Kết quả thành lập bộ bản đồ chuyên đề tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững (Trang 78 - 119)

Để thành lập các bản đồ trong bộ bản đồ chuyên đề tỉnh Bình Định, việc đầu tiên là phải thành lập bản đồ địa hình. Trên cơ sở bản đồ này, kết hợp với các nguồn tài liệu khác mới tiến hành thành lập các bản đồ mạng lưới thủy văn, biến động đường bờ, hiện trạng sử dụng đất và ô nhiễm môi trường. Từ kết quả bản đồ ô nhiễm môi trường, hiện trạng sử dụng đất, địa hình cùng với các tài liệu khác về môi trường, kinh tế - xã hội tiến hành thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường. Cuối cùng là việc thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường theo tất cả các bản đồ thành phần trên, kết hợp với các nguồn tài liệu khác.

Sơ đồ về trình tự và nguyên tắc chỉnh hợp các bản đồ trong bộ bản đồ chuyên đề tỉnh Bình Định được thể hiện ở hình 3.2.

Hình 3.2 Trình tự và nguyên tắc chỉnh hợp các bản đồ

3.3.3.1. Thành lập bản đồđịa hình

Bản đồ địa hình được thành lập theo giải pháp hiện chỉnh bản đồ bằng ảnh vệ tinh SPOT kết hợp với điều tra thực địa. Việc hiện chỉnh bản đồ được tiến hành bằng công nghệ số (bản đồ số, ảnh vệ tinh số), trên máy trong phần mềm

Địa hình Mạng lưới thủy văn Biến động đường bờ Hiện trạng sử dụng đất Ô nhiễm môi trường Nhạy cảm môi trường Phân vùng chức năng môi trường

Microstation. Các khâu chính cần thực hiện gồm: Thành lập bình đồ ảnh vệ tinh (được dùng chung cho các thành lập các bản đồ khác), giải đoán ảnh, điều tra thực địa, số hóa và biên tập chỉnh sửa bản đồ.

Nội dung của bản đồ địa hình được lấy theo quy định có trong Quy phạm thành lập bản đồ địa hình ở tỷ lệ 1: 100.000, có bổ sung thêm nội dung thang tầng độ cao, nhằm phân vùng địa hình theo các đai cao cơ bản.

Thủy hệ và các đối tượng có liên quan

- Đường bờ biển được thể hiện theo đúng các kiểu đường bờ với đặc điểm địa mạo của chúng;

- Các, đảo, cồn, cù lao;

- Các bãi nổi, chìm, nửa nổi, nửa chìm ven sông và ven biển. Các bãi này được thể hiện chất liệu của bãi (bùn, cát, san hô);

- Mạng lưới sông, suối;

- Hệ thống sông đào, kênh mương; - Các đầm phá, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo.

- Nguồn nước nóng có ý nghĩa định hướng hoặc có giá trị kinh tế; - Các đập hồ chứa nước, hệ thống các tuyến đê sông, đê biển;

- Ghi chú thủy hệ, gồm: ghi chú tên biển, vịnh, đảo, tên cửa sông lớn, mũi đất lớn, tên hồ, sông, kênh.

Dân cư và đối tượng kinh tế- xã hội

- Toàn bộ các điểm dân cư đô thị gồm thành phố Quy Nhơn và các thị trấn. - Các điểm dân cư nông thôn là các làng, xóm.

- Ghi chú các điểm dân cư có trên bản đồ.

- Các đối tượng kinh tế- xã hội gồm có: Các công trình công nghiệp (nhà máy lớn, hầm mỏ, khu công nghiệp ở ngoài khu dân cư, đường dây điện cao thế, ruộng muối và vùng nuôi trồng thủy sản, các di tích lịch sử- văn hóa lớn và có ý nghĩa, các công trình công cộng.

Đường giao thông và các đối tượng có liên quan

- Tuyến đường sắt, các ga tàu;

- Các tuyên đường ô tô là quốc lộ, tỉnh lộ. - Một số tuyến đường đất lớn;

- Cầu, phà trên các trục đường ô tô qua các sông lớn; - Các đèo;

Địa giới hành chính

- Đường địa giới hành chính cấp tỉnh; - Đường điạ giới hành chính cấp huyện.

Các loại đường địa giới này được biểu thi trên bản đồ theo tài liệu chính thức của Nhà nước ở thời điểm gần nhất và được ghi nhận theo hiện trạng pháp lý (đã được xác định và chưa được xác định).

