9. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Cấu trúc và biểu hiện hành vi của năng lực tự học
Để xác định được cấu trúc NLTH với đầy đủ các thành tố và tất cả các biểu hiện hành vi của NLTH, có thể có những cách khác nhau. NLTH được xem là một khái
niệm trừu tượng và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố tác động bên trong lẫn bên ngoài. Sau mỗi quá trình học tập, để xác định được sự thay đổi các yếu tố của NLTH các nhà nghiên cứu đã tập trung mô phỏng, xác định những dấu hiệu của năng lực tự học được bộc lộ ra ngoài. Đều này đã được thể hiện trong một số nghiên cứu dưới đây:
Thứ nhất, phải kể đến một nghiên cứu của Philip Candy đó là: “Tự định hướng cho việc học tập suốt đời: Hướng dẫn toàn diện về lý thuyết và thực hành”. Trong nghiên cứu này ông đã liệt kê ra 12 biểu hiện của người có NLTH như sơ đồ bên dưới. Sau đó, ông chia chúng vào 2 nhóm là nhóm yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong để xác định nhóm yếu tố nào sẽ chịu tác động mạnh từ môi trường học tập.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ biểu hiện của năng lực tự học
Dựa vào sơ đồ biểu hiện của NLTH, có thể thấy:
Yếu tố bên ngoài nhấn mạnh đến phương pháp học, nó chứa đựng toàn bộ kỹ năng mà người học cần hình thành và phát triển trong quá trình học. Qúa trình học này chịu ảnh hưởng của phương pháp dạy của giáo viên, phương pháp dạy sẽ tác động đến phương pháp học tập của HS. Vì vậy, giáo viên cần phải tạo điều kiện, môi trường để HS có thể hình thành, phát triển và duy trì NLTH. Đồng thời, giáo viên định hướng hoạt động học tập của HS, tạo cơ hội cho HS trải nghiệm và được tự do, độc lập tìm hiểu tri thức.
Yếu tố bên trong nhấn mạnh đến thuộc tính tâm lý, tính cách cá nhân. Yếu tố này được phát triển thông qua các hoạt động trải nghiệm, kinh nghiệm sống của bản thân. Vì vậy, giáo viên cần tạo ra một môi trường học tập đầy thử thách, thử nghiệm và kiểm chứng bản thân để học sinh phát huy hết khả năng của mình. Trong dạy học, giáo viên cũng nên khuyến khích yếu tố tự tin thông qua sự động viên khích lệ để tạo ra được động lực để người học phấn đấu, cố gắng tự học.
Năng lực tự học
Tính cách Phương pháp học
1. Tính kỉ luật
2. Có tư duy phân tích
3. Có khả năng tự điều chỉnh 4. Ham hiểu biết
5. Linh hoạt
6. Có năng lực giao tiếp xã hội 7. Mạo hiểm, sáng tạo
8. Tự tin, tích cực 9. Có khả năng tự học
1. Có kỹ năng tìm kiếm và thu hồi thông tin
2. Có kiến thức để thực hiện các hoạt động học tập
3. Có năng lực đánh giá, kỹ năng xử lý thông tin và giải quyết vấn đề.
Thứ hai, trong một nghiên cứu về vấn đề tự học của HS ở trường phổ thông, tác giả Taylor đã xác định người có NLTH sẽ có những biểu hiện sau:
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ biểu hiện của người có năng lực tự học
Thông qua mô hình trên, Taylor đã phân tích có 3 biểu hiện cơ bản của người có NLTH đó là thái độ, tính cách, kỹ năng. Ba biểu hiện cơ bản của người học này nhằm xác định rõ ràng biểu hiện tư duy của bản thân, khả năng hoạt động trong thực tế và tâm lí của người học. Taylor đã xác nhận người tự học là người có động cơ học tập và bền bỉ, có tính độc lập, kỉ luật, tự tin và biết định hướng mục tiêu rõ ràng, có kỹ năng hoạt động phù hợp.
Thứ ba, theo như trong “Khoa học sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở trường”, Xavier Roegiers có định nghĩa: “Cấu trúc của năng lực là tổ hợp của nhiều năng lực thành tố, thực hiện các hoạt động thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một tình huống có ý nghĩa với học sinh” [18]. Như vậy, cấu trúc của NLTH là một chuỗi các hành động, mà thông qua các hành động này các biểu hiện của NLTH sẽ được bộc lộ. Việc đánh giá, kiểm tra chất lượng của NLTH ở người học phụ thuộc vào hành động hoặc mức độ tự lực thực hiện hành động ấy. Từ đây, đề
Người có năng lực tự học
Thái độ khi tự học Tính cách khi tự học Kỹ năng khi tự học
1. Chịu trách nhiệm với việc học của bản thân.
2. Dám đối mặt với thách thức.
3. Mong muốn được học.
4. Mong muốn được thay đổi. 1. Xác định động cơ, mục đích học tập rõ ràng. 2. Lên kế hoạch thực hiện mục đích học tập rõ ràng cụ thể. 3. Có tính kỉ luật cao: tự nhận ra và chủ động điều chỉnh cái sai sót, hạn chế của bản thân. 4. Thường xuyên rèn luyện theo mục tiêu phấn đấu của cá nhân. 5. Độc lập, tự tin 6. Kiên nhẫn, tò mò, tìm tòi ở mức độ cao.
