Thiết kế tiến trình dạy học từng bài cụ thể trong chủ đề “Giới thiệu lĩnh

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học nội dung “giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lý học” theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh (Trang 57 - 64)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học từng bài cụ thể trong chủ đề “Giới thiệu lĩnh

vực Vật lí thiên văn” của nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học”.

Từ những nghiên cứu ở trên, chúng tôi đã tiến hành thiết kế tiến trình dạy học của chủ đề “Giới thiệu lĩnh vực Vật lí thiên văn” của nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học” theo hướng bồi dưỡng NLTH của HS. Nhưng ở trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ đưa ra tiến trình tổ chức dạy học Bài 1: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí thiên văn, các bài còn lại sẽ được trình bày trong phần phụ lục của luận văn.

Giáo án số 1

Tiết 1

Bài 1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LĨNH VỰC VẬT LÍ THIÊN VĂN

I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức.

- Nhận biết và nêu được cụ thể các đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Vật lí thiên văn

- Trình bày được những vấn đề cụ thể mà lĩnh vực Vật lí thiên văn tập trung nghiên cứu

- Nhận ra một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân

2. Kỹ năng

- Các kỹ năng được rèn luyện: Kỹ năng tìm kiếm, thu thập thông tin; kỹ năng xử lý thông tin; kỹ năng vận dụng thông tin.

3. Thái độ

- Say mê, tìm tòi nghiên cứu khoa học.

- Tích cực học tập, trao đổi, thảo luận với các HS khác và giáo viên - Tích cực, kiên trì tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.

4. Năng lực cần bồi dưỡng

- Năng lực tự học: Lập kế hoạch, thu thập thông tin, xử lý thông tin, vận dụng, kiểm tra và đánh giá, ý thức và thái độ trong quá trình tự học và thực hiện công việc được giao.

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp

II.Chuẩn bị 1. Giáo viên

- Hướng dẫn HS tự học (Phụ lục 3) - Phiếu học tập (Phụ lục 4)

- Một số mẫu phiếu tự đánh giá quá trình của học sinh. (Phụ lục 5)

- Giáo án, bài giảng trình chiếu bài 1: Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Vật lí thiên văn.

- Tài liệu dạy học “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học”

- Phương pháp dạy học theo trạm, kĩ thuật mindmap, phương pháp dạy học theo nhóm.

2. Học sinh

- Học sinh chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

- Đồ dùng học tập: Mỗi nhóm chuẩn bị 1 Laptop, bảng phụ hoặc giấy A0, bút lông

III.Tổ chức hoạt động dạy học Giai đoạn 1: Tự học ở nhà

- Thời gian và địa điểm: Học sinh tự học ở nhà trước khi đến lớp

- Tài liệu hỗ trợ: Toàn bộ nội dung học tập được giáo viên cung cấp cho học sinh dưới dạng tài liệu tham khảo “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học”, phiếu học tập, phiếu hướng dẫn học sinh tự học.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV chấm bài làm, trả lời thắc mắc của HS qua facebook group chat; email, giám sát hoạt động của từng HS, đánh giá cho điểm theo cá nhân hay theo nhóm

- Tự xác định nhiệm vụ học tập thông qua hướng dẫn học tập

- HS tự tìm hiểu nội dung bài mới theo hướng dẫn học tập

- Tự củng cố, hoàn thiện kiến thức và kiểm tra, đánh giá kiến thức

- Đưa ra câu hỏi (vấn đề) thắc mắc

Giai đoạn 2: Dạy học trên lớp

- Thời gian và địa điểm: Tiến hành tại lớp trong suốt tiết học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra kết quả tự học ở nhà của HS

Đưa câu hỏi cho HS làm vào giấy, sau đó thu lại của 10 HS làm nhanh nhất, chấm điểm.

Câu 1: Nêu những đối tượng nghiên cứu của Vật lí thiên văn (càng nhiều càng tốt).

Câu 2: Hệ Mặt Trời gồm các loại thiên thể sau:

A. Mặt Trời

B. 8 hành tinh lớn: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên tinh, Hải tinh. Xung quanh đa số hành tinh có các vệ tinh chuyển động.