Dáng đất và chất đất

- Hệ thống các đường bình độ (đường bình độ cái, đường bình độ cơ bản, đường bình độ nửa khoảng cao đều, đường bình độ phụ, đường bình độ vẽ nháp), ghi chú đường bình độ. Khoảng cao đều đường bình độ được quy định như sau:

+ Vùng đồng bằng, đồi: Đường bình độ cơ bản 20 m, bình độ cái 100 m; + Đồi, núi thấp, cao nguyên: Đường bình độ cơ bản 40 m, 100 m, bình độ cái 200 m, 500 m;

+ Núi trung bình, núi cao: Đường bình độ cơ bản 20 m, bình độ cái 100 m; - Hệ thống các điểm độ cao với số lượng điểm và ghi chú độ cao khoảng 10-15 điểm/1 dm2 ở vùng núi, 15-20 điểm/1 dm2 ở vùng đồng bằng, vùng đồi.

- Ghi chú các địa danh dãy núi, núi;

- Các yếu tố địa hình khác như: Khe, rãnh, xói mòn, vách hẹp, sườn, vách dốc, hang, động lớn, nổi tiếng, các hố, gò, đống, các bãi cát, bãi đá, đầm lầy;

- Phân tầng địa hình theo đai cao, gồm có:

+ Vùng đồng bằng ở Bắc Bộ có độ cao < 25 m, vùng đồng bằng miền Trung có độ cao không quá 50 m.

+ Vùng đồi có độ cao không quá 200 m; + Vùng núi thấp có độ cao từ 200-800 m;

+ Vùng núi trung bình có độ cao từ 800 đến 2.500 m;

+ Vùng cao nguyên là địa hình vùng núi, có bề mặt tương đối bằng phẳng, diện tích rộng và có độ cao từ 500m trở lên;

+ Vùng núi cao có độ cao trên 2.500 m.

Khái quát vềđịa hình tỉnh Bình Định

Tỉnh Bình Định nằm ở sườn Đông của dãy núi Trường Sơn có địa hình tương đối dốc, chủ yếu dốc từ Tây sang Đông. Đồi núi và đồng bằng nằm xen kẽ nhau, tạo thành các vùng, lưu vực sông riêng biệt. Từ phía Tây xuống phía Đông, địa hình hạ thấp độ cao khoảng trên dưới 1.100 m xuống khu vực đồng bằng trên dưới 2-3 m vùng ven biển. Có thể phân địa hình tỉnh Bình Định thành

3 dạng cơ bản là địa hình núi trung bình/núi thấp, địa hình gò đồi/trung du và địa hình đồng bằng/cồn cát ven biển.

Địa hình núi trung bình/núi thấp với độ cao khoảng 500 đến hơn 1.000 m, chia cắt sâu, đại bộ phận sườn núi có độ dốc > 200, tổng diện tích khoảng 249.866 ha (chiếm gần 42 % diện tích tự nhiên của tỉnh), tập trung ở phía Tây, Tây Bắc thuộc các huyên Vĩnh Thạnh, An Lão, Tây Sơn và Hoài Ân.

Địa hình gò đồi/trung du có độ dốc chủ yếu trong khoảng 100-150, với diện tích khoảng 159.276 ha (chiếm gần 26 % diện tích tự nhiên của tỉnh), thuộc các huyện Hoài Nhơn, An Lão, Vân Canh.

Địa hình đồng bằng/cồn cát ven biển, với diện tích khoảng 193.403 ha (chiếm gần 32 % diện tích tự nhiên của tỉnh), thuộc các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, TP Quy Nhơn. Đặc điểm của vùng địa hình này là có một số núi sót và núi sát biển, chia cắt các dải đồng bằng thành các vùng đồng bằng riêng. Dải cồn cát ven biển có chiều rộng trung bình khoảng 1,5-2 km, với độ cao khoảng 20-30 m, tạo thành tuyến đê tự nhiên ngăn cách không cho nước mặn xâm nhập vào nội đồng.

Hình 3.4 Trích đoạn bản đồ địa hình tỉnh Bình ĐịnhTỷ lệ 1: 100.000

3.3.3.2 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ được thành lập bằng giải pháp hiện chỉnh lại bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 theo ảnh vệ tinh SPOT kết hợp với điều tra thực địa. Việc hiện chỉnh bản đồ được tiến hành bằng công nghệ số (bản đồ số, ảnh vệ tinh số), trên máy trong phần mềm Microstation. Các khâu công việc chính: Giải đoán ảnh, điều tra thực địa, số hóa và biên tập chỉnh sửa bản đồ.

Nội dung hiện trạng sử dụng đất được lấy theo hệ thống phân loại quy định tại điều 13 của Luật Đất đai năm 2003, trong đó căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân thành 3 nhóm lớn, đó là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất

phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Trong mỗi nhóm lại phân ra các loại đất được sử dụng với mục đích khác nhau.

