Hoạt động của hệ thống khởi động

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA CAMRY 2.0 (Trang 35 - 37)

Hình 2.21: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống máy khởi động

1. Máy phát điện 9. Tiếp điểm

2. Bộ tiết chế 10. Tiếp điểm

3. Công tắc khởi động 11. Cuộn dây hút của Rơle kéo

4. Rơle khởi động 12. Cuộn dây giữ của Rơle kéo

5. Tiếp điểm 13. Lõi thép của rơle kéo

6. Biến áp đánh lửa 14. Bánh răng ăn khớp

7. Tiếp điểm 15. Phần ứng của ĐC điện khởi

động

8. Đĩa tiếp điện bằng đồng 16. Cuộn dây kích từ

Nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động:

Khi quay chìa khoá trong ổ khoá khởi động ( công tắc ) 3 sang bên phải (hoặc nhấn nút khởi động nếu có trên ôtô), cuộn hút của rơle khởi động 4 có điện, rơle khởi động tác động cặp tiếp điểm 5 của nó đóng lại. Khi đó cuộn dây hút 11, cuộn dây kích từ 16 và phần ứng 15 của động cơ điện khởi động được cấp điện theo mạch từ cực dương ắcquy (+A) →cặp tiếp điểm 5 của rơle khởi động → cuộn hút 11 của rơle → cuộn dây kích từ 16 của động cơ điện khởi động → phần ứng 15 của động cơ điện khởi động→ mát ( vỏ máy ). Còn cuộn dây giữ 12 của rơle kéo đựơc cấp nguồn theo mạch từ dương cực ắc quy (+A )→cặp tiếp điểm 5 của rơle khởi động →cuộn giữ 12 của rơle kéo → mát máy ( vỏ máy ). Trong trường hợp này, từ thông sinh ra trong cuộn hút 11 và trong cuộn giữ 12 tác dụng cùng chiều nhau, lực điện từ của rơle kéo sẽ kéo lõi thép 13 chuyển động sang bên trái, cánh tay đòn sẽ làm cho bánh răng khởi động 14 ăn khớp với bánh răng bánh đà động cơ ôtô. Khi bánh răng đã ăn khớp với bánh đà của động cơ lõi thép 13 đẩy đĩa tiếp xúc 8 sang trái làm cho tiếp điểm 7, 9, 10 kín, kết quả là cuộn dây hút 11 của rơle khởi động bị ngăn mạch phần ưng 15 của cuộn dây kích từ của động cơ khởi động được đấu điện trực tiếp với ắc quy ( dòng điện không đi qua cuộn hút 11 của rơle khởi động ) theo mạch : Từ dương cực ắc quy( +A)→ cặp tiếp điểm 9, 10 của rơle kéo → cuộn dây kích từ 16 của động cơ điện khởi động → phần ứng 15 của động cơ điện khởi động → mát ( vỏ máy ). Sau khi khởi động máy phát 1 phát ra điện dòng điện trong cuộn dây 4 của rơle khởi động giảm xuống

Vì vậy rơle khởi động không tác động, cặp tiếp điểm 5 của nó ra dẫn đến cuộn dây giữ 12 của rơle kéo không được cấp điện. Từ thông tác dụng lên lõi thép 13 giảm xuống đột ngột và dưới lực kéo của lò xo hồi làm cho lõi thép 13 di chuyển sang bên phải (về vị trí ban đầu). Các tiếp điểm 7, 9 và 10 hở ra, cắt nguồn cấp cho động cơ điện khởi động (phần cảm ứng 15 và cuộn dây kích từ 10 của động cơ điện khởi động bị cắt điện).

Tiếp điểm 7 dùng để ngắn mạch điện trở phụ đấu nối tiếp với cuộn dây sơ cấp của biên áp đánh lửa khi khởi động động cơ ôtô.

Thực hiện khởi động động cơ:

Khi động cơ đã nổ thì tốc độ của nó tăng lên. Nếu người lái chưa kịp ngắt công tắc khởi động 2 thì bánh đà quay nhanh hơn lúc được bánh răng khởi động kéo và vành răng bánh đà trở thành chủ động dẫn động bánh răng khởi động quay theo với tốc độ nhanh hơn tốc độ của ly hợp 11. Do đó ly hợp trượt và cho phép bánh răng khởi động quay trơn không ảnh hưởng đến máy khởi động.

Khi người lái ngắt công tắc khởi động 2 dòng kích từ của cuộn dây nam châm điện 6 mất nên lò xo hồi về đẩy lõi sắt và nạng gạt trở lại vị trí ban đầu. đĩa công tắc 4 tách khỏi các đầu công tắc 3 ngắt dòng điện vào máy khởi động và đầu nạng gạt 8 kéo bánh răng khởi động 10 tách khỏi vành răng bánh đà 9.

Quá trình khởi động kết thúc.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA CAMRY 2.0 (Trang 35 - 37)