C. Các tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch.

D. A, B và C đều đúng

3. Tổng hợp câu hỏi (vấn đề) thắc mắc của HS 4. Tổ chức thảo luận.

Đặt vấn đề: Chúng ta sống trên Trái Đất và thường xuyên phải tiếp xúc với rất nhiều hiện tượng thiên văn, ví dụ như: Trái đất chúng ta đang sống là gì? Trái đất có vị trí như thế nào trong vũ trụ? Mặt trời chiếu sáng vạn vật có cấu tạo như thế nào? Có bao giờ tắt không? Bầu trời trong xanh phía trên đầu chúng ta gồm những gì? Phía ngoài bầu trời còn có những gì nữa? Các vì sao nhấp nháy trên màn trời đêm là những vật thể gì? Ngoài trái đất mà chúng ta đang sống, trên các hành tinh khác có tồn tại sự sống không? Liệu chúng ta có dịp gặp gỡ trò chuyện với người ngoài trái đất không? Hàng triệu triệu các ngôi sao treo lấp lánh trên trời sao không rơi xuống? Vũ trụ của chúng ta đến từ đâu?… Những câu hỏi đó đòi hỏi con người phải bỏ ra nhiều công sức tìm tòi nghiên cứu và giải đáp. Vì vậy mà lĩnh vực Vật lí thiên văn đã ra đời để giải đáp những hiện tượng trên. Vậy lĩnh vực Vật lí thiên văn (Thiên văn học) là gì? Vật lí thiên văn tập trung nghiên cứu những vấn đề gì, nghiên cứu đối tượng nào? Những ngành nghề nào liên quan đến lĩnh vực vật lí thiên văn? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời được những vấn đề trên.

Hoạt động 1: Tổ chức cho HS thảo luận và trình bày nội dung “Giới thiệu sơ lược về lĩnh vực Vật lí thiên văn”

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Chia lớp thành 4 nhóm là 4 tổ của lớp và phân công nhiệm vụ như sau:

Nhóm 1: Thảo luận và trả lời câu hỏi 1, 2 trong “Hướng dẫn HS tự học”

Nhóm 2: Thảo luận và trả lời câu hỏi 2, 3 trong “Hướng dẫn HS tự học”

Nhóm 3: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3, 4 trong “Hướng dẫn HS tự học”

Nhóm 4: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5, 6 trong “Hướng dẫn HS tự học”

- Sau đó đại diện nhóm lên bảng trình bày bằng powerpoint. (Nội dung này đã được HS tìm hiểu trước ở nhà).

- Quan sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động của HS.

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động 2: Tổ chức cho HS tự học theo nhóm nội dung “Tìm hiểu đối

tượng nghiên cứu của lĩnh vực Vật lí thiên văn, những vấn đề cụ thể mà Vật lí thiên văn tập trung nghiên cứu trên từng đối tượng”. (Tổng hợp kiến thức bằng Kỹ thuật sơ đồ tư duy).

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Chia lớp thành 4 nhóm là 4 tổ của lớp - Tổ chức thảo luận các nội dung tự học ở

nhà, thực hiện Phiếu học tập số 0, rồi xây dựng trên sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức nội dung “Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Vật lí thiên văn, những vấn đề cụ thể mà Vật lí thiên văn tập trung nghiên cứu trên từng đối tượng” và trình bày trên giấy A0

- Giới thiệu đến HS 1 số đường link trợ giúp có liên quan đến lĩnh vực Vật lí thiên văn (trong “Hướng dẫn HS tự học” )

- Yêu cầu đại diện nhóm thuyết trình trước lớp

- Quan sát phiếu học tập, sơ đồ tư duy trên giấy A0 và quá trình thảo luận

- Nhận xét, kết luận và đánh giá kết quả của từng nhóm.

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

- HS tiếp nhận và truy cập.

- HS đại diện nhóm lên trình bày

- Tiếp thu và phản hồi ý kiến

Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tự học theo trạm nội dung “Tìm hiểu cụ thể

một số đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Vật lí thiên văn”. (Phương pháp dạy học theo trạm).

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Dẫn nhập nội dung: Sau khi đã tìm kiếm, thu thập, tóm tắt thông tin về các đối tượng nghiên cứu, những vấn đề cụ thể mà lĩnh vực Vật lí thiên văn tâp trung nghiên cứu bằng sơ đồ tư duy. Chúng ta hãy lần lượt tìm hiểu cụ thể 1 số đối tượng nghiên cứu của Vật lí thiên văn.