Các quy định thành lập bản đồ và chỉ tiêu thể hiện theo quy định của Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (xuất bản năm 2005), trong đó các loại đất được thể hiện trên bản đồ bằng các khoanh vi đất theo hiện trạng sử dụng. Dưới đây là hệ thông phân loại nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất:

A. Nhóm đất nông nghiệp

1. Đất trồng cây hàng năm

- Đất trồng lúa

- Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi - Đất trồng cây hàng năm khác

2. Đất trồng cây lâu năm

- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm - Đất trồng cây ăn quả lâu năm - Đất trồng cây lâu năm khác

3. Đất có rừng

- Đất rừng sản xuất - Đất rừng phòng hộ - Đất rừng đặc dụng

4. Đất nuôi trồng thủy sản

- Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn - Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt

5. Đất làm muối

6. Đất nông nghiệp khác

B. Nhóm đất phi nông nghiệp

1. Đất ở

- Đất ở tại nông thôn - Đất ở tại đô thị

2. Đất chuyên dùng

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp - Đất sử dụng vào mục đích công cộng.

3. Đất phi nông nghiệp khác

C. Nhóm đất chưa sử dụng

- Đất bằng chưa sử dụng - Đất đồi núi chưa sử dụng - Đất núi đá không có rừng cây - Đất bãi ven biển chưa sử dụng .

D. Nội dung nền bản đồ

- Các yếu tố cơ sở toán học - Đường sắt, ga

- Đường ô tô, số đường - Đường đất lớn

- Địa giới tỉnh - Địa giới huyện - Điểm dân cư đô thị - Điểm dân cư nông thôn - Hồ, ao

- Sông ngòi, kênh mương

Khái quát về hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Định: Tổng diện tích tự

nhiên toàn tỉnh là 602.400 ha, trong đó:

a) Nhóm đất nông nghiệp chiếm 64% diện tích tự nhiên với các loại đất chính như sau:

- Đất trồng cây hàng năm 16% - Đất trồng cây lâu năm 6% - Đất lâm nghiệp 41%

- Còn lại là các loại đất nuôi trồng thủy sản, đất cỏ dùng cho chăn nuôi, đất làm muối và các loại đất nông nghiệp khác 1%.

b) Nhóm đất phi nông nghiệp chiếm khoảng hơn 10% diện tích tự nhiên với các loại đất chính như sau:

- Nhóm đất chưa sử dụng chiếm gần 26% diện tích tự nhiên, với các loại đất chưa sử dụng ở đồng bằng, đồi núi và ven biển.

So sánh diện tích các loại đất sử dụng qua các thời gian khác nhau cho thấy, xu hướng đất lâm nghiệp (đất rừng), đất sản xuất- kinh doanh phi nông nghiệp, đất ở đô thi có sự gia tăng đáng kể. Ngược lại, đất chưa sử dụng có xu hướng giảm dần, đặc biệt là đất chưa sử dụng đồi núi và ven biển.

Hình 3.5. Mảnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Định Tỷ lệ 1: 100.000 thu nhỏ

Hình 3.6 Trích đoạn bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình ĐịnhTỷ lệ 1: 100.000

3.3.3.2. Thành lập bản đồ mạng lưới thủy văn

Bản đồ mạng lưới thủy văn được thành lập trên cơ sở bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 100.000, được bổ sung thêm mạng lưới thủy văn từ bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50.000 và được chỉnh lý, cập nhật theo ảnh vệ tinh SPOT. Ranh giới lưu vực các

Bản đồ được thành lập bằng công nghệ số (bản đồ số, ảnh vệ tinh số), trên máy trong phần mềm Microstation. Các khâu công việc chính: Giải đoán ảnh, xử lý tư liệu bản đồ, điều tra thực địa, số hóa và biên tập bản đồ.

