có sự nhắc nhở 11 10% < 1 giờ/ngày 23 20.9% 1 giờ/ngày 39 35.5% 2 giờ/ngày 28 25.5% 3 giờ/ngày 7 6.4% > 5 giờ/ngày 2 1.8%

Qua bảng số liệu trên, cho thấy phần lớn các em chọn là 1 giờ/ngày với 39/110 (35.5%), tiếp đến 2 3 giờ/ngày 28/110 (25.5%), lượng thời gian khác cũng không thấp hơn nhiều < 1 giờ/ngày 23/110 (20.9%), 11/110 (10%) chỉ học khi có sự nhắc nhở, khoảng 3 5 giờ/ngày 7/110 (6.4%) và như thời gian tự học của các em từ 5 giờ trở lên là chỉ có 2/110. Từ kết quả thống kê, chúng tôi thấy rằng việc tự học của học sinh còn rất yếu, cần phải hình thành và bồi dưỡng cho học sinh.

Khi hỏi học sinh về nguồn tài liệu tham khảo khi học ở nhà thì đa số các em mới chỉ dừng lại ở học trong SGK, sách bài tập (100%), có một số em có tham khảo thêm sách tham khảo nhưng chưa nhiều 45/110 (40.9%), tham khảo ở trên mạng internet chỉ mới chỉ có 25/110 (22.7%), còn lại 40/110 (36.4%) có tham khảo ở bạn bè và người lớn.

Theo khảo sát thì để việc tự học đạt kết quả, 45 HS (chiếm 40.9%) cho rằng việc xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân là rất cần thiết, 42 HS (38.2%) cần thiết, chỉ có 23 HS (20.9%) cho rằng không cần thiết. Việc tự đánh giá một số tiêu chí của năng lực tự học của học sinh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.8. Bảng tổng hợp đánh giá một số tiêu chí của năng lực tự học

Mức độ

Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu

Thu thập thông tin. 12 50 40 8 10.9% 45.5% 36.4% 7.3%

Xử lý thông tin. 4 52 45 9

3.6% 47.3% 40.9% 8.2% Vận dụng kiến thức. 5 48 52 5

4.5% 43.6% 47.3% 4.5% Tự kiểm tra và đánh giá kết quả

học tập. 9 38 57 6 8.2% 34.5% 51.8% 5.5% Lập kế hoạch, điều chỉnh và thực hiện kế hoạch học tập. 5 32 55 18 4.5% 29.1% 50% 16.4% Ý thức và thái độ trong quá trình

tự học.

15 44 46 5

13.6% 40% 41.8% 4.5%

Thực hiện công việc được giao. 15 49 44 2 13.6% 44.5% 40% 1.8%

Từ bảng tổng hợp về đánh giá một số tiêu chí của năng lực tự học, chúng tôi thấy rằng khả năng thu thập thông tin, xử lý thông tin của học sinh đạt ở mức độ trung bình và khá. Việc vận dụng kiến thức, tự kiểm tra đánh giá, lập kế hoạch và ý thức thái độ trong quá trình tự học còn thấp. Vì vậy, trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng cần phải hình thành và bồi dưỡng những kỹ năng này là rất cần thiết.

Khảo sát trên 110 học sinh, có 35 em (chiếm 31.8%) là có tự tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên liên quan đến vật lí. Số học sinh đọc sách, tạp chí khoa học liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu vật lí chiếm 13,1% (thỉnh thoảng). Có khoảng 29,6% học sinh có hứng thú với các lĩnh vực nghiên cứu Vật lí học. Khi được hỏi về việc các em thích chọn ngành nghiên cứu nào của vật lí học thì những lĩnh vực nghiên cứu được chọn nhiều nhất là Vật lí thiên văn (47.8%), Vật lí năng lượng cao và vật lí hạt nhân (21.7%), Vật lí quang học, nguyên tử, phân tử (13.9%). Số học sinh chọn các ngành nghiên cứu còn lại thì rất thấp, thậm chí có những lĩnh vực không có ai chọn hoặc chỉ có một. Nhìn chung, việc tìm hiểu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học còn rất xa lạ với học sinh. Nên có rất ít học sinh cảm thấy hứng thú với các lĩnh vực nghiên cứu vật lí học. Và khi được hỏi về lĩnh vực nghiên cứu mà các em mong muốn học, đa số chọn vật lí thiên văn hay vật lí hạt nhân, bởi vì những lĩnh vực này đối với các em là quen thuộc. Các em vẫn còn thấy rất xa lạ với các lĩnh vực nghiên cứu như cơ học cổ điển, cơ học lượng tử, cơ học chất lưu…