Giao nhiệm vụ học tập: Giới thiệu phương pháp dạy học theo nhóm, giới thiệu các trạm, nhiệm vụ mỗi trạm, thống nhất cách làm việc nhóm, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ mỗi trạm

Tổ chức các trạm học tập: Chia lớp thành 4 nhóm là 4 tổ của lớp (để tránh mất thời gian khi lập

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

- Quan sát lắng nghe giáo viên giao nhiệm vụ

- HS lập nhóm và ổn định vị trí theo hướng dẫn của GV

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

nhóm), mỗi nhóm lựa chọn 1 trạm bất kì (4 trạm tương ứng với 4 phiếu học tập 1,2,3,4) thực hiện trong thời gian 5 – 10 phút, sau đó chuyển trạm theo vòng kim đồng hồ như sơ đồ bên dưới:

Tổ chức để HS thực hiện nhiệm vụ tại các trạm và luân chuyển.

- Quan sát các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ tại mỗi trạm, hỗ trợ kịp thời khi cần

- Theo dõi và kịp thời điều chỉnh ghi chép của thư kí, sự tham gia của các HS trong nhóm

- Sau 5-10 phút, yêu cầu các nhóm luân chuyển đến trạm tiếp theo theo quy định. Yêu cầu nhóm trưởng quản lí bài báo cáo kết quả của nhóm

Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả sản phẩm của nhóm: Hết giờ, nhóm nào dừng ở trạm nào thì báo cáo kết quả của trạm đó.

Tổ chức cho các nhóm nhận xét, so sánh

GV thể chế hóa kiến thức

- Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí của nhóm

- Tiếp nhận nhiệm vụ, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ, tiến hành hoạt động của nhóm theo các trạm

- Thư kí ghi chép kết quả thực hiện nhóm trên bảng phụ - Luân chuyển các trạm theo

quy định

- Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ ở các trạm, mỗi nhóm cử đại diện báo cáo kết quả theo yêu cầu

- Các nhóm còn lại lắng nghe, quan sát, đối chiếu, thảo luận, nhận xét.

- HS điều chỉnh, bổ sung vào phiếu học tập của mình, ghi nhận kiến thức

Hoạt động 4: Giới thiệu những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực Vật lí thiên văn.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS đọc tài liệu mục 2 “Nghề thiên văn học – Giới thiệu những nghành nghề liên quan đến lĩnh vực vật lí thiên văn”/ trang 17.

- Tổ chức thảo luận:

Câu 1: Nêu vắn tắt nhiệm vụ của nhà thiên văn học.

Câu 2: Kể tên 1 số ngành nghề nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Vật lí thiên văn

Câu 3: Theo em, cần có những tố chất gì để trở thành một nhà thiên văn học?

- Yêu cầu HS/ nhóm trả lời - Nhận xét và kết luận

- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

- HS đại diện nhóm lên trình bày - Tiếp thu và phản hồi ý kiến

Hoạt động 5: Hướng dẫn chốt kiến thức và hướng dẫn học bài sau

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

-Phân tích, bổ sung, khẳng định những điểm đúng, khắc phục những thiếu sót, sai lầm chuẩn hóa kiến thức về mặt khoa học

-Cho HS hoàn thành phiếu học tập 0,1,2,3,4

-Hướng dẫn HS tự học và nghiên cứu bài hôm sau.

-Sửa chữa hoàn thiện hệ thống hóa tri thức kĩ năng.

-Tiếp nhận và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu

IV. Rút kinh nghiệm:

……… ……… ……… ………...

Qui trình tổ chức dạy học kiến thức bài 2 “Tìm hiểu một số mô hình lý thuyết và Phương pháp thực nghiệm của lĩnh vực Vật lí thiên văn”. (phụ lục 6)

Kết luận chương 2

Dựa vào cơ sở lý luận ở chương 1, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu nội dung liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu của Vật lí học. Trong chương 2, chúng tôi đã thực hiện được những việc như sau:

- Đặc điểm, cấu trúc của nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học” trong chuyên đề 10.1. Vật lí trong một số ngành nghề.

- Qui trình thiết kế tài liệu “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học”.

- Thiết kế tài liệu nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học”.

- Thiết kế các hoạt động học tập về nội dung “Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học” nhằm giúp học sinh bộc lộ các năng lực tự học.

- Chúng tôi sẽ TNSP ở chương tiếp sau theo đúng quy trình tổ chức dạy học đã đưa ra.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học nội dung “giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lý học” theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)