Điều kiện thành lập bộ bản đồ chuyên đề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững (Trang 74 - 77)

Để thành lập bộ bản đồ chuyên đề tỉnh Bình Định, các chuyên gia đã thực hiện các bước sau:

- Nghiên cứu, xây dựng nội dung của các bản đồ theo từng chuyên đề - Thu thập, đánh giá và hệ thống hóa các loại tài liệu

- Khảo sát tổng quan tại thực địa

- Xử lý và thành lập bình đồ ảnh vệ tinh

- Điều vẽ ảnh vệ tinh và điều tra thực địa theo chuyên đề

- Số hóa, biên tập các bản đồ theo từng chuyên đề - Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS

- Kiểm tra- nghiệm thu sản phẩm

- Xây dựng Báo cáo thuyết minh cho bộ bản đồ

Sản phẩm gồm bộ bản đồ tỷ lệ 1: 100.000 và bộ cơ sở dữ liệu với các bản đồ chuyên đề: Địa hình, hiện trạng sử dụng đất, mạng lưới thủy văn, biến động

đường bờ, ô nhiễm môi trường, nhạy cảm môi trường, phân vùng chức năng môi trường.

Yêu cầu đối với bộ bản đồ:

- Bộ bản đồ chuyên đề được xây dựng thống nhất trên nền bản đồ chuẩn ở tỷ lệ 1: 100 000 trong hệ quy chiếu quốc gia VN 2000.

- Bản đồ nền được thành lập từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ, được hiện chỉnh mới theo ảnh vệ tinh SPOT và các tài liệu điều tra thực địa khác tại thời điểm tháng 6 năm 2009.

- Sản phẩm của bộ bản đồ chuyên đề được in trên giấy và lưu giữ ở dạng file số trong Microstation.

Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu:

- Cơ sở dữ liệu địa lý được thiết kế theo 08 nhóm lớp thông tin, trong đó có 07 nhóm lớp theo nội dung của các bản đồ chuyên đề và 01 nhóm lớp thông tin ảnh vệ tinh.

- Cơ sở dữ liệu địa lý được xây dựng trong phần mềm ArcGIS phiên bản 9.2 được chuẩn hóa và có khả năng cập nhật và xử lý thông tin nhanh, dễ dàng.

Các văn bản kỹ thuật dùng để thành lập bản đồ:

- Quy phạm thành lập bản đồ và chế in bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 250 000, 1: 500 000 và 1: 1 000 000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2006.

- Quy trình hiện chỉnh bản đồ địa hình bằng ảnh vệ tinh do Tổng cục Địa chính ban hành năm 2002.

- Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50.000 và 1: 100.000 do Tổng cục Địa chính ban hành năm 1998.

- Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 12 tháng 07 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN 2000.

- Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 06 năm 2001 của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN 2000.

- Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.

Cơ sở toán học của bản đồ

Bộ bản đồ này được thiết kế ở tỷ lệ 1: 100.000 và được bố cục theo 2 mảnh, trong hệ quy chiếu quốc gia VN 2000, với các thông số kỹ thuật như sau:

- Elipxoid WGS-84 toàn cầu, có vị trí định vị phù hợp với lãnh thổ của Việt Nam;

- Lưới chiếu hình trụ ngang giữ góc UTM, múi chiếu 60 với kinh tuyến gốc 1100;

- Điểm gốc tọa độ quốc gia (N00) đặt tại Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Tài liệu dùng để thành lập bộ bản đồ

- Ảnh vệ tinh SPOT có các đặc trưng kỹ thuật như sau: Ảnh được chụp ở độ cao khoảng 830 km với góc nghiêng chụp ảnh trong khoảng - 26.4o đến + 26.4o, chu kỳ bay chụp qua 1 điểm cố định trên mặt đất là 26 ngày/đêm, kích thước 1 cảnh ảnh 60 km x 60 km, lực phân giải hình học đối với ảnh SPOT 5 loại đa phổ là 10 m, loại toàn sắc là 2,5 m, các giải phổ của ảnh SPOT 4 gồm 4 kênh đa phổ là 0,5-0,59 µm, 0,61-0,68 µm, 0,78-0,89 µm, 1,58-1,75 µm và 1 kênh toàn sắc 0,61-0,68 µm. Còn ảnh SPOT 5 cũng bao gồm 4 kênh đa phổ như của ảnh SPOT 4, riêng ảnh toàn sắc ở dải phổ rộng hơn là 0,48-0,71 µm, thời gian chụp ảnh SPOT 4, 5 đều trong năm 2008.

Ảnh vệ tinh được sử dụng đã được nắn ở mức 3 ở dạng bình đồ ảnh. Trong quá trình giải đoán ảnh đã tiến hành xử lý phổ theo các phương án tổ hợp khác nhau trong phần mềm ENVI, nhằm nâng cao khả năng thông tin của ảnh.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 100.000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập năm 2003 bằng phương pháp liên biên từ bản đồ phủ trùm tỷ lệ 1: 50.000, có chỉnh lý và cập nhật thông tin về các yếu tố kinh tế- xã hội. Nguồn gốc của bản đồ tỷ lệ 1: 50.000 lại được thành lập năm 2000-2002 theo bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25 000 được đo vẽ năm 1999-2002 bằng ảnh hàng không chụp năm 1998- 1999, điều tra thực địa năm 1999-2000.

Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 100.000 ở dạng file số được dùng làm tài liệu gốc để hiện chỉnh bản đồ địa hình tỉnh Bình Định theo ảnh vệ tinh SPOT 4 chụp năm 2008.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trong đợt tổng kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2005, có ở dạng file bản đồ số. Tài liệu bản đồ này được dùng để tham khảo cho việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất mới.

- Các tài liệu chuyên ngành khác được thu thập tại địa phương bao gồm Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Định; Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông nghiệp tỉnh Bình Định, giai đoạn 2006- 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quy hoạch phát triển công nghiệp khoáng sản tỉnh Bình Định đến năm 2010; Quy hoach phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quy hoach tổng thể các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020; Hiện trạng và quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu

công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định; Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2008 và nhiệm vụ năm 2009 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định; Báo cáo kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bình Định năm 2008; Báo cáo hiện trạng và định hướng phát triển hệ thống đê điều tỉnh Bình Định; Điều chỉnh quy hoạch các tuyến đê biển;

- Tài liệu khảo sát: Sơ đồ các tuyến, điểm khảo sát; Tọa độ các điểm quan sát; Ảnh chụp mặt đất và mô tả về các khu vực quan sát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)