*Đối với giáo viên:

- Trong quá trình lấy ý kiến của giáo viên về việc bồi dưỡng NLTH, tất cả giáo viên đều khẳng định việc bồi dưỡng NLTH cho học sinh là cần thiết và rất cần thiết (cần thiết:3/8 GV (37.5%), rất cần thiết: 5/8 GV (62.5%). Việc dạy học tương tác nhóm được tất cả các GV thực hiện tùy theo tiết dạy tuy nhiên đa số chỉ dạy dưới hình thức giao việc cho nhóm thực hiện ngay trong tiết học với một bài tập vận dụng, thí nghiệm nhỏ…, kết quả đó được trình bày trên bảng phụ, GV đọc, đánh giá và giảng giải mà chưa có những hoạt động tự lực, chủ động tìm hiểu tài liệu học tập. Việc tổ chức cho cá nhân, nhóm trình bày, tranh luận và đánh giá kết quả của nhóm rất ít

- Hiệu quả của việc sử dụng SGK chưa cao. Cả GV lẫn HS đều thống nhất về quan điểm khi trả lời cho nội dung này. Đó là SGK được sử dụng song song trong quá trình GV dạy, được tra cứu, giải các bài tập ở nhà khi GV yêu cầu, ít được dùng để xem trước các thông tin nhằm chuẩn bị cho nội dung học, không dùng để xác định trọng tâm trước khi học…Nói chung, các hoạt động làm việc với SGK nhằm hình thành NLTH cho HS chưa có. Đa số các em HS đều có nhu cầu được hệ thống hoá kiến thức, được tự tìm tòi khám phá kiến thức. Nhu cầu được rèn luyện các kĩ năng nhằm hình thành NLTH rất cao.

- Theo như khảo sát đối với GV về việc dạy học nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong VLH” cho thấy rằng: đa số gần 100% ý kiến GV cho rằng việc tổ chức các cuộc thi liên quan đến hoạt động tìm hiểu các lĩnh vực nghiên cứu của vật lí học có diễn ra ở trường nhưng ở tần suất thấp không thường xuyên. Đa số giáo viên đều cảm thấy hứng thú và việc tìm hiểu các lĩnh vực nghiên cứu của VLH đối với HS là cần thiết nhưng vẫn chưa thể thiết kế được hoạt động dạy học phù hợp gây hứng thú cho học sinh. Khi dạy học định hướng nghề nghiệp, đa số các thầy cô nêu ra lĩnh vực nghiên cứu trong VLH để các em định hướng đúng nghề nghiệp sở trường của mình,

nhưng chỉ nêu tên sơ qua để các em biết chứ không tập trung đi tìm hiểu sâu. Và khi được hỏi về việc nếu được chọn lĩnh vực nghiên cứu để dạy học thầy cô chọn lĩnh vực nào, đa số thầy cô giáo trong tổ bộ môn đều chọn ngành vật lí thiên văn, vật lí hạt nhân, vật quang học nhưng nhiều nhất vẫn là vật lí thiên văn với lý do: Thiên văn học là lĩnh vực rất gần gũi với học sinh, hơn nữa các em đã có kiến thức nền liên quan được học từ các môn tại trường như môn Vật lí, địa lí, công nghê…

Kết luận chương 1

Trong chương 1 của luận văn này, chúng tôi đã trình bày: - Tổng quan về chương trình GDPT mới.

- Tổng quan về VLH. - Cơ sở lý luận của NLTH.

- Hoạt động daỵ vật lí nhằm bồi dưỡng NLTH.

- Một số kỹ thuật, phương pháp hình thức, tổ chức dạy học hiện đại.

- Thực trạng việc tổ chức dạy học nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học” theo hướng bồi dưỡng NLTH cho học sinh.

- Chúng tôi đã điều tra, phỏng vấn GV và HS ở trường …về NLTH và việc tổ chức dạy học nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học” theo hướng bồi dưỡng NLTH cho học sinh. Qua đó, thấy được hiểu biết của GV và HS về NLTH và tổ chức dạy học nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học” theo hướng bồi dưỡng NLTH cho học sinh.

- Kết quả nghiên cứu ở chương này sẽ làm cơ sở để chúng tôi thiết kế các hoạt động dạy học và thiết kế phiếu đánh giá năng lực tự học của HS ở chương 2.

