Yêu cầu đối với bản đồ phân vùng chức năng môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững (Trang 29 - 31)

2.8.1.1 Đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống bản đồ quốc gia

a) Hệ quy chiếu bản đồ VN 2000

- Elipxoid WGS-84 toàn cầu, có vị trí định vị phù hợp với lãnh thổ của Việt Nam;

- Lưới chiếu hình trụ ngang giữ góc UTM (đối với bản đồ tỷ lệ lớn và tỷ lệ trung bình) hoặc lưới chiếu hình nón giữ góc với 2 vĩ tuyến chuẩn là 110 và 210

(đối với bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000);

- Điểm gốc tọa độ quốc gia (N00) đặt tại Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

b) Thành lập trên nền bản đồ địa hình chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. c) Tỷ lệ bản đồ phải phù hợp với các cấp vùng lãnh thổ - Toàn quốc ở tỷ lệ 1: 1.000.000; - Cấp vùng ở tỷ lệ 1: 250.000 hoặc 1: 500.000; - Cấp tỉnh ở tỷ lệ 1: 50.000 hoặc 1: 100.000; - Cấp huyện ở tỷ lệ 1: 10.000 hoặc 1: 25.000

Việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ cụ thể căn cứ vào hình dạng đồ hình, diện tích của vùng lãnh thổ và mức độ chi tiết của nội dung bản đồ.

2.8.1.2 Nội dung chính của bản đồ là các vùng chức năng môi trường được

xác định phải đảm bảo tính khoa học

a) Hệ thống phân loại các vùng chức năng môi trường phải đảm bảo tính thứ bậc logic, trên cơ sở xác định các điều kiện hình thành, nguồn gốc phát sinh và phải phù hợp với bản chất cũng như đặc thù của mỗi vùng.

b) Tiêu chí dùng để phân vùng được xác định trên cơ sở đặc điểm chức năng môi trường của mỗi vùng.

c) Thông tin được sử dụng để xác định các vùng chức năng môi trường phải đảm bảo tính thống nhất, tính pháp lý và tính hiện thời.

2.8.1.3 Phương pháp thành lập phải đảm bảo được độ chính xác của bản

đồ

a) Độ chính xác về hình học trên bản đồ là độ chính xác cho phép đối với thể loại bản đồ chuyên đề, khoảng 0,5 đến 1,0 mm trên bản đồ.

b) Độ chính xác về thông tin phụ thuộc vào độ chính xác về thông tin của các loại tài liệu dẫn xuất, như: Mức độ phù hợp với thực tế của thông tin, mức độ chi tiết của thông tin, mức độ đầy đủ của thông tin...

2.8.1.4 Cách thể hiện trên bản đồ phải đảm bảo tính trực quan, dễ nhận

biết và tính mỹ thuật

a) Yếu tố nội dung chính phải dễ nhận biết nhất. Bằng phương pháp "khoanh vùng", thể hiện các nền màu có tông màu khác nhau cho các "vùng" và bằng các ký hiệu nét trải khác nhau thể hiện cho các "tiểu vùng". Để phân biệt được "kiểu vùng", dùng tông màu nét trải khác nhau để thể hiện. Đường ranh giới vùng, tiểu vùng dùng đường nét màu để thể hiện.

Cụm "ký tự" ghi chú cho các vùng/tiểu vùng được bố trí phù hợp vào chính giữa của các vùng/tiểu vùng, đảm bảo ít chồng đề lên các yếu tố nội dung khác và dễ đọc.

b) Yếu tố nội dung phụ là các yếu tố nền bản đồ được thể hiện "chìm" xuống, đủ để liên kết giữa các yếu tố nội dung bản đồ và để định vị chúng, nhưng không làm "át" đi nội dung chính của bản đồ.

c) Ký hiệu thể hiện trên bản đồ đảm bảo tính hài hòa, logic và dễ đọc đối với thể loại bản đồ tra cứu treo tường hoặc để bàn.

2.8.1.5 Kết quả bản đồ phải ở dạng bản đồ số để có thể dễ dàng tích hợp

trong hệ thống thông tin địa lý GIS

Hiện nay bản đồ số được thành lập chủ yếu trong phần mềm Microstaition của hãng Intergraph (Mỹ). Đối với các địa phương hoặc ở một số bộ ngành có sử dụng cả phần mềm MapInfo, ArcInfo... Tuy nhiên, với chức năng cao của phần mềm Microstaition về đồ họa, nên dùng phần mềm này để thành lập bản đồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)