Nội dung chính của bản đồ thể hiện phân bố của mạng lưới thủy văn chi tiết, bao gồm: Ranh giới và diện tích các lưu vực sông, mạng lưới sông ngòi, kênh mương, hồ, đầm và một số đối tượng thủy văn có liên quan như hệ thống đê điều, đập nước, các nguồn nước khoáng/nước nóng... Ngoài ra, còn thể hiện các nội dung phụ khác, tùy thuộc vào khả năng có được thông tin tài liệu, như diện tích các hồ, đầm, chiều dài các sông, chất lượng nước mặt, đặc trưng thủy văn của mạng lưới sông... Dưới đây là nội dung cơ bản của bản đồ mạng lưới thủy văn:

a) Mạng lưới thủy văn chi tiết

- Các lưu vực sông

- Sông, suối (theo tỷ lệ, phi tỷ lệ nét đôi và phi tỷ lệ nét một) - Hồ, ao tự nhiên

- Hồ chứa nước, đập - Đầm phá

- Sông đào, kênh, rạch (theo tỷ lệ, phi tỷ lệ nét đôi và phi tỷ lệ nét một). - Các nguồn nước khoáng, nước nóng

b) Các công trình có liên quan

- Nhà máy thủy điện - Các trạm bơm nước lớn - Đê điều, đập

c) Nội dung nền bản đồ

- Các yếu tố cơ sở toán học - Đường sắt, ga

- Đường ô tô, số đường - Đường đất lớn

- Địa giới tỉnh - Địa giới huyện - Điểm dân cư đô thị - Điểm dân cư nông thôn

- Địa hình (hệ thống đường bình độ, độ cao, hệ thống đường đẳng sâu, điểm độ sâu)

Khái quát về mạng lưới thủy văn tỉnh Bình Định

Tỉnh Bình Định nằm trọn trong 4 lưu vực sông lớn, được phân bố từ Bắc vào Nam thuộc phía Đông dãy núi Trường Sơn ra biển.

Phía Bắc là lưu vực sông Lại Giang với tổng diện tích lưu vực là 1.600 km2, gồm 2 nhánh sông chính là sông An Lão và sông Kim Sơn. Nhánh sông An Lão bắt nguồn từ vùng núi cao Tây Bắc chảy theo hướng Bắc Tây Bắc- Nam Đông Nam, gần như song song với đường bờ biển. Nhánh sông Kim Sơn chảy từ Nam lên Bắc theo hướng Tây Nam- Đông Bắc và gặp nhánh An lão tại cầu Bồng Sơn, khoảng 2 km về phía thượng lưu rồi đổ ra biển qua của An Dũ với tên gọi Lại Giang.

Sông La Tinh là sông nhỏ nhất, trong 4 con sông của tỉnh Bình Định. Sông bắt nguồn từ độ cao khoảng 400-700 m phía Tây huyện Phù Mỹ và Phù Cát, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam rồi đổ vào vịnh Nước Ngọt và thông ra biển qua cửa Đề Gi. Diện tích lưu vực khoảng 950 km2.

Sông Côn là con sông lớn nhất của tỉnh Bình Định, có tổng lưu vực sông đến 2.600 km2. Sông bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1.000 m, thuộc dãy núi Trường Sơn chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Khi đến Thanh Quang, Vĩnh Phúc chảy theo hướng Bắc- Nam, về đến Bình Tường chảy theo hướng Tây- Đong, đến Bình Thạnh sông được chia thành 2 nhánh là nhánh sông Đập Đá chảy ra cửa An Lợi rồi đổ về đầm Thị Nại và nhánh sông Tân An có chi nhánh Gò Tràm cách ngã ba Bình Thạnh về phía hạ lưu khoảng 2 km. Sau khi chảy qua vùng đồng bằng rồi nhập về sông Tân An cùng đổ về đầm Thị Nại tại cửa Tân Giảng.

Sông Hà Thanh ở phía Nam, bắt nguồn từ đỉnh núi cao trên 1.000 m phía Tây Nam huyện Vân Canh, chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc. Khi chảy qua Diêu Trì, sông chia thành 2 nhánh là Hà Thanh và Trường Úc đều đổ vào đầm Thị Nại, thông ra biển qua cửa Quy Nhơn. Diện tích lưu vực sông khoảng 882 km2.

Toàn tỉnh có 153 hồ chứa nước, với tổng diện tích mặt hồ khoảng 807 km2. Trong đó, nhiều nhất là ở huyện Phù Mỹ 45 hồ, Phù Cát và Tây Sơn mỗi huyện 22 hồ, Hoài Ân 20 hồ, Hoài Nhơn 15 hồ, Vân Canh 8 hồ, Vĩnh Thạnh 6 hồ, Tuy Phước và An Lão mỗi huyện 4 hồ, còn 7 hồ khác do Công ty Quản lý và Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý.

Dọc ven biển có 3 đầm lớn là đầm Trà Ổ ở Phù Mỹ diện tích 12 km2, đầm Đề gi ở Phù Mỹ, Phù Cát diện tích 15,8 km2 và đầm Thị Nại ở Tuy Phước, Quy Nhơn diện tích 50,6 km2. Trong đó, đầm Trà Ổ đang có hiện tượng ngọt hóa, do

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững (Trang 78 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)