Chương 2

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC NỘI DUNG “GIỚI THIỆU CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU TRONG VẬT LÍ HỌC” THEO

HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH 2.1. Đặc điểm, cấu trúc của nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học” trong chuyên đề 10.1. Vật lí trong một số ngành nghề.

2.1.1. Tầm quan trọng của nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học” trong chuyên đề 10.1. Vật lí trong một số ngành nghề. vật lí học” trong chuyên đề 10.1. Vật lí trong một số ngành nghề.

Ngày nay, cuộc sống của con người càng trở nên văn minh, hiện đại hơn, đó là nhờ sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, và trong đó phải kể đến những đóng góp to lớn của các lĩnh vực nghiên cứu trong ngành Vật lí học. Mọi nghiên cứu của khoa học, công nghệ hiện nay đều xuất phát từ cơ sở của ngành vật lí học, tức là sự phát triển của Vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ. Vì vậy, mà những hiểu biết về kiến thức vật lí đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lí gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống còn rất nhiều hạn chế nếu không muốn nói là thực sự yếu kém. Với chương trình Vật lí trung học phổ thông hiện hành (thể hiện thông qua nội dung sách giáo khoa của các lớp 10, 11 và 12) bao gồm nhiều phần khác nhau như cơ học, nhiệt học, điện học, quang học, vật lí phân tử và hạt nhân khiến cho chúng ta cứ lầm tưởng rằng với một khối lượng kiến thức phong phú như vậy, học sinh sẽ dễ dàng ứng dụng những kiến thức vật lí ấy để giải thích những hiện tượng đơn giản hàng ngày, hay chế tạo ra các thiết bị gia dụng đơn giản,…Nhưng thực tế đã không như chúng ta mong đợi. Vì vậy, mà việc đổi mới nội dung, giảm tải chương trình, và cách viết sách giáo khoa phải được quan tâm đúng mức. Chúng ta cần xây dựng một nội dung bài học thể hiện dưới các hình thức như cung cấp tư liệu, các thông tin cần tìm kiếm (dưới dạng kênh chữ và kênh hình); các giải pháp dẫn dắt học sinh xử lí và tìm kiếm thông tin (hệ thống các câu hỏi dẫn dắt, hệ thống các bài tập định tính và định lượng, một số thí nghiệm không quá phức tạp ...) để giúp HS tiếp cận tri thức. Với cách trình bày kiến thức giáo khoa như vậy, học sinh sẽ giải quyết được các tình huống theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức, học sinh có điều kiện được suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng linh hoạt hơn.

Nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học” trong chuyên đề 10.1 Vật lí trong một số ngành nghề là một nội dung rất quan trọng trong chương trình GDPT mới. Đây là nội dung nằm trong chuyên đề mở đầu của chương trình Vật lí 10,

giúp cho HS định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Nó giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản của các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học, khơi dậy sự tò mò hứng thú trong việc tìm hiểu những đối tượng nghiên cứu; các mô hình lý thuyết; một số phương pháp thực nghiệm xoay liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu chính trong vật lí hiện đại.

2.1.2. Cấu trúc của nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học”. học”.

Cấu trúc của nội dung đã được thể hiện rất rõ trong chương trình GDPT môn Vật lí ban hành vào ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung bao gồm:

•Đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực nghiên cứu chính trong vật lí hiện đại (Vật lý vật chất ngưng tụ, Vật lí năng lượng cao và vật lí hạt nhân, Vật lí thiên văn, Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học).

•Một vài mô hình lí thuyết đơn giản của các lĩnh vực nghiên cứu chính trong vật lí hiện đại.

•Một số phương pháp thực nghiệm của các lĩnh vực nghiên cứu chính trong vật lí hiện đại.

•Ứng dụng của những mô hình, lý thuyết khoa học của các lĩnh vực nghiên cứu đó trong sự phát triển công nghệ ngày nay.

Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung

2.1.3. Các yêu cầu cơ bản học sinh cần đạt được khi học nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học”. các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học”.

Dựa vào Chương trình Vật lí Phổ thông mới, các yêu cầu cần đạt cơ bản của học sinh khi học nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học” được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học”

Nội dung Kiến thức Kĩ năng

Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học

• Đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực nghiên cứu chính trong vật lí hiện đại (Vật lý vật chất ngưng tụ, Vật lí năng lượng cao và vật lí hạt nhân, Vật lí thiên văn, Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học).

• Một vài mô hình lí thuyết đơn giản của các lĩnh vực nghiên cứu chính trong vật lí hiện đại.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học nội dung “giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lý học” theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)