Nguyên tắc xác định, lựa chọn tiêu chí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững (Trang 26 - 27)

Các tiêu chí được lựa chọn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau: a) Định lượng được. Tiêu chí là một đại lượng có thể dùng nó để đánh giá các sự vật, các sự kiện, cho phép so sánh các đối tượng cùng loại; Giá trị của tiêu chí được xác định dưới dạng các thông số hợp phần mang tính định lượng. Ví dụ, Tiêu chí khí hậu có thể đo bằng các thông số: Nhiệt độ trung bình tháng, năm, tính bằng độ; Lượng mưa trung bình tháng, năm tính bằng milimet, Tổng tích ôn, tính bằng độ v.v...

b) Ổn định. Tiêu chí cần phải ổn định, không được thay đổi nếu giữ nguyên cách xác định và đánh giá. Nói cách khác, bất cứ lúc nào tiêu chí cũng phải cho một câu trả lời đơn như nhau để có thể tin cậy vào những thông tin mà nó đem lại. Ví dụ: đầm nước lợ ven biển với chức năng là một vùng cung cấp nguồn lợi thủy sản thì sự tồn tại của nó kéo dài hàng trăm năm, hoặc ít ra cũng vượt quá thời hạn quy hoạch sử dụng nó trong thời gian vài chục năm.

c) So sánh được. Tiêu chí cần tạo thuận lợi cho việc đánh giá được sự khác nhau hoặc tương đồng giữa các giữa các đối tượng nghiên cứu. Nói cách khác là kết quả xác định theo tiêu chí có thể đem ra so sánh được với nhau ở các cấp độ, các quy mô khác nhau, thì khả năng áp dụng mới nhiều.

d) Dễ sử dụng. Tiêu chí không được mơ hồ, mà cần minh bạch, dễ hiểu đối với mọi người và dễ dàng sử dụng để chuyển tải thông tin cần thiết, dễ xác định bằng các phương pháp kỹ thuật. Ví dụ, Tiêu chí đô thị, đó là nơi tập trung dân số lớn, mật độ dày, cơ sở hạ tầng đầy đủ…, có vị trí địa lý và ranh giới hành chính rõ ràng.

e) Tiêu chí phải phù hợp với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, sự phân bố đa dạng về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên sinh học của vùng lãnh thổ.

f) Tiêu chí phải phù hợp với những định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam và các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường của tỉnh thành địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)