1. Có kỹ năng thực hiện các hoạt động học tập. 2. Có kỹ năng quản lý thời gian học tập
3. Hình thành phong cách học tập riêng của bản thân. 4. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch học tập.
5. Lựa chọn và phân loại được nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích học tập khác nhau.
6. Ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng khi cần thiết.
xuất được bảng cấu trúc của NLTH với đầy đủ các thành tố và tất cả các biểu hiện hành vi của NLTH.
Bảng 1.5. Cấu trúc của năng lực tự học (NLTH)
Năng lực thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lượng Gán điểm T.A. Năng lực xác định mục tiêu, nhiệm vụ và lập kế hoạch tự học . T.A.1 Xác định mục tiêu bài học Mức 3 T.A.1.3. Xác định mục tiêu rõ ràng đúng đắn, nhanh chóng, đầy đủ cụ thể không cần GV giúp đỡ
3
Mức 2 T.A.1.2. Xác định được mục tiêu đúng đắn nhưng chưa nhanh, cần GV hướng dẫn
2
Mức 1 T.A.1.2. Xác định được mục tiêu không đúng đắn, chưa trúng trọng tâm, cần GV hướng dẫn chi tiết mới xác định được.
1
T.A.2. Lập kế hoạch tự học
Mức 3 T.A.2.3. Lập được thời gian biểu chi tiết, kế hoạch cụ thể cho từng nhiệm vụ học tập, có thời gian hoàn thành với từng mục tiêu, nhiệm vụ
3
Mức 2 T.A.2.2. Lập thời gian biểu, kế hoạch cho công việc cần làm nhưng chưa cụ thể cho từng nhiệm vụ
2
Mức 1 T.A.2.1. Có lập kế hoạch đầy đủ, nhưng chưa cụ thể 1 T.B.Năng lực tìm kiếm, thu thập, sắp xếp và xử lý thông tin để thực hiện kế hoạch tự học T.B.1. Đọc sách, tài liệu, tìm kiếm thông tin trên Internet
Mức 3 T.B.1.3. Đọc sách, tài liệu, tìm kiếm thông tin trên Internet thành thạo nhanh chóng.
3
Mức 2 T.B.1.2. Đọc sách, tài liệu, tìm kiếm thông tin trên Internet với tốc độ bình thường
2
Mức 1 T.B.1.1. Đọc sách, tài liệu, tìm kiếm thông tin trên Internet với tốc độ hơi chậm
1
T.B.2. Làm việc với tài liệu tham khảo cho sẵn
Mức 3 T.B.2.3. Hệ thống thông tin trong tài liệu dưới dạng bản đồ tư duy, có sự phân tích đánh giá các nguồn thông tin..
3
Mức 2 T.B.2.2. Tự tóm tắt được thông tin trong tài liệu thu nhận được dưới hình thức các mục kiến thức hoặc bảng biểu ngắn gọn, xúc tích mà không cần sự hướng dẫn của giáo viên
2
Mức 1 T.B.2.1. Tóm tắt được thông tin trong tài liệu thu nhận được dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Năng lực thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lượng Gán điểm T.C. Thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch tự học T.C.1. Hoạt động nhóm (do cá nhân trong nhóm tự đánh giá, các nhóm khác đánh giá lẫn nhau và do GV đánh giá) Mức 3 T.C.1.3. Tất cả HS trong nhóm tích cực, chủ động, hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.
3
Mức 2 T.C.1.2. Các HS hoàn thành nhiệm vụ phân công, đóng góp cho nhóm nhưng chưa có sự hỗ trợ nhau tích cực, còn vài HS lúng túng.
2
Mức 1 T.C.1.1. Có phân công nhiệm vụ, cá nhân thực hiện nhiệm vụ nhưng chưa có nhiều đóng góp cho sản phẩm cuối cùng của nhóm.
1
T.C.2. Trình bày kết quả
Mức 3 T.C.2.3. Trình bày được kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và kết quả này được đa số các bạn đồng tình và lắng nghe và giải thích được thắc mắc của người nghe
3
Mức 2 T.C.2.2. Trình bày được kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và kết quả này được đa số các bạn đồng tình và lắng nghe
2
Mức 1 T.C.2.1. Trình bày được kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 1 T.D. Năng lực tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh T.D.1. Đánh giá được kết quả của bản thân và điều chỉnh kế hoạch học tập
Mức 3 T.D.1.3. Biết lựa chọn công cụ đánh giá và tự đánh giá phù hợp với mục tiêu học tập, tự xác định trình độ của bản thân, và nhận ra những khâu tốt và chưa tốt trong quá trình tự học, có hành động điều chỉnh kịp thời
3
Mức 2 T.D.1.2. Thực hiện được hầu hết các phiếu học tập do giáo viên giao cho và tự đối chiếu kết quả, và nhận ra những khâu tốt và chưa tốt trong quá trình tự học và đề xuất cách điều chỉnh
2
Mức 1 T.D.1.1. Chỉ thực hiện được một số phiếu học tập và tự đối chiếu kết quả dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vẫn chưa nhận ra những khâu tốt và chưa tốt trong quá trình tự học